Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu 1642 vấn đề lạm phát ở VN trong giai đoạn hiện nay giải pháp kiềm chế và phòng ngừa luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 103 - 104)

- Thứ tư, là tình trạng đầu tư không hiệu quả, thất thoát lớn trong xây dựng cơ bản Chi từ NSNN cho những dự án trọng điểm quốc gia là rất lớn

3.3.2. Đối với Chính phủ

Trong khi chưa cần đưa ra những quyết định can thiệp trực tiếp vào thị trường có thể cân nhắc ngay đến việc hạn chế, tiết giảm chi tiêu công. Cần lưu ý một vấn đề đó là khoản chi tiêu công của Chính phủ hiện nay đang tiếp tục gánh chịu hậu quả của việc đầu tư tràn lan, hiệu quả thấp của nhiều năm trở về trước - và tiếc thay, giá trị ấy cũng đóng góp vào tăng trưởng GDP của những năm trước đây.

Theo số liệu không chính thức từ một chuyên gia kinh tế thì vốn nợ đọng của ngân sách từ những công trình dở dang và chưa thanh toán đến cuối năm 2009 lên đến khoảng 500 triệu USD. Do đó các yếu tố tăng chi tiêu hiện nay không chỉ phản ảnh nhu cầu và mục tiêu hiện tại mà còn phải tiếp tục nuôi những dự án, công trình đã đầu tư, đã phân cấp... Nên chăng, Chính phủ tiến hành ngay việc đánh giá, phân loại các dự án còn tồn đọng dở dang trong đó tiêu chí hiệu quả kinh tế - xã hội làm thước đo duy nhất để mạnh dạn tạm dừng những dự án không khả thi về hiệu quả kinh tế - xã hội, bất cập về nguồn vốn, chưa cấp bách về nhu cầu.

Để giảm thất thoát, lãng phí nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công, Chính phủ cần tập trung điều chỉnh, ưu tiên cho các dự án trong nước, cơ cấu lại chương trình đầu tư công theo hướng giãn tiến độ các dự án sử dụng nhiều vốn, ưu tiên các dự án sử dụng nhiều lao động, ít nhập khẩu, khuyến khích sản xuất trong nước, xuất khẩu. Đầu tư công của Chính phủ cần được cơ quan có thẩm quyền rà soát một cách thận trọng; cần được thẩm định bởi cơ quan thẩm định đầu tư độc lập thuộc Chính phủ và công khai tới người dân để đảm bảo tính hiệu quả, khả thi của dự án. Cơ cấu lại đầu tư công theo hướng nâng tỷ lệ đầu tư nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn, các lĩnh vực giáo dục, y tế, nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ; thiết lập cơ chế hợp tác

Đặc biệt các chi tiêu công cho chuẩn bị lễ hội, các ngày và dịp kỷ niệm nên được xem xét chặt chẽ để hoàn thành những dự án mục tiêu và loại bỏ những công trình, hoạt động mang tính phô trương, hình thức.

Một khía cạnh thứ hai từ vai trò của Nhà nước là giúp các doanh nghiệp tiết giảm chi phí sản xuất thông qua cải cách hành chính. Nếu chỉ xem xét hiệu quả tiết kiệm của việc cắt giảm 256 thủ tục hành chính trong tổng số khoảng 5.000 thủ tục hiện hành đã tiết kiệm cho xã hội khoảng 6.000 tỷ đồng. Theo mục tiêu của Chính phủ sẽ cắt giảm 30% tổng số các thủ tục này trong năm 2010 thì có thể mường tượng con số giá trị tiền tương đối mà xã hội, trong đó các các doanh nghiệp có thể không phải đưa vào giá thành.

Mặt khác, cũng với vị thế độc quyền Nhà nước hoặc lợi thế độc quyền do quy mô, một số ngành sản xuất như điện, xăng, than... cần được kiểm soát chi phí sản xuất và mức lợi nhuận giữ mức bình quân chung, không để xảy ra độc quyền dẫn đến lợi ích đặc quyền.

Một phần của tài liệu 1642 vấn đề lạm phát ở VN trong giai đoạn hiện nay giải pháp kiềm chế và phòng ngừa luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w