Tác động tiêu cực của lạm phátđến nền kinh tế

Một phần của tài liệu 1642 vấn đề lạm phát ở VN trong giai đoạn hiện nay giải pháp kiềm chế và phòng ngừa luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 28 - 30)

3. Tham gia vào các hoạt động chiến

1.5.2. Tác động tiêu cực của lạm phátđến nền kinh tế

1.5.2.1. Tác động đến tính hiệu quả của nền kinh tế

- Lạm phát làm biến dạng cơ cấu đầu tư: Lạm phát khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào những lĩnh vực đầu tư có thời gian thu hồi vốn ngắn

do e ngại rủi ro và nhường phần còn lại cho Nhà nước. Ngoài ra lạm phát

cũng khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài rút vốn về do e ngại tính hiệu quả

của nguồn vốn trong một môi trường không an toàn. Tác động này làm giảm

méo tín hiệu giá, tạo nên những kỳ vọng ảo tưởng cho nền kinh tế và giảm tính hiệu quả những quyết định mua bán.

- Lạm phát làm phát sinh chi phí điều chỉnh giá và lãng phí thời gian: Một thực tế không thể chối cãi là khi đối mặt với lạm phát cao sẽ làm phát

sinh chi phí điều chỉnh giá và lãng phí thời gian của Chính phủ cho việc đối

phó với tình trạng tăng giá của tiền tệ. Đó là chi phí cho việc báo giá,

sửa giá,

sửa thực đơn..., đi kèm với nó là thời gian cho việc đến ngân hàng rút

tiền và

điều chỉnh kế hoạch.

- Lạm phát làm giảm sức cạnh tranh với nước ngoài: Tác động này được thực hiện thông qua việc tăng tỷ giá hối đoái, làm giảm sức mua của

đồng tiền, khuyến khích nhập khẩu và gây bất lợi đối với xuất khẩu và nền

sản xuất trong nước. Nói chung lạm phát làm giảm tính cạnh tranh của nền

kinh tế.

1.5.2.2. Tác động đến nghèo đói và phân phối thu nhập

Tác động này của lạm phát đặt cơ sở trên khả năng ảnh hưởng của nó tới giá trị thực tế của tài sản:

Lãi suất thực tế = lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát

- Phân phối lại giữa người đi vay và người cho vay: Khi trong nền kinh tế xảy ra lạm phát nếu lạm phát là dự kiến được thì của cải có xu hướng chuyển từ tay người đi vay đến người cho vay, người cho vay có lợi

hơn, nếu

mức lạm phát là không dự kiến được thì của cải có xu hướng chuyển từ tay

người cho vay sang người đi vay, người cho vay sẽ bị thiệt hơn vì họ sẽ được

thiệt thòi thuộc về người nắm giữ những tài sản này vì mức lạm phát đã đẩy lãi suất thực của những tài sản này xuống. Nếu hàng hóa mua bán là tài sản thực hoặc là tiền mặt thì với mức lãi suất tính trước và lạm phát dự kiến thấp hơn thì người bán tài sản luôn bị thiệt thòi kể cả là bán trả góp. Phần thiệt từ tay người bán chuyển đến tay người mua.

- Phân phối lại giữa Chính phủ và dân chúng: Trong trường hợp xảy ra lạm phát thì phần thiệt thòi thường nghiêng về phía công chúng vì họ cho nhà nước vay một lượng lớn tài sản tài chính với lãi suất ấn định trước trong một thời gian khá dài từ 1 đến 5 năm chủ yếu là trái phiếu chỉnh phủ, công trái.... Thứ hai là các khoản chi trả cho công chúng như tiền lương và trợ cấp thường ấn định trước trong một thời gian dài, nếu có thay đổi thì cũng không theo kịp mức độ lạm phát. Thứ ba là thu nhập của chính phủ từ các loại thuế lũy tiến như thuế thu nhập và thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ tăng lên do lạm phát đội mức giá của hàng hóa và thu nhập danh nghĩa của người lao động lên.

Nói chung lạm phát không dự kiến được có xu hướng chuyển của cải từ tay người cho vay sang người đi vay và nếu lạm phát giảm xuống không dự kiến được thì có xu hướng ngược lại. Tuy nhiên, lạm phát chỉ có tác dụng xáo trộn tài sản trong xã hội, phân phối lại thu nhập giữa các nhóm dân cư một cách ngẫu nhiên, nhưng nó không gây thiệt thòi đáng kể với riêng một nhóm nào vì trong xã hội mỗi nhóm luôn vừa là người mua lại vừa là người bán.

1.5.2.3. Tác động đến tình trạng cán cân thanh toán quốc tế

Nếu tỉ lệ lạm phát trong nước cao hơn tỉ lệ làm phát nước bạn hàng thì giá hàng xuất khẩu trong nước tăng lên, trong khi giá hàng xuất khẩu của nước ngoài lại trở nên rẻ đi, thúc đẩy hoạt động nhập khẩu, làm xấu đi tình trạng của tài khoản vãng lai, gây áp lực đối với tỉ giá. Tỉ lệ lạm phát cao cùng với bội chi tài khoản vãng lai có thể tạo nên tâm lý trông đợi một sự giảm giá của đồng nội tệ so với ngoại tệ, tạo nên áp lực mạnh hơn đối với tỉ giá.

Một phần của tài liệu 1642 vấn đề lạm phát ở VN trong giai đoạn hiện nay giải pháp kiềm chế và phòng ngừa luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w