3. Tham gia vào các hoạt động chiến
1.5.1. Tác độngtích cực của lạm phátđến nền kinh tế
Không phải bao giờ lạm phát cũng gây ra những tác hại to lớn, thậm chí nếu lạm phát ở mức hợp lý sẽ tốt cho nền kinh tế. Với tốc độ lạm phát vừa phải (thường từ 2% đến dưới 5%/năm ở những nước phát triển, dưới 10%/năm ở những nước kém phát triển) và bằng việc “chỉ số hoá” lạm phát cùng các kỹ thuật thích ứng khác, người ta nhận thấy lạm phát có thể đem lại một số lợi ích sau:
- Lạm phát tựa như dầu mỡ giúp “bôi trơn” nền kinh tế. Trong điều kiện nào đó, có thể thông qua lạm phát từ 2% - 4%/năm để bỏ ngỏ khả năng có những lãi suất thực âm, do đó giảm bớt thất nghiệp xã hội, kích thích tăng
trưởng kinh tế.
- Cho phép các Chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín
dụng và
tài trợ lạm phát, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực xã hội
theo các
định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc. Tuy
nhiên, cần khẳng định, đây là một công việc khó, đầy mạo hiểm, nếu không
đủ thực lực và bản lĩnh làm chủ được “công nghệ điều tiết” lạm phát sẽ
gây ra
hậu quả nghiêm trọng, thậm chí trái ngược với mục tiêu đề ra.
Như vậy, là căn bệnh “mãn tính” của nền kinh tế thị trường, lạm phát có cả tác hại lẫn ích lợi. Nếu một nước nào đó có thể duy trì, kiềm chế được mức lạm phát vừa phải phù hợp và có lợi cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mình, thì ở đó lạm phát không còn là căn bệnh nguy hiểm đối với nền kinh tế nữa. Khi đó, lạm phát trở thành công cụ điều tiết kinh tế khá đắc dụng. Ngược lại, lạm phát phi mã hay siêu lạm phát, không thể dự đoán và điều tiết được đã gây tác hại rõ rệt cho nền kinh tế và trở thành căn bệnh hiểm nghèo cần điều trị tích cực và đúng cách.