Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển khai thác hải sản ở thành phố đà nẵng (Trang 34 - 35)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KTTS

1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên

Trong các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên thì đất đai, mặt nước, nguồn lợi, khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý… ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát

Hiệu quả sử dụng vốn

Tổng lợi nhuận Tổng vốn =

Năng suất khai thác Sản lượng khai thác hải sản Tổng công suất tàu cá =

25

triển của KTHS, là điều kiện tiên quyết của KTHS. Sở dĩ như vậy là vì, KTHS là ngành kinh tế sinh thái; tất cả các khâu trong quá trình khai thác đều gắn bó chặt chẽ với tự nhiên, dựa vào sự chiếm hữu và lợi dụng tự nhiên để tồn tại và phát triển.

Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến phát triển KTHS là tài nguyên thiên nhiên và nguồn lợi hải sản xét cả về mặt trữ lượng, sự phân bố, đặc điểm sinh học, điều kiện khai thác… Rõ ràng, nều nguồn lợi hải sản dồi dào, giá trị kinh tế cao và điều kiện khai thác thuận lợi sẽ tác động mạnh đến tăng trưởng và phát triển KTHS theo hướng thuận chiều..

Đặc điểm này quy định cơ cấu nghề nghiệp, công nghệ khai thác, phân công lao động phù hợp. Đối tượng của KTHS là những sinh vật sống dưới nước và mỗi đối tượng thủy sinh chỉ tồn tại trong một mơi trường sinh thái thích ứng. Bởi vậy, khi xây dựng chiến lược phát triển KTHS phải chú ý đến tính đặc thù của từng vùng, từng địa phương, từng đối tượng thì mới phát huy được tiềm năng, lợi thế của từng vùng, địa phương đó. Điều kiện tự nhiên cịn quyết định phân công lao động theo vùng lãnh thổ, từng khâu trong cơ cấu sản xuất, trong đầu tư và tổ chức quản lý lao động, thiết lập các hình thức hợp tác, các loại hình tổ chức SXKD phù hợp để huy động tối đa nguồn lực của xã hội nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, đồng thời hạn chế những thiệt hại do tự nhiên gây ra..

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển khai thác hải sản ở thành phố đà nẵng (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)