Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển khai thác hải sản ở thành phố đà nẵng (Trang 88 - 90)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KTHS

2.3.1. Những kết quả đạt được

Kết quả hoạt động trong thời gian qua cho thấy những điểm thể hiện khá rõ nét trong KTHS thành phố phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủy sản nói riêng và cơ cấu kinh tế nói chung của thành phố, phù hợp với xu thế phát triển thủy sản bền vững, đó là: Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung tâm miền trung của cả nước, với ngư trường rộng lớn, tập trung nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc KTHS. Bên cạnh đó với đặc điểm tự nhiên của thành phố đã hình thành nhiều nơi lý tưởng neo đậu tàu thuyền tránh bão an toàn cho tàu thuyền của ngư dân.

Trong những năm qua KTHS vẫn luôn giữ vững vai trò và vị trí của mình trong sự phát triển kinh tế của thành phố. Với sản lượng khai thác và GTSX không ngừng tăng qua các năm từ năm 2010 đến 2014 tốc độ tăng bình quân GTSX là 2,39%/năm (sản lượng tăng bình qn 0,68%/năm) góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, giải quyết việc làm cho nhiều lao đông vùng biển. Với số lượng phương tiện KTHS nhiều, ngư trường được phân bố từ ven bờ đến vùng khơi xa. Cơ cấu nghề khai thác: có sự chuyển biến đáng kể theo hướng tích cực, giảm mạnh các nghề khai thác cấm, huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản, khai thác khơng có hiệu quả như nghề lưới kéo năm 2010 chiến tỷ trọng 19,17% (326 tàu) thì đến năm 2014 giảm xuống cịn 8,85% (114 tàu); tăng các nghề khai thác tuyến lộng, tuyến khơi có hiệu quả kinh tế cao như nghề lưới rê năm 2010 chiếm tỷ trọng 25,69% đến năm 2014 tăng lên chiếm tỷ trọng 34,94%, nghề vây năm 2010 chiếm tỷ trọng 5,06% đến năm 2015 tăng lên 8,93%. Phát huy được nội lực, huy động vốn nâng cấp, đóng mới từ năm 2010 – 2014 được 330 chiếc. Với trang thiết bị ngày càng hiện đại, số lượng tàu thuyền có cơng suất lớn ngày càng tăng lên (tàu có cơng suất trên

79

400 Cv năm 2010 có 12 chiếc thì đến năm 2014 tăng lên 139 chiếc). Cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng được tăng cường dẫn đến khai thác xa bờ đang ngày càng được phát triển mạnh. Phân tích quy mơ, cơng suất tàu thuyền, năng suất đánh bắt cho thấy, mặc dù trong những năm qua, số lượng tàu công suất lớn liên tục tăng nhưng năng suất đánh bắt hầu như không cải thiện ngày càng giảm năm 2010 đạt 0,59 tấn/Cv đến năm 2014 còn 0,33 tấn/Cv. Nguyên nhân chủ yếu là do ngư trường cạn kiệt, thiên tai thường xuyên. Năng suất đánh bắt không thay đổi trong khi đó các yếu tố khác như chi phí xăng dầu, nước đá...tăng đã làm cho hiệu quả sản xuất trong ngành khai thác thủy sản giảm sút. Thực tế trong những năm qua để đảm bảo nguồn lơi thủy sản, thành phố đã chú trọng phát triển Chương trình đánh bắt xa bờ. Nhiều chương trình hỗ trợ, ưu đãi vay vốn nhằm phát triển đội tàu thuyền đánh bắt xã bờ, tìm kiếm những ngư trường mới để khai thác hải sản có giá trị kinh tế cao đã được triển khai. Tuy nhiên hiệu quả của chương trình này chưa cao.

Việc sản xuất trên biển ngoài việc quan tâm đến việc tăng sản lượng đánh bắt thì ngư dân đã ngày càng chú trọng đến chất lượng. Xu hướng tăng dần sản lượng khai thác có chất lượng cao và giảm dần sản lượng cá tạp khai thác ven bờ phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Với quá trình cơng nghiệp hóa –hiện đại hóa, trong KTHS, tính chất hàng hóa đã thể hiện rõ nét. Phương thức làm ăn riêng lẻ đang chuyển dần sang sản xuất có tổ chức mang tính chất tập trung hóa, chun mơn hóa. Từ năm 2010, Đà Nẵng đã tổ chức KTHS theo hình thức tổ đội, hiện nay tồn thành phố có 91 tổ đội, đã có sự kết hợp giữa khai thác và chế biến, giữa sản xuất và dịch vụ hậu cần và hợp tác, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp thiên tai, bão lũ; giảm chi phí chuyến biển, tăng hiệu quả khai thác.

Những đóng góp tích cực của KTHS đối với đời sống xã hội của ngư dân thành phố, thể hiện xu hướng phát triển bền vững về mặt xã hội của

80

ngành: Thu nhập bình quân đầu người của lao động KTHS thành phố trong những năm qua có sự tăng trưởng khá, góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống nhân dân, nhất là dân cư các vùng ven biển. Hàng năm nghề KTHS giải quyết từ 7.000 – 9.000 lao động.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển khai thác hải sản ở thành phố đà nẵng (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)