Cải cách hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu 1642 vấn đề lạm phát ở VN trong giai đoạn hiện nay giải pháp kiềm chế và phòng ngừa luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 82 - 88)

- Thứ tư, là tình trạng đầu tư không hiệu quả, thất thoát lớn trong xây dựng cơ bản Chi từ NSNN cho những dự án trọng điểm quốc gia là rất lớn

3.2.1. Cải cách hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước

3.2.1.1. Hệ thống ngân hàng

Đối với bất kỳ một quốc gia nào thì hệ thống ngân hàng cũng là một bộ phận chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, giúp điều tiết hoạt động lưu thông tiền tệ - tín dụng trong toàn bộ nền kinh tế, được ví như chiếc máy bơm máu cho toàn bộ nền kinh tế hoạt động. Xây dựng những biện pháp kiểm soát lạm phát thì trước tiên phải có một hệ thống ngân hàng hoạt động nhạy bén, hiệu quả và có hiệu lực mạnh đủ sức can thiệp vào nền kinh tế. NHNN phải có khả năng dự báo diễn biến kinh tế vĩ mô, để giúp cho việc hoạch định và thực thi CSTT có hiệu quả, tác động tích cực với sự ổn định thị trường tài chính tiền tệ và kinh tế vĩ mô, các NHTM là kênh truyền dẫn các tác động của thay đổi chính sách tiền tệ của NHTW tới nền kinh tế, có tác dụng làm hoạt động của nền kinh tế năng động và nhạy bén hơn.

Giai đoạn 2001-2006 là thời kỳ Luật NHNN và Luật Các tổ chức tín dụng bắt đầu phát huy tác dụng, tạo hành lang pháp lý đưa hệ thống NH đến một giai đoạn phát triển mới có tính chất bước ngoặt, hoạt động và cơ cấu của hệ thống ngân hàng 2 cấp tiếp tục được củng cố, hoạt động NHNN ngày càng theo chức năng NHTW, các NHTM đã thu được những thành công nhất định trong cơ cấu lại tổ chức và hoạt động nhằm thích ứng với những cơ hội và thách thức của một thị trường tài chính ngân hàng hoạt động trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Tuy đã đạt được những thành quả đáng kể nhưng tiến trình tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng vẫn rất chậm. Các NHTMNN và các rủi ro của họ phát sinh từ khu vực KTNN trở thành điểm yếu cơ bản của hệ thống tài chính Việt Nam. Thêm vào đó tiến trình cổ phần hóa NHTM mặc dù đang được diễn ra sôi động nhưng vẫn còn những hạn chế, tồn tại, nhất là những rào cản pháp lý làm cho tiến trình cổ phần hóa NHTM gặp những khó khăn. Chẳng hạn như

Pháp lệnh Ngân hàng chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài (chủ yếu là các ngân hàng nước ngoài) không được phép góp vốn hơn 30% vốn vào ngân hàng trong nước và mỗi chủ thể không được phép góp hơn 10%, tỷ lệ này tính cho các NHTM Việt Nam là rất nhỏ, làm cho những nhà đầu tư nước ngoài kém hào hứng trong việc tham gia làm nhà đầu tư chiến lược mà chủ yếu là tham gia với động cơ kiếm lời từ buôn bán cổ phiếu và làm cho các NHTM trong nước không tận dụng được thế mạnh và kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao và bền vững cho nền kinh tế, để thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh gay gắt khi Việt Nam gia nhập AFTA và WTO thì việc đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng là vô cùng cấp bách. Việc cải tổ hệ thống ngân hàng cần:

a) Đối với Ngân hàng Nhà nước

Tăng cường tính độc lập tương đối của NHNN, NHNN cần chủ động hơn trong việc thực thi CSTT và hoạt động ngân hàng, NHNN cần có sự tách biệt tương đối với Chính phủ trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình, không cần thực hiện những nhiệm vụ khác thay Chính phủ tránh giảm hiệu quả của CSTT, tránh can thiệp biện pháp hành chính vào CSTT.

Đổi mới cơ cấu tổ chức NHNN từ Trung ương đến địa phương theo hướng tập trung, gọn nhẹ, hình thành các chi nhánh khu vực.

Nâng cao năng lực và vai trò kiểm toán nội bộ để nâng cao công tác điều hành từ Trung ương đến địa phương, qua đó tăng cường hiệu lực các chính sách điều hành thị trường và quản lý thị trường tốt nhất.

Hoạch định và thực thi CSTT trong mối quan hệ với khu vực kinh tế đối ngoại và khu vực sản xuất vật chất và dịch vụ của nền kinh tế. Tăng cường áp dụng những công nghệ hiện đại vào công tác dự báo, đánh giá diễn biến tiền tệ cũng như các khâu khác trong điều hành CSTT.

NHNN cần tăng cường kiểm soát với lượng tiền cung ứng M2, tín dụng ngân hàng vì đại lượng này có liên quan đến mục tiêu kiểm soát lạm phát; tăng cường năng lực dự báo M2, MB và số nhân tiền thông qua việc tính toán, kiểm tra, phân tích tỷ lệ tiền mặt, tỷ lệ dự trữ, cần đặc biệt chú ý đến tác động

của sự thay đổi công nghệ và thể chế tới số nhân tiền và vòng quay của tiền để tăng cường kiểm soát lượng tiền cung ứng, kiểm soát lạm phát.

Tăng cường cơ chế phối hợp giữa NHNN với các bộ, ngành trong quá trình hoạch định và thực thi CSTT nhằm hạn chế những tác động ngược chiều của chính sách kinh tế vĩ mô tới mục tiêu của CSTT nhằm triệt tiêu hiệu quả của nhau.

Tăng cường quy mô, tần suất giao dịch và tính cạnh tranh của nghiệp vụ thị trường mở của NHNN, mở rộng chủng loại và khối lượng giấy tờ có giá sử dụng trong các nghiệp vụ thị trường mở, dần tiến tới tự do hóa lãi suất đấu thầu tín phiếu và trái phiếu kho bạc.

Xây dựng những biện pháp kiểm soát lượng vốn quốc tế và nợ nước ngoài theo quy định BASEL I trong đó NHTW cần tập trung giám sát việc vay và bảo lãnh của NHTM, kể cả vay trung hạn và dài hạn, đồng thời giám sát các luồng chu chuyển vốn quốc tế trên thị trường vốn dựa trên kết quả phân tích đánh giá rủi ro và xếp hạng các NHTM theo chuẩn mực Quốc tế.

b) Đối với hệ thống ngân hàng thương mại

- Quán triệt hơn nữa động cơ cải tổ của ngân hàng, chặt chẽ hơn nữa điều kiện tái hóa vốn.

- Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Quốc tế, xóa bỏ cho vay theo chính sách.

- Xây dựng cơ chế hiệu quả hơn để giải quyết nợ khó đòi, xử lý dứt điểm nợ tồn đọng và làm sạch bảng cân đối của NHTMNN, xây dựng

cơ chế

ngăn chặn gia tăng nợ xấu. Một biện pháp hiệu quả khi giải quyết nợ

khó đòi

là bán những khoản nợ này cho các công ty mua bán nợ đang được thành lập.

- Cơ cấu lại tổ chức bộ máy các NHTMNN từ Trung ương tới chi nhánh theo hướng gọn nhẹ, phù hợp với thông lệ Quốc tế và xu hướng phát triển

công nghệ.

- Nâng cao năng lực hoạt động kinh doanh bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và tăng cường năng

NHTM bằng lợi nhuận để lại, phát hành cổ phiếu, sáp nhập, hợp nhất, mua lại, bảo đảm duy trì vốn tự có của các tổ chức tín dụng phù hợp quy mô tài sản có trên cơ sở thực hiện tỷ lệ an toàn tối thiểu 9%.

- Làm mạnh mẽ các quy định, kiểm tra giám sát hiệu quả, tăng cường công tác kiểm toán đạt tiêu chuẩn Quốc tế.

- Đẩy nhanh hơn nữa tiến trình cổ phần hóa các NHTMNN, mở rộng phạm vi cho phép các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tổ chức tín dụng

uy tín và có tiềm lực về tài chính, công nghệ, quản lý mua cổ phần và tham

gia điều hành tại NHTM Việt Nam.

- Trong việc hoàn thiện môi trường pháp lý trong lĩnh vực tiền tệ, cần đặc biệt nhấn mạnh tính minh bạch và công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh

lành mạnh, tăng cường tính hiệu quả và độ an toàn trong hệ thống ngân hàng.

3.2.1.2. Doanh nghiệp Nhà nước

Sự hoạt động yếu kém của khu vực kinh tế nhà nước là một trong những nguyên nhân chủ chốt gây mất cân đối trong nền kinh tế, là nguồn gốc căn bản gây nên lạm phát ở Việt Nam, thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát thì phải cải tổ hệ thống DNNN triệt để và sâu sắc hơn nữa, muốn vậy trong thời gian tới cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Xóa bỏ triệt để bao cấp với DNNN cả qua tín dụng ngân hàng, qua hoạt động của quỹ hỗ trợ phát triển và ngân hàng chính sách.

- Tổ chức lại các DNNN, nâng cao chất lượng hoạt động, năng lực quản lý và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh cổ phần hóa và tư nhân hóa DNNN hơn nữa, và biện pháp đẩy mạnh cổ phần hóa và tư nhân hóa đó là: xóa bỏ mức trần nắm giữ cổ

phiếu doanh nghiệp của Nhà nước; nâng cao tính minh bạch; chuyển trách

Trong thời gian tới, điều hành CSTT cần đổi mới một cách căn bản công tác dự báo và xây dựng CSTT hàng năm theo hướng áp dụng mô hình kinh tế lượng vào phân tích dự báo, lượng hoá các mục tiêu CSTT trong từng thời kỳ. Theo đó:

- Cần nâng cao khả năng dự báo lạm phát của NHNN để đưa ra con số lạm phát chỉ tiêu sát với thực tế hơn nhằm đưa ra những giải pháp, chính sách

đúng đắn. NHNN cần chú trọng hơn nữa việc thu thập, tổng hợp, phân

tích số

liệu; tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ các kiến thức kinh tế vĩ

mô cơ

bản của nền kinh tế thị trường; trích lập quỹ đào tạo cán bộ ở lĩnh vực phân

tích dự báo các chỉ số kinh tế vĩ mô có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ nước ngoài;

xây dựng chính sách thu hút nhân tài được đào tạo ở nước ngoài. Không ngừng học hỏi kinh nghiệm của các nước trong việc tính toán, lập kế hoạch

thực hiện mục tiêu lạm phát.

- Xây dựng mô hình dự báo tiền tệ trên cơ sở thiết lập cơ sở dữ liệu của 10 năm qua và có kế hoạch đào tạo kiến thức về kinh tế lượng, lập chương

trình tài chính cho cán bộ.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin trong nội bộ ngành và xây dựng hệ thống thông tin kết nối giữa các Bộ, ngành để phục vụ cho việc xây dựng

chương trình tiền tệ hàng năm và điều hành CSTT của NHNN.

3.2.2.2. Nâng cao năng lực điều hành CSTT

Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực điều hành CSTT thông qua việc xác định rõ cơ chế chuyển tải tác động CSTT và đổi mới cơ chế điều hành cung ứng tiền theo thông lệ quốc tế, cụ thể:

- Đối với công cụ nghiệp vụ thị trường mở: NHNN cần hoàn thiện để đưa nghiệp vụ thị trường mở trở thành công cụ chủ yếu trong điều hành CSTT.

Để đạt được mục tiêu trên, bên cạnh việc thực hiện các giải pháp củng

cố và

phát triển thị trường tiền tệ, việc nâng cao chất lượng công tác phân tích

và dự

báo vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng là rất cần thiết. Trên cơ sở đó,

NHNN có thể thực hiện điều hành khối lượng tiền cung ứng, tác động

vào tiền

dự trữ của hệ thống ngân hàng và lãi suất trên thị trường tiền tệ một

cách chủ

động, hiệu quả.

Các cơ chế, quy chế làm cơ sở pháp lý cho hoạt động của thị trường cần được rà soát lại để kịp thời điều chỉnh theo hướng tạo điều kiện thu hút thành viên tham gia thị trường. Đồng thời, NHNN cần tiếp tục nghiên cứu để mở rộng thêm nhiều loại hàng hoá (như các loại trái phiếu, các chứng khoán do các TCTD Nhà nước phát hành...) có thể sử dụng trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở.

Việc cải tiến chế độ cung cấp thông tin và việc đẩy mạnh tiến độ hiện đại hoá hệ thống thanh toán liên ngân hàng, phát triển thị trường liên ngân hàng là cơ sở để nâng cao hiệu quả của hoạt động nghiệp vụ thị trường mở.

- Đối với công cụ tái cấp vốn: Công cụ tái cấp vốn cần được hoàn thiện theo hướng thực hiện vai trò là công cụ cấp tín dụng ngắn hạn của NHNN, NHNN cung ứng phương tiện thanh toán cho các NHTM và thực hiện vai trò "người cho vay cuối cùng". Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu cần được điều chỉnh ngày càng linh hoạt hơn trên cơ sở bám sát diễn biến thị trường và mục tiêu điều hành CSTT.

- Đối với các công cụ hỗ trợ như lãi suất, tỷ giá: Việc điều hành lãi suất, tỷ giá cần được thực hiện linh hoạt theo hướng tiến tới mục tiêu tự do hoá.

NHTW và lãi suất cho vay của NHTW như Úc, NHTW Châu Âu, hoặc sử dụng lãi suất thị trường mở làm lãi suất định hướng khi qui mô hoạt động nghiệp vụ thị trường mở phát triển.

Riêng đối với tỷ giá, để hạn chế tình trạng đô la hoá, tỷ giá cần tiếp tục điều hành linh hoạt, phù hợp với cung - cầu trên thị trường. Biên độ giao dịch có thể xem xét điều chỉnh theo hướng không gây tâm lý chờ đợi giảm giá đồng Việt nam. Hơn nữa, NHNN cần có các biện pháp tiếp tục phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để tỷ giá thực sự do các lực lượng thị trường quyết định.

3.2.2.4. Xây dựng thị trường tiền tệ vững mạnh

NHNN cần xây dựng thị trường tiền tệ vững mạnh theo hướng bảo đảm thị trường tiền tệ đóng vai trò tiếp nhận, chuyển tải tác động hiệu ứng của các quyết định điều tiết tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đến cung - cầu vốn cuả nền kinh tế.

Để nâng cao hiệu quả của CSTT, NHNN cần sớm thực hiện các biện pháp cần thiết thúc đẩy sự phát triển của thị trường tiền tệ (hoàn thiện cơ sở pháp lý, tăng cường việc giới thiệu các công cụ thị trường tiền tệ, xây dựng thị trường thứ cấp..).

- Công nghệ và nghiệp vụ ngân hàng cũng cần không ngừng đổi mới, đảm bảo việc điều chuyển vốn nhanh, linh hoạt trong từng ngân hàng và giữa

các ngân hàng.

- Nâng cao năng lực quản lý vốn khả dụng của các NHTM và đặc biệt việc cơ cấu lại và hiện đại hoá hệ thống ngân hàng cũng cần đẩy nhanh

tốc độ

để hệ thống ngân hàng Việt Nam trở thành một hệ thống ngân hàng lành mạnh, hiệu quả, đủ sức đứng vững trong cạnh tranh, hội nhập.

Một phần của tài liệu 1642 vấn đề lạm phát ở VN trong giai đoạn hiện nay giải pháp kiềm chế và phòng ngừa luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w