Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu 1377 quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại CTY CP chứng khoán thành phố hồ chí minh chi nhánh hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 36 - 40)

Chất lượng của nguồn nhân lực được coi là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến công tác quản lý rủi ro của CTCK. Nguồn nhân lực tác động đến năng lực quản lý rủi ro của CTCK bao gồm từ nhận thức và quan điểm cho đến khả năng chuyên môn của ban lãnh đạo, đội ngũ c án bộ quản lý rủi ro và toàn bộ cán bộ công nhân viên của CTCK.

Trước hết, quản lý rủi ro chỉ có thể được thực hiện tốt xuất phát từ quan điểm, nhận thức của ban lãnh đạo CTCK. B ởi họ là những người chịu trách nhiệm về các kế hoạch kinh doanh bao gồm các quyết định về chiến lược, tổ chức và thực hiện. Việc định hướng và ch đạo hoạch định các chiến lược, mục tiêu, kế hoạch kinh doanh phù hợp với tình hình biến động của thị trường và điều kiện kinh doanh của ban lãnh đạo sẽ giúp CTCK kiểm so át được rủi ro và biến rủi ro thành cơ hội phát triển. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp QLRR còn là công cụ hỗ trợ c ác nhà lãnh đạo dự báo xác suất xảy ra ảnh hưởng tiêu cực, từ đó giúp họ đưa ra c ác quyết định kinh doanh, đầu tư hợp lý.Tiếp theo, chất lượng đội ngũ c án bộ của phò ng quản lý rủi ro, những cán bộ tác nghiệp trực tiếp thực hiện nhận biết, xác định, phân tí ch và đo lường rủi ro, tạo cơ sở cho việc ra quyết định kinh doanh và kiểm soát rủi ro. Chất lượng chuyên môn và ý thức nghề nghiệp của các bộ thuộc bộ phận này trực tiếp quyết định đến năng lực quản lý rủi ro của CTCK về sự chính xác hiệu quả trong từng nội dung và c ác bước của quy trình quản lý rủi ro.

Tiếp đến là chất lượng đội ngũ c n bộ làm việc tại các phòng nghiệp v : cán bộ môi giới, tư vấn, tự doanh... cũng rất quan trọng bởi vì họ chính là những người trực tiếp tiến hành các hoạt động kinh doanh, mặt đối mặt và chịu đựng những tổn thất khi xảy ra rủi ro. Những kỹ năng, kinh nghiệm và ý thức tác nghiệp của những cán bộ nà t c động rất lớn đến hoạt động quản lý rủi ro và nâng cao năng lực quản lý rủi ro của CTCK.

Mô hình quản lý rủi ro phản ánh một cách hệ thống các vấn đề về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trong một quy trình thực hiện nghiệp vụ;các công cụ đo luờng, phát hiện rủi ro; các hoạt động giám sát sự tuân thủ và nhận diện kịp thời các loại rủi ro mới phát sinh và c ác phuơng án, biện pháp chủ động phòng ngừa, đối phó một khi có rủi ro xảy ra.

Việc xây dựng và cơ cấu một mô hình quản lý rủi ro và tổ chức hoạt động quản lý rủi ro hiệu quả là nhân tố quan trọng trong quản lý rủi ro của CTCK. Bộ phận quản lý rủi ro phải đuợc thành lập với chức năng quản lý tổng hợp, phân tích và đánh giá mức độ rủi ro, tham mưu cho Hội đồng quản lý và B an điều hành trong việc hoạch định chiến lược cũng như theo dõi việc thực hiện chiến lược đã vạch ra, đánh giá nhận diện và phòng ngừa rủi ro và đề xuất các biện pháp x lý khi có rủi ro xảy ra phù hợp với tình hình kinh doanh và điều kiện năng lực của CTCK, qua đó giúp tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả của công t c quản lý, điều hành và cũng nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh của CTCK.

1.3.1.3. Quy trình tác nghiệp hoạt động nghiệp vụ

Các hoạt động kinh doanh của CTCK rất đa dạng, đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao từ trình độ hoạt động, chuyên môn đến khâu tổ chức thực hiện, quản lý giám sát. Mỗi một hoạt động kinh doanh đều tiềm ẩn các rủi ro riêng có. Việc phát triển, hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ để nó có thể đem lại doanh thu cho CTCK đồng thời giảm thiểu các rủi ro mà CTCK phải đối mặt đò i hỏi các CTCK phải tập trung xây dựng một quy trình hoạt động cho từng hoạt động, từng sản phẩm dịch v sao cho phù hợp với điều kiện hoạt động, điều kiện nội tại của CTCK, phù hợp với yêu c u phát triển của thị trư ng và đảm bảo quản lý được rủi ro.

lớn và nhỏ nhưng chúng đều có một mục đích chung. Rủi ro mà không được quản lý sẽ làm cho an ninh không được bảo mật, hoạt động kinh doanh không thể di ễn ra liên tục. Và kết quả là có thể gây ra những mất mát về tài chính, giảm lợi nhuận và gây ra những khoản nợ không c ần thiết. Quy trình hoạt động cho từng hoạt động kinh doanh sẽ quy định trình tự và nội dung các công việc, quyền hạn và trách nhiệm của các cán bộ, và các bộ phận trong việc triển khai hoạt động kinh doanh đó, trong đó có bao gồm cơ chế thưởng phạt, thiết lập cơ chế kiểm tra, giám sát chéo giữa các bộ phận, phòng ban, là cơ sở cho các hoạt động được triển khai hiệu quả, giảm thiểu rủi ro.

1 .3.1 .4. Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ của CTCK

Đây là nhân tố bao hàm những trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên CTCK có thể có được hệ thống thông tin, dữ liệu cập nhật cho phép theo dõi thường xuyên, dự b áo chính xác và đầy đủ về xu hướng vận động của nền kinh tế. Công nghệ thông tin cung cấp bảo mật dữ liệu theo cấp nhân viên, hạn chế quyền truy cập của ngư i s d ng theo th i gian, ngành nghề kinh doanh, hoạt động kinh doanh và rủi ro cá nhân. Các công cụ công nghệ thông tin thu thập dữ liệu được sử dụng trong quá khứ để công ty có thể tìm hiểu thông qua kinh nghiệm và tránh lặp lại những sai lầm tương tự. Thông tin QLRR hiệu quả mang lại giá trị cao hơn cho việc ra quyết định của nhà quản lý. Từ đó có thể đo lư ng về mức độ rủi ro và xây dựng các biện ph p để chủ động và kịp th i x lý.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ c n t c động lớn đến năng suất lao động và chất lượng của các cán bộ, nhân viên CTCK. Không có trang thiết bị c n thiết và các ph n mềm tương ứng, việc áp d ng các mô hình định lượng để ra quyết định sẽ không thể thực hiện. Ngoài ra, công nghệ hiện đại còn góp ph n làm tăng t nh thông suốt của hệ thống thông tin trong nội bộ CTCK và kết nối với hệ thống giao dịch của Sở GDCK, cho phép thực hiện

các hoạt động kinh doanh và phòng chống rủi ro một cách hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu 1377 quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại CTY CP chứng khoán thành phố hồ chí minh chi nhánh hà nội thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w