Nhóm nhân tố xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển khai thác hải sản ở thành phố đà nẵng (Trang 36)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KTTS

1.3.3. Nhóm nhân tố xã hội

Phát triển KTHS chịu sự tác động của nhóm nhân tố xã hội như dân số, tập quán xã hội, truyền thống văn hóa, chất lượng nguồn nhân lực… Những nhân tố này tác động đến xu hướng, tính chất và bước đi của phát triển KTHS. - Chất lượng nguồn nhân lực: Muốn nâng cao năng lực KTHS mà chỉ có các phương tiện cơng nghệ thì chưa đủ, mà cịn cần phải phát triển một cách tương ứng năng lực của con người để sử dụng những phương tiện đó nữa. Con người vừa là mục đích vừa là động lực, là nhân tố trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và KTHS nói riêng. Đặc điểm về chủ tàu,

27

thuyền trưởng, nhân cơng liên quan đến lao động như trình độ văn hóa, thời gian làm nghề, truyền thống nghề, kinh nghiệm, sức khỏe, bằng cấp.

Nghề KTHS của Việt Nam là nghề tự phát, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm theo kiểu “cha truyền con nối”, phương tiện khai thác nhìn chung lỗi thời, lạc hậu và đặc điểm của ngành KTHS nặng nhọc, luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên địi hỏi người lao động phải là nam giới, có sức khỏe. Hầu hết lao động tham gia khai thác hải sản là ngư dân ven biển, trình độ văn hóa chưa học hết phổ thơng, trình độ chun mơn nghề nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, do trình độ thấp nên hạn chế khả năng tiếp thu kiến thức về quản lý, kỹ thuật đánh bắt và các khả năng chuyển đổi nghề; phần lớn thuyền trưởng chỉ qua các lớp đào tạo ngắn hạn, còn tổ trưởng tổ hợp tác khai thác được trưởng thành từ kinh nghiệm đi biển, kinh nghiệm nhiều năm làm trưởng thuyền trưởng; việc sử dụng các thiết bị khai thác như máy dò ngang, máy định vị, máy tầm ngư còn hạn chế, chưa khai thác hết tính năng của máy làm giảm hiệu suất ngư cụ, việc tiếp thu công nghệ đánh bắt cá từ nước ngồi và cải tiến cơng cụ đánh bắt của thuyền trưởng, tổ trưởng tổ hợp tác KTHS cịn nhiều bất cập; cơng tác quản lý, điều hành của tổ trưởng tổ hợp tác còn nhiều hạn chế mà ngun nhân chính là do trình độ văn hóa của người lao động chưa được đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức cơ bản về quản lý, điều hành.

1.3.4. Nhóm nhân tố về an tồn, an ninh trên biển

Biển có vị trí hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Biển là nguồn lực, là cơ hội quan trọng để phát triển kinh tế, đặc biệt trong hợp tác, phát triển kinh tế với các nước trong khu vực và quốc tế. Ngoài ra, trong giai đoạn hiện nay, khi các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên đất liền đang dần cạn kiệt thì việc phát triển kinh tế biển càng được xem là vấn đề then chốt. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và tiềm năng, sự phát triển kinh tế biển cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt đối với công tác an

28

ninh, bảo vệ chủ quyền và lợi ích trên biển. Quốc phịng, an ninh trên biển được đảm bảo sẽ tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế trên biển nói chung và hoạt động khai thác hải sản nói riêng.

- An ninh, quốc phịng trên biển: Biển Đơng có vị trí hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh những thuận lợi và tiềm năng, sự phát triển kinh tế biển cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt đối với công tác an ninh, bảo vệ chủ quyền và lợi ích trên biển.

- Thiên tai ảnh hưởng phát triển KTHS:

Theo tài liệu thống kê, hằng năm bão thường xảy ra vào tháng 10÷11 ở vùng Đà Nẵng đến Bình Định, tháng 10÷12 ở vùng Phú n đến Khánh Hòa. Để hoạt động khai thác phát triển tốt công tác dự báo thời tiết tác động lớn đến hoạt động này cũng như các phương tiện thông tin đối với các tàu khai thác là vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm an toàn cho người cũng như tàu thuyền. Chiến lược phát triển KTTS cần định hướng đầu tư đồng bộ cả tàu thuyền, các thiết bị an toàn trên biển cùng kỹ thuật khai thác và con người nhằm nâng cao hiệu quả khai thác bên cạnh định hướng tàu hiện đại.[8]

29

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Đề cập đến phát triển KTHS thành phố Đà Nẵng, trước hết cần phải hệ thống hóa lại một số cơ sở lý luận về KTHS và phát triển KTHS. Sau khi làm rõ khái niệm, vai trò và đặc điểm của KTHS, đề tài đã đưa ra được nội dung và các tiêu chí phát triển KTHS, các nhân tố tác động đến KTHS và phát triển KTHS.

30

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHAI THÁC HẢI SẢN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1 ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KTHS CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG KTHS CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15015' đến 16040' Bắc và từ 107017’ đến 1080 20’ Đơng, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đơng giáp biển Đơng. Đà Nẵng cách Thủ đô Hà Nội khoảng 764km về hướng Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 964 km về hướng Nam. [27]

Thành phố Đà Nẵng ở vào trung độ của cả nước, nằm trên trục giao thông xuyên quốc gia cả về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, thành phố Đà Nẵng có nhiều lợi thế trong việc giao lưu kinh tế với các tỉnh trong khu vực, là động lực để trở thành một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của vùng trọng điểm miền Trung.

Về tổ chức hành chính, thành phố Đà Nẵng có 6 quận nội thành là: Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ và 2 huyện là Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa, với 56 xã, phường. Có tổng diện tích tự nhiên là 1.283,42 km2, trong đó đất nơng nghiệp 117,22 km2, đất chuyên dùng 385,69 km2, đất ở 30,79 km2 và đất chưa sử dụng 207,62 km2. Bờ biển thành phố dài 92 km từ núi Hải Vân đến giáp giới xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, có vịnh nước sâu với các cửa ra biển như Tiên Sa, Liên Chiểu, ngư trường khoảng 15.000 km2. Có vùng lãnh hải thềm lục địa từ bờ trải ra 125km tạo thành vành đai nước nơng, rộng thích hợp với phát triển KTHS.

31

Mặc dù thành phố có 6 quận và 02 huyện, nhưng chỉ có các quận ven biển Thanh Khê, Hải Châu, Sơn Trà, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn có nghề KTHS và lao động tham gia KTHS chủ yếu tập trung ở các quận này.

b. Địa hình [27]

Thành phố Đà Nẵng có địa hình tương đối đa dạng và phức tạp, vừa có đồng bằng, vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ những đồng bằng hẹp. Địa hình thành phố thấp dần từ Tây sang Đông và chia thành 03 dạng:

- Địa hình núi cao:

Có độ dốc lớn từ 30 – 400 và bị chia cắt mạnh, được tập trung chủ yếu ở phía Tây - Tây Bắc và chiếm phần lớn diện tích của thành phố với những thung lũng và dãy núi cao từ 500 - 1.500 m như đỉnh Bà Nà cao 1.487m.

- Địa hình đồi thấp:

Tập trung chủ yếu ở một số xã của huyện Hòa Vang như xã Hòa Sơn, Hòa Nhơn, Hịa Liên, Hịa Phong…

- Địa hình đồng bằng:

Tập trung chủ yếu ở phía Đơng và Đơng Nam của thành phố, có thể chia làm hai dạng chính như sau:

+ Đồng bằng ven biển: Đây là vùng đất thấp, chịu ảnh hưởng của biển nên bị nhiễm mặn; dọc theo bờ biển có nhiều cồn cát và bãi cát lớn như các phường: Hòa Hiệp Nam, Hòa Khánh Bắc, Phước Mỹ, Khuê Mỹ.

+ Đồng bằng ven sơng: Đây là dạng địa hình được hình thành nhờ sự bồi đắp của các con sông lớn chảy ra biển như sông Hàn, sông Túy Loan, sông Cẩm Lệ.

Bờ biển thành phố Đà Nẵng khúc khủyu tạo thành nhiều vũng vịnh và kín gió thuận lợi cho tàu bè trú bão, thềm lục địa có độ dốc lớn, do đó rất thuận lợi cho việc ra khơi của các nghề khai thác ở vùng lộng, vùng khơi, bởi

32

tàu thuyền tiết kiệm được chi phí di chuyển đến ngư trường khai thác cũng như di chuyển từ ngư trường về đất liền.

c. Khí hậu thời tiết [27]

Thành phố Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình: nền nhiệt độ cao và ít biến động. Là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, được chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 8-12, mùa khơ từ tháng 1-7. Mùa đơng có nhiều đợt rét, nhưng không đậm và không kéo dài. Mùa mưa trùng với mùa bão nên thường có lũ lụt, ngập úng ở nhiều vùng. Bão thường xuất hiện vào các tháng 8, 9, 10, 11, 12. Ở biển Đơng hàng năm bình qn có từ 8-12 cơn bão, trong đó, ảnh hưởng đến thành phố Đà Nẵng khoảng 4-6 cơn bão. Mùa khơ ít mưa, nền nhiệt độ cao gây hạn, một số cửa sông bị nước mặn xâm nhập.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,90C, cao nhất vào các tháng 6, 7, 8 với nhiệt độ trung bình 28-300 C; nhiệt độ thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2 với nhiệt độ trung bình từ 18-23 0 C. Riêng vùng núi Bà Nà nhiệt độ trung bình khoảng 20 0C; số giờ nắng bình quân trong ngày là 14h, đây là đặc điểm rất thuận lợi cho ngư dân sản xuất các mặt hàng hải sản khô ngay trên biển như: mực khô, cá khô,….

Độ ẩm khơng khí trung bình 82%, lượng mưa trung bình 2.500mm, lượng mưa tháng cao nhất vào các tháng 10, 11 từ 550-1000 mm/tháng và thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4 từ 23-40mm/tháng.

Trong năm bình qn có 2.156 giờ nắng, tháng 5, 6 có nhiều giờ nắng nhất: 234-277 giờ/tháng và tháng 11, 12 có ít nhiều giờ nắng nhất: 69-165 giờ/tháng. [27]

Biển Đà Nẵng cũng như các tỉnh Duyên hải miền Trung chịu ảnh hưởng của 2 dịng hải lưu chính: dịng chảy gió mùa Tây Nam và dịng chảy gió mùa Đơng Bắc. Dịng hải lưu nóng đưa theo nhiều ấu trùng, thức ăn, do đó có nhiều lồi cá di cư đến làm cho ngư trường phong phú với sản lượng

33

cao. Dòng hải lưu lạnh đẩy cá đi xa bờ gây khó khăn cho nghề KTHS [27]. Thủy triều thành phố Đà Nẵng thuộc loại thủy triều hỗn hợp, thiên về nhật triều khơng đều, trong tháng có 20 ngày nhật triều với biên độ nhật triều từ 1,2-1,5m. Vào mùa mưa, các trận mưa trùng với biên độ của triều cường có thể gây ra sự chênh lệch từ 0,4-1m giữa đỉnh triều với mực nước sông cao nhất.

d. Tài nguyên biển và ven biển [27]

Theo Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam thì khu hệ cá nước ngọt ở phía Nam (từ đèo Hải Vân trở vào) đã thống kê được khoảng 225 lồi; số lồi cá có giá trị kinh tế khoảng 42 lồi, phần lớn thuộc nhóm cá ăn động vật.

Theo kết quả điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngư trường trọng điểm của miền Trung với trữ lượng nguồn lợi 1.140.000 tấn, chiếm 43% tổng trữ lượng của cả nước gồm trên 670 giống lồi, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao là 110 lồi, gồm 50 loài tơm, 20 lồi mực và 40 lồi cá có giá trị kinh tế cao .

Đối với khu vực biển Nam Hải Vân – bán đảo Sơn Trà có các hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao như rạn san hô, thảm cỏ biển, thảm rong biển và các chủng loại sinh vật quý, bao gồm:

* San hô tạo rạn và cá rạn san hơ

Có 191 lồi san hơ cứng tạo rạn thuộc 47 giống 15 họ và 3 giống san hô mềm phân bố trong vùng biển ven bờ Đà Nẳng, trong đó các họ có số lượng loài nhiều nhất là Acroporidae, Faviidae và Poritidae.

Có 162 lồi thuộc 77 giống và 36 họ cá rạn san hô vùng ven bờ Đà Nẵng. Thành phần giống lồi cá rạn san hơ theo chiều hướng tăng dần từ khu vực phía nam đèo Hải Vân đến nam bán đảo Sơn Trà. Các họ có số lượng lồi nhiều nhất là họ cá Thia Pomacentridae với 42 loài, tiếp đến là họ cá Bàng chài Labridae (22 loài), họ cá Bướm Chaetodontidae (17 lồi), họ cá Mó Scaridae (10 lồi), họ cá Sơn Apogonidae (9 loài), họ cá Mú Serranidae và họ

34

cá Phèn Mullidae mỗi họ có 5 lồi. Mật độ trung bình 561,8 ± 846,9 con/400m2, trong đó nhóm cá có kích thước 1 – 10 cm chiếm ưu thế.

Nhóm cá cảnh bao gồm các họ cá Bướm Chaetodontidae, cá Thia Pomacentridae, cá Bàng chài Labridae và cá Thiên thần Pomacanthidae có mật độ trung bình chung dao động từ 5 (Bãi Đá) đến 980 (đơng Hịn Sụp), trung bình 241,3 ± 257,1 con/400m2; ngoại trừ họ cá Thia là thành phần ưu thế, các họ cá Bàng chài, họ cá Bướm và cá Thiên thần đề có mật độ < 11 con/400m. Có tổng số 81 lồi sinh vật đáy kích thước trên rạn san hơ thuộc 37 họ bao gồm Thân mềm (Mollusca), Giáp xác (Crustacea), Da gai (Echinodermata) và Giun (Polychaeta).

Nhóm Thân mềm có số lượng lồi nhiều nhất 53 loài thuộc 36 giống và 27 họ, trong đó họ ốc Gai Muricidae có số lượng lồi nhiều nhất (6 lồi), tiếp theo là họ ốc Nón Trochidae (4 loài), họ ốc Cối Conidae, họ Collumbellidae, họ Trai ngọc Pteriidae và họ Mytillidae mỗi họ có 3 lồi.

Nhóm Giáp xác chủ yếu 4 lồi bao gồm Panulirus sp., Rhynchocinetes sp., Balanus sp. và Stichopus hispidus.

Nhóm Da gai bao gồm 23 lồi trong đó thuộc họ Cầu gai Diadematidae và họ Hải sâm Holothuridae với số lượng loài nhiều nhất (6 loài), tiếp đến là họ Sao biển và họ Oreasteridae mỗi họ có 2 lồi, và các họ cịn lại mỗi họ chỉ có 1 lồi.

* Cỏ biển

Kết quả khảo sát vào tháng 6/2005 ở vùng biển Đà Nẵng đã thu thập và xác định được 3 loài cỏ biển Halophila decipiens, Halophila ovalis và Halodule pinifolia. Trong số 3 loài cỏ biển phân bố trong thảm cỏ biển ở Bãi Nồm, loài Halophila ovalis hầu như chiếm ưu thế hoàn toàn trong thảm cỏ với độ phủ từ 15 - 30% tùy thuộc vào độ sâu. Lồi Halodule pinifolia chỉ thấy phân bố rất ít ở vùng nước nơng gần bờ, trong khi lồi Halophila decipiens

35

chỉ thấy phân bố thưa thớt ở độ sâu từ 5m đến hơn 6m, mật độ và sinh lượng thấp.

Tổng cộng có 35 lồi thuộc 29 giống và 22 họ cá sống trên các thảm cỏ biển khu vực Bãi Nồm phía nam bán đảo Sơn Trà; họ cá Liệt Leiognathidae có số lượng lồi nhiều nhất (6 loài), họ cá Khế Carangidae (4 loài), họ cá Phèn Mullidae (3 loài) và một số họ cá khác mỗi họ chỉ bắt gặp 1 – 2 loài; trong tổng số 29 lồi ghi nhận được thì có đến 23 lồi hiện diện trong thảm cỏ biển vào mùa gió tây nam và 7 lồi trong mùa gió đơng bắc.

* Rong biển

Kết quả khảo sát đã xác định 72 loài rong thuộc 39 chi và 4 ngành rong biển. Nhìn chung, các lồi rong Nâu (ngành Pheaophyta) rất phong phú, đặc biệt là các loài rong Mơ do có kích thước lớn và thường chiếm ưu thế ở các vùng nước nông ven bờ từ vùng triều đến độ sâu 5m nên sinh lượng của chúng thường đạt giá trị cao nhất trong các loài rong biển.

Trữ lượng rong Mơ khá phong phú, mật độ và sinh lượng của rong Mơ rất cao, có nơi đạt sinh lượng gần 2 kg khơ/m2. Ngoài ra, dọc theo gềnh đá thuộc vùng biển Đà Nẵng cịn có sự phân bố của các lồi rong biển có giá trị kinh tế cao như Rong câu rễ tre (Gelidiella acerosa), Rong câu (Gracilaria spp.), rong Đông (Hypnea) nhưng trữ lượng không lớn.[27]

đ. Ngư trường và mùa vụ khai thác [18]

- Ngư trường khai thác chính của ngư dân thành phố Đà Nẵng chủ yếu thuộc vùng biển của các tỉnh, vùng biển như: Vùng khơi: Phần lớn hoạt động khai thác tại quần đảo Hoàng Sa, giữa Hoàng Sa và Trường Sa, quần đảo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển khai thác hải sản ở thành phố đà nẵng (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)