MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KTHS THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển khai thác hải sản ở thành phố đà nẵng (Trang 96)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KTHS THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM

NĂM 2020

3.2.1. Phát triển khai thác xa bờ, chuyển đổi cơ cấu tàu thuyền, cơ cấu nghề khai thác

a. Phát triển tàu thuyền khai thác hải sản có công suất từ 90cv trở lên khai thác hải sản ở các vùng biển xa bờ, hỗ trợ đóng mới tàu cá có công suất từ 400cv trở lên, trong đó ưu tiên đóng mới tàu vỏ thép

Thành phố cần ban hành thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các hộ gia đình ngư dân có khả năng tài chính và kinh nghiệm tự bỏ vốn đầu tư đóng mới, cải hoán nâng cấp tàu cá có công suất từ 90cv trở lên để khai thác hải sản ở các vùng biển xa bờ. Ưu tiên đóng mới, cải hoán tàu thuyền có công suất lớn (đặc biệt đối với tàu có công suất 400cv trở lên) nhằm giảm áp lực khai thác ven bờ, tuyến lộng. Ngư trường trọng điểm là vươn khơi đánh bắt tại các vùng biển xa.

b. Giảm tàu thuyền KTHS có công suất nhỏ, đặc biệt các tàu thuyền KTHS vùng biển ven bờ và vùng lộng

Với tỷ lệ cơ cấu tàu KTHS ven bờ như hiện nay còn số lượng lớn 995 chiếc (tàu dưới 20 Cv 462 chiếc, thúng 533 chiếc) chiếm 54,64% số lượng tàu toàn thành phố, hoạt động KTHS ven bờ quá mức cho phép gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái biển và nguồn lợi hải sản. Việc thực hiện giảm dần tàu đánh bắt gần bờ thông qua chính sách hỗ trợ xả bản đến năm 2020 không còn thúng chai gắn máy, ổn định khoảng 200 tàu các có công suất dưới 20 Cv. UBND thành phố cấp kinh phí hỗ trợ tàu cá và thúng máy để xả bản căn cứ vào giá trị thực tế bình quân của mỗi loại phương tiện có mức hỗ trợ cụ thể. Ví dụ ghe nan hỗ trợ 20 triệu đồng; ghe gỗ có sức chở tối đa từ 0,5 tấn trở lên hỗ trợ 30 triệu đồng, dưới 0,5 tấn hỗ trợ 20 triệu đồng; thúng máy có sức chở tối đa từ 0,5 tấn trở lên hỗ trợ 15 triệu đồng, dưới 0,5 tấn hỗ trợ 10 triệu đồng. Ngoài ra

87

hỗ trợ kinh phí chuyển đổi nghề cho lao động sau khi tàu thuyền xả bản.

Để thực hiện phương án xả bản trên, nên tổ chức tuyên truyền, vận động, giải thích để ngư dân nhận thức và chủ động chuyển đổi nghề phù hợp, có ý thức nghiêm túc thực hiện cam kết không không quay trở lại nghề cũ. Các nghành chức năng, địa phương cần tăng cường công tác quản lý và kiểm tra, xử lý thật nghiêm các trường hợp vi phạm.

Đối với tàu từ 20 Cv – 90 Cv, hiện nay còn 620 chiếc, chiếm 34,04 % tổng số tàu thành phố, hầu hết các tàu cá thuộc dãy công suất này có tuổi tàu trên 20 năm, động cơ gắn trên tàu thường là động cơ mua lại, có tuổi thọ ngắn và mức tiêu hao nhiên liệu cao, do đó chi phí chuyến biển cao. Mặt khác, tình hình thiên tai bão lũ ngày càng diễn biến theo chiều hướng xấu, do vậy các tàu không đảm bảo an toàn, rất cần đầu tư tàu nâng cấp, nâng công suất lớn. UBND thành phố có chủ trương hạn chế phát sinh dưới 30cv, thực hiện giảm tự nhiên; còn tàu cá từ 30cv đến dưới 90cv có chính sách hỗ trợ nâng cấp, cải hoán nâng công suất hơn 90 Cv trở lên..

c. Chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác hải sản theo hướng bền vững

Ưu tiên tập trung những nghề có hiệu quả, nghề khai thác chọn lọc có tái tạo nguồn lợi thủy sản như: nghề lưới rê, lưới vây, nghề câu,... hạn chế đến mức thấp nhất nghề lưới kéo và các nghề cấm. Mục tiêu cơ cấu nghề trong những năm đến là:

+ Họ nghề lưới rê (lưới cản, rê ba lớp, rê cá chim,…) chiếm: 40-45% + Họ nghề câu (câu vàng, câu mực xà,…) chiếm: 30-35%

+ Họ nghề lưới vây (vây ngày, vây ánh sáng,…) chiếm 15-20%

+ Không còn nghề cấm và nghề khai thác tác động gây cạn kiệt nguồn lợi;

+ Khuyến khích phát triển tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản trên các vùng biển xa bờ.

88

3.2.2. Nhóm giải pháp về vốn

Để giảm số lượng các tàu thuyền công suất nhỏ khai thác ven bờ, khuyến khích những ngư dân có tiềm năng tự bỏ vốn đầu tư phát triển khai thác xa bờ, trên thực tiễn là một vấn đề khó thực hiện. Vì trong điều kiện hiện nay, phần lớn các chủ tàu này thiếu vốn, khả năng chuyển đổi sang nghề khác rất thấp vì cuộc sống và hoạt động nghề khai thác từ trước đến nay theo tuyền thống qua nhiều đời gắn với biển. Vì vậy, nên cần thiết phải đa dạng hóa các nguồn vốn:

(1): Huy động vốn thông qua vay của ngân hàng: Nghề khai thác hải sản là nghề có nhiều rủi ro do thiên tai, bão lũ, nên hầu hết các ngân hàng cho ngư dân vay đòi hỏi phải có tài sản thế chấp. Qua theo dõi, điều tra cho thấy hầu hết ngư dân đóng tàu đều thế chấp nhà, đất, … tại các ngân hàng. Do đó, để có nguồn vốn mua sắm ngư lưới cụ, các thiết bị khai thác, tổ chức, cá nhân ngư dân cần trao đổi, bàn bạc với ngân hàng tiếp tục vay vốn, nhưng không cần thế chấp bằng các tài sản như nhà, đất, mà thế chấp ngay con tàu của mình với ngân hàng. Thành phố Đà Nẵng cần phải tập trung thực hiện các chính sách hỗ trợ của Chính phủ như Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014, Quyết định 47/2014/QĐ-UBND ngày 12/12/2014 của UBND thành phố (thay đổi Quyết định 7068/QĐ-UBND) về một số chính sách phát triển thủy sản, tuy nhiên, giải pháp này muốn thực hiện tốt phải có sự can thiệp của cơ quan nhà nước, nên giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng đứng ra làm cầu nối để ngư dân tiếp cận được với nguồn vốn vay của ngân hàng.

(2): Huy động vốn tự có của ngư dân (thuyền viên) và huy động nguồn vốn của bà con, họ hàng, dòng tộc: thông qua công tác vận động, giải thích rõ những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về các cơ chế, chính sách hỗ trợ ngư dân KTHS để ngư dân hiểu tham gia cổ phần vào với chủ tàu.

89

(3): Huy động vốn thông qua vay mượn: đây là hình thức vay mượn từ các "chủ nậu" thu mua hải sản; vay từ các nhà cung ứng nhiên liệu như xăng, dầu, gạo, nước đá,… Tuy nhiên, hình thức này chỉ vay được khoản tiền nhỏ để phục vụ cho chuyến biển (vốn lưu động), còn việc vay để đầu tư ngư lưới cụ, cải hoán tàu thì rất khó, vì thời gian thu hồi đồng vốn cho vay chậm.

(4): Huy động vốn thông qua đóng góp cổ phần của các thành viên của tổ hợp tác, Hợp tác xã.

(5): Các Tổ Hợp tác, HTX liên kết với các doanh nghiệp: Tổ hợp tác phải thực hiện liên kết với các doanh nghiệp chế biến hải sản; các doanh nghiệp chế biến hải sản ứng trước kinh phí cho các tổ hợp tác khai thác hải sản để họ có điều kiện chuẩn bị các điều kiện cần thiết phục vụ chuyến biển; kết thúc chuyến biển, tổ hợp tác bán lại sản phẩm cho doanh nghiệp chế biến hải sản để khấu trừ số tiền đã ứng trước theo giá thỏa thuận ký kết ban đầu giữa 2 bên.

(6): Nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn: các tổ chức, cá nhân ngư dân cần xây dựng kế hoạch hoạt động của mình, hạn chế thấp nhất để tàu nằm bờ; xây dựng kế hoạch khai thác phải lưu ý đến tình hình thiên tai, bão tố, giá bán sản phẩm trên thị trường.

3.2.3. Giải pháp về lao động tham gia KTHS

- Vận động cho các lao động tham gia góp vốn để mua ngư lưới cụ, thiết bị khai thác, góp phần tăng thêm hiệu quả khai thác trong từng chuyến biển, tăng thêm thu nhập cho người lao động, tạo sự gắn bó giữa chủ tàu và lao động. Đối với các lao động chưa đủ điều kiện về kinh tế, chủ tàu có thể cho vay tiền không tính lãi để góp vốn, số tiền cho vay sẽ trừ dần vào thu nhập hàng tháng hoặc quý, tùy theo thỏa thuận giữa lao động và chủ tàu.

- Thường xuyên tổ chức đào tạo, cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng cho ngư dân. Tuy nhiên để thực hiện được việc này, chính quyền thành phố phải đứng ra tổ chức tập trung. Đào tạo chính quy và tại chỗ cho lao động

90

nghề cá có đủ trình độ để tiếp cận kỹ thuật mới và khả năng khai thác xa bờ. - Thuyền viên được vay vốn ưu đãi 5 năm để góp vốn với chủ tàu nhằm tăng thu nhập, ổn định cuộc sống để an tâm làm việc lâu dài trên tàu cá.

- Hỗ trợ bảo hiểm y tế tự nguyện, thực hiện thí điểm mô hình bảo hiểm xã hội cho thuyên viên tàu khai thác hải sản xa bờ.

3.2.4 Giải pháp về nghiên cứu áp dụng khoa học và công nghệ

- Nhân rộng các kết quả nghiên cứu ngư cụ, phương pháp khai thác để chuyển hướng khai thác theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm; cải tiến, chế tạo ngư cụ phù hợp để nâng cao hiệu quả khai thác; áp dụng các công nghệ và thiết bị bảo quản tiên tiến trên tàu cá; tổ chức khai thác kết hợp dịch vụ hậu cần trên biển cho cộng đồng dân cư thông qua các hình thức khuyến ngư trong khai thác hải sản xa bờ.

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai điều tra nguồn lợi hải sản, dự báo ngư trường khai thác.

- Áp dụng công nghệ hiện đại trong bảo quản sản phẩm sau khai thác. Phát triển, nhân rộng các mô hình bảo quản sản phẩm khai thác hải sản tiên tiến như: bảo quản bằng nước đá lạnh; hầm bảo quản thuỷ sản cách nhiệt bằng PolyUrethane (P.U), vách hầm được áp inox và trang bị hệ thống lạnh thấm,...nâng cao giá trị của sản phẩm và nâng cao lợi nhuận cho ngư dân khai thác.

- Đầu tư thiết bị kỹ thuật hỗ trợ khai thác như: máy định vị, máy dò ngang, máy tầm ngư, máy thông tin liên lạc, máy thu lưới nhằm giúp thuyền trưởng sớm phát hiện đàn cá, giảm chi phí di chuyển ngư trng, góp phần tăng hiệu quả sản xuất.

- Tổ chức học tập chuyển giao công nghệ mới trong KTHS trao đổi kinh nghiệm các mô hình KTHS đạt hiệu quả kinh tế cao.

91

cước, câu mực, lưới cản, chụp mực, lưới kéo. Mỗi họ nghề sẽ có 1 ngư lưới cụ tương ứng. Tuy nhiên để quá trình khai thác có hiệu quả thì phải trang bị thêm các thiết hỗ trợ cho quá trình khai thác như: máy định vị, máy dò ngang, máy tầm ngư, máy thu lưới, thiết bị bảo quản cấp đông để tăng chất lượng sản phẩm,…Các thiết bị khai thác này sẽ giúp thuyền trưởng sớm phát hiện đàn cá, giảm chi phí di chuyển ngư trường, góp phần tăng hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, để thực hiện được thì nhà nước phải có sự can thiệp với ngân hàng tạo điều kiện thông thoáng để ngư dân vay vốn mua sắm trang thiết bị.

3.2.5. Giải pháp tổ chức sản xuất

Tiến hành sắp xếp, củng cố lại các tổ hợp tác khai thác hải sản ở cả 03 tuyến (vùng khơi, vùng lộng và vùng bờ) trên toàn địa bàn thành phố, trong đó ưu tiên các thành viên trong mỗi tổ phải là:

+ Ưu tiên 1: Hoạt động cùng ngư trường, cùng nghề, có mối quan hệ huyết thống với nhau.

+ Ưu tiên 2: Hoạt động cùng ngư trường và có mối quan hệ huyết thống với nhau.

+ Ưu tiên 3: Hoạt động cùng ngư trường và cùng nghề.

Điều chỉnh, bổ sung các nội dung Quy chế hoạt động của tổ hợp tác. Các địa phương căn cứ Quyết định số 06/2005/QĐ-UBND của UBND thành phố Đà Nẵng, Nghị định số 151/2007/NĐ-CP và Thông tư số 04/2008/TT- BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành thống nhất mẫu Quy chế hoạt động để các tổ hợp tác nghiên cứu thực hiện. Quy chế hoạt động của THT phải rõ, cụ thể, được trao đổi bàn bạc giữa các thành viên tham gia THT trước khi đề nghị UBND phường chứng thực.

3.2.6. Đẩy mạnh triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ ngư dân

Thành phố Đà Nẵng cần phải tập trung thực hiện các chính sách hỗ trợ của Chính phủ như Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014, Quyết định số

92

48/2010/QĐ-TTg, Quyết định 47/2014/QĐ-UBND ngày 12/12/2014 của UBND thành phố (thay đổi Quyết định 7068/QĐ-UBND) về một số chính sách phát triển thủy sản, trong đó chú ý đến việc đối thoại trực tiếp để tháo gở những vướng mắc; hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân được hỗ trợ tín dụng để hiện đại hóa tàu cá, đóng mới tàu vỏ thép, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá và trang bị ngư cụ, phương tiện thông tin cho tàu cá trên biển; chính sách hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, ngư lưới cụ và bảo hiểm tai nạn thuyền viên.

Tham mưu xây dựng các chính sách hỗ trợ mới

- Xây dựng một số chính sách hỗ trợ có tính trọng điểm để phát triển tàu cá xa bờ và dịch vụ hậu cần nghề cá.

- Xây dựng chính sách thu hút lao động làm việc trên tàu cá xa bờ. - Xây dựng chính sách hỗ trợ chuyển đổi từ nghề cấm, nghề giã cào sang các nghề cá nổi, tàu dịch vụ, nghề khác; hỗ trợ xả bản đối với tàu có công suất <20cv và thúng máy.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ rủi ro cho ngư dân khi tham gia sản xuất trên biển.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ, phát triển tổ đội sản xuất trên biển, tổ đoàn kết, nghiệp đoàn.

3.3. KIẾN NGHỊ

* Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương

+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cải tiến công tác dự báo ngư trường, mùa vụ khai thác: hiện nay, công tác dự báo ngư trường của Việt Nam còn nhiều bất cập, mỗi năm 2 lần (vào tháng 3 và tháng 9 hàng năm), vì vậy thông tin dự báo không cung cấp kịp thời cho ngư dân, nguyên nhân chính là do thiếu kinh phí, chưa có phương tiện để thực hiện điều tra, số liệu thu thập

93

đầu vào thiếu đồng bộ, mức độ chính xác thấp, do đó kết quả đầu ra không đáng tin cậy.

+ Chính phủ đầu tư xây dựng các trạm dịch vụ hậu cần nghề cá, cứu hộ, cứu nạn, các trạm cung ứng xăng dầu trên các đảo (Cồn Cỏ, Lý Sơn, Cào Lao Chàm, Trường Sa) để ngư dân có điều kiện bám biển dài ngày, giảm chi phí chuyến biến, tăng hiệu quả khai thác.

*. Đối với chính quyền thành phố Đà Nẵng:

+ Tham gia cùng với bộ, ngành, trung ương xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý và chỉ đạo, điều hành khai thác hải sản, trước mắt ở vùng biển khơi.

+ Trên cơ sở số liệu điều tra nguồn lợi hải sản ở vùng khơi, UBND thành phố xây dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển tàu cá, xác định số lượng tàu cá khai thác tối đa trên từng vùng biển, theo nhóm nghề, đối tượng khai thác phù hợp với trữ lượng và khả năng cho phép khai thác.

+ Huy động nguồn lực trong dân, các nguồn từ trung ương, thành phố, địa phương và các nguồn hỗ trợ khác để từng bước triển khai chương trình hiện đại hóa tàu cá, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả.

+ Tổ chức lại dịch vụ hậu cần trên bờ, nhất là khâu thu mua, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm theo hướng: phát triển các Hợp tác xã, tổ hợp tác kinh doanh thủy sản và dịch vụ hậu cần, tạo mối liên kết chia sẻ lợi ích giữa ngư dân khai thác với tổ chức, doanh nghiệp thu mua, cung cấp dịch vụ tại cảng cá, bến cá, bảo đảm tiêu thụ sản phẩm ổn định, nâng cao giá trị của sản phẩm và nâng cao lợi nhuận cho ngư dân khai thác. Tiếp tục xây dựng và phát triển các mô hình liên kết giữa tàu, nhóm tàu khai thác kết hợp với tàu dịch vụ hậu cần trên biển.

+ Nâng cao khả năng thông tin liên lạc của cơ quan nhà nước: Công tác thông tin liên lạc đóng một vài trò cực kỳ quan trọng đối với tàu cá trong việc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển khai thác hải sản ở thành phố đà nẵng (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)