Diễn biến mức độ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2002-

Một phần của tài liệu 1642 vấn đề lạm phát ở VN trong giai đoạn hiện nay giải pháp kiềm chế và phòng ngừa luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 37 - 41)

3. Tham gia vào các hoạt động chiến

2.1.1. Diễn biến mức độ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2002-

Trong những năm qua, tình hình lạm phát ở Việt Nam có những biến động phức tạp, tỉ lệ lạm phát không ổn định, tăng giảm thất thường qua các năm, cụ thể:

Bảng 2.1. Một số chỉ số kinh tế giai đoạn 2002 - 2010

Giai đoạn 2002-2006 là giai đoạn lạm phát được kiểm soát ở mức vừa phải, có xen kẽ lạm phát cao vào năm 2004 với mức lạm phát là 9,5%. Thật vậy, năm 2002 đã chấm dứt thời kỳ giảm phát, lạm phát ở mức 4% năm 2002 và 3% năm 2003, tốc độ tăng trưởng GDP là 7,08% năm 2002 và 7,34% năm 2003.

Đến năm 2004 thì chỉ số giá tiêu dùng tăng đột biến 9,5%, vượt xa dự kiến đầu năm, cao hơn chỉ tiêu 5% Quốc hội đề ra. Tuy nhiên, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng giảm dần qua các quý của năm 2004. Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân theo tháng trong Quý 1 là 1,63%/tháng, Quý 2 là 0,73%/tháng, Quý 3 là 0,47%/tháng, Quý 4 là 0,27%/tháng.

Năm 2005 là năm có tỷ lệ lạm phát lên tới 8,4%, thấp hơn mức 9,5% của tháng 12 năm 2004, tuy nhiên vẫn cao hơn mục tiêu Quốc hội đặt ra cho năm 2005 là 6,5%, chỉ số giá của tất cả các nhóm hàng hoá đều tăng và lạm

phát nhóm phi lương thực thực phẩm tăng 6,4%, cao hơn nhiều so với mức tăng 4,7% của năm 2004.

Năm 2006, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng giảm xuống còn 6,6% so với mức 8,4% của năm 2005, lạm phát bình quân giảm xuống còn 7,4% so với mức 8,3% của năm 2005.

Biểu 2.1. Chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn 2002-2006

Nguồn: Tổng cục Thống kê [2.1.1]

Trong giai đoạn 2002-2006, lạm phát bình quân được kiểm soát ở mức vừa phải 6,3%/năm, đây là mức lạm phát khá hợp lý để tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế. Để có thể kiểm soát được lạm phát ở mức một con số này, tốc độ tăng M2 bình quân giai đoạn này được duy trì ở mức 27,07%/năm, bội chi Ngân sách Nhà nước/GDP bình quân năm được giữ ở mức 4,88%. Do có được tỷ lệ lạm phát ở mức vừa phải, tăng trưởng kinh tế GDP giai đoạn 2002- 2006 bình quân đạt 7,78%/năm, tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu được giữ ở mức 17,44%/năm. Như vậy có thể thấy, tỷ lệ lạm phát là một trong những điều kiện tiên quyết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô.

b) Giai đoạn 2007 - 2008

Giai đoạn 2007 - 2008 là giai đoạn tỷ lệ lạm phát có sự gia tăng đột biến và đạt ở mức cao. Năm 2007, lạm phát vượt xa ngưỡng hai chữ số với

12,63%, cao hơn mức 6,6% của năm 2006, lạm phát bình quân cũng tăng từ 7,45% lên 8,3%.

Biểu 2.2. Chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn 2007-2008 CPI SO vái tháng trước nấm 2007,2008

Năm 200"

Tháng Thcaig Tháng Tháng Thcmg Tháng Tháng Tháng Tháng Thán,

1---2---3---4---5---Ố---7---ố’---9---Tzr

Nguồn: Tổng cục Thống kê [2.1.1]

Trong 10 nhóm hàng hoá của rổ CPI thì có 7 nhóm hàng có mức tăng cao hơn cùng kỳ, lần lượt là nhóm Lương thực (1,52%), thực phẩm (5,33%), Nhà ở vật liệu xây dựng (1,71%), Hàng hoá dịch vụ khác (0,3%), Giao thông (0,66%), May mặc giày dép mũ nón (0,48%), Thiết bị đồ dùng gia đình (0,44%), Văn hoá thể thao giải trí và Giáo dục có mức tăng thấp hơn cùng kỳ (Bảng 2.2). Năm 2007, trong cấu thành CPI, chỉ số giá Lương thực thực phẩm và CPI loại trừ Lương thực thực phẩm đều có mức tăng cao hơn cùng kỳ.

Năm 2008 lạm phát tiếp tục tăng mạnh, bình quân tăng 22,97%. Trong đó, nhóm Lương thực, thực phẩm đều tăng mạnh so với năm 2007, tương ứng từ 1,52% lên 4,26% và từ 5,33% lên 6,69%. Theo đó, nhóm LTTP đã có tác động lớn đến mức tăng của lạm phát.

Trong giai đoạn 2007-2008, lạm phát bình quân đã có sự gia tăng đột biến và đứng ở mức cao 16,26%/năm. Điều đáng chú ý là trong giai đoạn này, lạm phát liên tục trong 2 năm liền đều đứng ở mức 2 con số, nó cho thấy lạm phát tại Việt Nam đã có dấu hiệu chưa được kiểm soát tốt. Lạm phát liên tục đứng ở mức cao đã tác động rõ rệt đến tăng trưởng kinh tế, trong giai đoạn này tăng trưởng kinh tế GDP bình quân chỉ đạt 7,39%/năm, đây mặc dù vẫn là

mức tăng trưởng đáng khích lệ nhưng đã có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại. Bên cạnh đó, tỷ lệ nhập siêu so với nhập khẩu có sự gia tăng và đạt mức bình quân là -28,29%/năm. Nhìn vào Bảng 2.1 có thể thấy, việc gia tăng tốc độ M2 và bội chi Ngân sách Nhà nước gây áp lực cho sự gia tăng lạm phát của giai đọan này. Việc tăng M2 (46,12%) và bội chi ngân sách/GDP (6%) trong năm 2007 được xem là nguyên nhân tác động và khiến cho tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong năm ngay đó, năm 2008 là 19,89%, đây là mức cao nhất trong 10 năm qua.

Bảng 2.2. Mức tăng của các nhóm hàng trong lạm phát CPI

ăn uống 5

1- Lương thực 0.34 0.38 1.87 1.02 1.39 1.52 4.26 0,74 1,472- Thực phẩm 2.34 0.86 5.06 3.54 1.39 5.33 6.69 1,08 4,06 2- Thực phẩm 2.34 0.86 5.06 3.54 1.39 5.33 6.69 1,08 4,06 3- Ăn uống ngoài gia

đình________________

0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 2.62

Một phần của tài liệu 1642 vấn đề lạm phát ở VN trong giai đoạn hiện nay giải pháp kiềm chế và phòng ngừa luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w