Kinh nghiệm kiềm chế lạm phát tại một số nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu 1642 vấn đề lạm phát ở VN trong giai đoạn hiện nay giải pháp kiềm chế và phòng ngừa luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 30 - 34)

3. Tham gia vào các hoạt động chiến

1.6.1. Kinh nghiệm kiềm chế lạm phát tại một số nước trên thế giớ

Do lạm phát có nguyên nhân sâu xa từ việc gia tăng cung tiền đối với nền kinh tế nên các biện pháp mang tính dài hạn đều tập trung vào việc xây cơ

cấu kinh tế hợp lý, thực thi CSTT hiệu quả và chính sách tài khóa (CSTK) bền vững. Trong giải pháp CSTT, việc lựa chọn điều tiết cung tiền và tỷ giá cũng đem lại những thành công chống lạm phát trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên thập kỷ cuối thế kỷ 20, nhóm 7 nước kinh tế cấp tiến (New Zealand, Canada, Phần Lan, Thụy Điển, Anh, Úc, Tây Ban Nha) đã không điều hành CSTT theo phương pháp truyền thống mà điều hành CSTT theo cách tiếp cận mới là hướng tới mục tiêu lạm phát ổn định ở mức hợp lý để đối phó với những khó khăn mà họ mắc phải trong chống lạm phát bằng phương pháp truyền thống. Việc chuyển sang thực hiện khuôn khổ lạm phát mục tiêu đòi hỏi phải thay đổi cấu trúc nền kinh tế, như: tính độc lập của NHTW trong thực thi CSTT; Hiệu quả và tính minh bạch trong điều hành CSTT; cơ chế điều hành tỷ giá (chuyển sang thả nổi hoàn toàn); mức độ lành mạnh của hệ thống tài chính - ngân hàng; năng lực dự báo lạm phát; uy tín và khả năng thực thi áp dụng lạm phát mục tiêu của NHTW; CSTK bền vững,... mà các Chính phủ hướng tới là giảm thâm hụt, chấm dứt sử dụng tiền phát hành bù đắp cho hoạt động ngân sách; xây dựng một chính sách thuế hợp lý đảm bảo khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong nước phát triển; mức chi tiêu thường xuyên không vượt quá xa mức thu từ thuế; cơ cấu chi tiêu của Chính phủ hợp lý, hiệu quả..

Các giải pháp mang tính ngắn hạn đối phó với từng trường hợp cụ thể thì được ứng dụng rất đa dạng ở các quốc gia khác nhau, do quy mô và mức độ lạm phát của mỗi nước phụ thuộc vào cấu trúc rổ hàng hoá tiêu dùng, chế độ tỷ giá, phản ứng chính sách và uy tín của cơ quan tiền tệ, do đó việc sử dụng CSTT thắt chặt hay CSTK thắt chặt có đem lại thành công hay không và thành công ở mức độ nào lại cũng phụ thuộc chủ yếu vào các nhân tố này. Hơn nữa, nhận thức được rằng việc giảm lạm phát là rất tốn chi phí và có thể gây tổn thương cho nền kinh tế, đặc biệt là người dân lao động, trên thực tiễn, các Chính phủ luôn cố gắng cân bằng giữa việc chống lạm phát và giảm thiểu những tác động tiêu cực của việc chống lạm phát đến đời sống nhân dân. Do đó, bên cạnh CSTT và CSTK, các chính sách kinh tế vĩ mô cũng được áp dụng phổ biến như chính sách tỷ giá, nâng cao uy tín của cơ quan tiền tệ, các biện pháp hành chính về tăng cường lưu thông hàng hoá, chống đầu cơ, các hành vi vi phạm về giá cả, đồng thời thực hiện các giải pháp hỗ trợ chi phí

cuộc sống cho dân chúng.

Trong năm 2007, giá dầu và giá lương thực thực phẩm tăng cao đã tác động làm lạm phát gia tăng ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt từ nửa cuối năm 2007. Để ổn định lạm phát, CSTT và CSTK cùng với các giải pháp nhằm đẩy mạnh lưu thông hàng hoá đã được áp dụng tại nhiều quốc gia, xin điểm ra đây một số quốc gia (Biểu đồ 1.5).

Biểu đồ 1.5. Diễn biến lạm phát của một số nước từ 12/2005 - 12/2007

Nguồn: Tổng cục Thống kê [1.6.1]

a) Tại Liên bang Nga:

Năm 2007, tỉ lệ lạm phát bình quân ở Nga là 8,7%, trong đó lạm phát tháng 12/2007 đã lên đến 11,9%. Để kiểm soát giá cả, đặc biệt là giá lương thực tăng vọt, ngay từ đầu năm 2007, Chính phủ Nga đã đưa ra hàng loạt các biện pháp:

- Thắt chặt CSTT thông qua tăng lãi suất, kiểm soát việc lưu thông lượng tiền lớn quá lớn;

- Chính sách tài khoá: tăng thuế xuất khẩu lúa, hạt mạch từ 0-10-30%; giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng như sữa, rau quả, dầu ăn từ 15% xuống

5%, đồng thời xóa bỏ những hạn chế việc nhập khẩu thịt hộp đến từ

Trun g

Quốc, Mỹ và Brazil;

- Các giải pháp khác như tung ra thị trường 1,5 triệu tấn lương thực dự trữ nhằm giảm bớt áp lực tăng giá lương thực; trực tiếp can thiệp về giá

kinh doanh hàng hóa lớn trong nước đồng thời hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp liên quan; tấn công các hành vi vi phạm giá cả, sử dụng biện pháp trừng phạt kinh tế và sử lý hành chính với các doanh nghiệp vi phạm việc nâng giá; tăng lương hưu cơ bản và tuyên bố vào nửa cuối năm 2008 tiếp tục tăng lương để giải quyết khó khăn trong sinh hoạt của người hưu trí.

b) Tại Hàn Quốc

Lạm phát bình quân của Hàn Quốc năm 2007 là 2,5%, phá kỷ lục kể từ 5 năm trở lại đây, trong đó lạm phát tháng 12/2007 đạt 3,61%. Chính phủ đưa ra mục tiêu bình ổn giá tiêu dùng và hỗ trợ các gia đình có thu nhập thấp bằng các giải pháp như:

- Chính sách tiền tệ: 2 lần tăng lãi suất;

- Chính sách tài khoá: miễn, giảm một số dòng thuế tiêu thụ và nhập khẩu; tiến hành hỗ trợ trên 1,0 tỷ USD cho nông dân vay vốn ưu đãi nhằm

tăng mức cung lương thực và thực phẩm; giảm 50% mức phí giao thông vận

tải trên các tuyến đường cao tốc trong một số giờ, sử dụng ngân sách chính

phủ giúp giảm bớt áp lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ;

- Biện pháp khác: Thành lập Ủy ban chống tăng giá và chống đầu cơ; giảm giá điện sinh hoạt và duy trì cho đến năm 2010; tiết kiệm sử dụng năng

lượng của Chính phủ, cải cách màng lưới phân phối và dịch vụ, giảm

phí dịch

vụ y tế, viễn thông... c) Tại Thái Lan

Lạm phát bình quân năm 2007 đạt 2,2%, mặc dù thấp hơn năm 2006 (4,7%) nhưng có xu hướng tăng trở lại trong nửa cuối năm 2007, đến tháng 12/2007 đã đạt 3,2%. Mặc dù chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá được giữ tương đối ổn định từ nửa cuối năm 2007 và trong những tháng đầu năm 2008 nhằm hạn chế tác động tiêu cực đến nền kinh tế vốn đang phải đối mặt với các khó khăn về chính trị, nhưng chính phủ Thái Lan đã thực hiện những biện pháp nhằm góp phần ổn định giá cả như: đưa 4 mặt hàng lương thực,

loại thực phẩm và đồ đi kèm với sự tiện lợi về dịch vụ giao hàng và giá phải rẻ hơn những cửa hàng thông thường; tấn công các hành vi vi phạm giá bán của hàng hóa và bất cứ ai đầu cơ tích trữ, căn cứ vào luật pháp để phạt tiền rất cao, nếu nghiêm trọng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

d) Tại Trung Quốc

Lạm phát bình quân năm 2007 ở mức 4,8% - mức cao nhất trong vòng hơn 10 năm qua chủ yếu do tăng trưởng nóng. Để chống lạm phát, Chính phủ chủ trương ưu tiên thực hiện các biện pháp:

- Chính sách tiền tệ thắt chặt với 6 lần tăng lãi suất, 10 lần tăng dự trữ bắt buộc nhưng với mức tăng không lớn để thị trường tiền tệ không bị sốc

cũng như không gây khó khăn cho hoạt động ngân hàng, đồng thời thực hiện

hút tiền từ lưu thông về qua phát hành tín phiếu NHTW; kiềm chế cho vay

vào thị trường bất động sản thông qua quy định tăng mức đặt cọc khi

vay tiền

mua ngôi nhà thứ hai;

- Chính sách tài khoá: tăng thuế xuất khẩu một số nguyên liệu sản xuất như thép, phân bón; giảm mạnh thuế thu nhập đối với lãi tiết kiệm từ 20%

xuống còn 5,0%;

- Chính sách tỷ giá: nới rộng biên độ tỷ giá từ +/-3% lên +/-5% nhằm tạo điều kiện để CNY tăng giá mạnh hơn;

- Chính sách khác: tăng lương tối thiểu, tăng cường xử phạt các hành vi đầu cơ hàng hoá.

Một phần của tài liệu 1642 vấn đề lạm phát ở VN trong giai đoạn hiện nay giải pháp kiềm chế và phòng ngừa luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w