Những hạn chế, tồn tại trong việc kiểm soát lạm phát

Một phần của tài liệu 1642 vấn đề lạm phát ở VN trong giai đoạn hiện nay giải pháp kiềm chế và phòng ngừa luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 71 - 72)

X. Văn hoá, giải trí và du lịch

2.3.2. Những hạn chế, tồn tại trong việc kiểm soát lạm phát

Những minh chứng ở trên cho thấy diễn biến lạm phát luôn thất thường và khó dự đoán chẳng hạn như thời kỳ lạm phát gia tăng đột ngột năm 1998 rồi lại rơi vào tình trạng giảm phát liền trong 3 năm từ 1999 đến 2001, bước sang thời kỳ 2004-2005 lạm phát lại ở sát ngưỡng 10% gây nhiều lo ngại. Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đặt ra hàng năm của Quốc hội, chỉ tiêu lạm phát được đặt ra dựa trên những dự đoán và kỳ vọng cho năm sau, tuy nhiên việc thực thi kế hoạch luôn gặp phải những diễn biến khó lường từ lạm phát và mục tiêu kiểm soát lạm phát vừa phải hàng năm luôn không theo đúng thậm chí cách xa kế hoạch.

Qua các số liệu trên, chúng ta thấy rằng tình hình kiểm soát lạm phát ở Việt Nam còn nhiều điều đáng nói, tuy chủ trương các năm đặt ra đều là một mức lạm phát vừa phải nhưng chỉ tiêu thực hiện lại cách kế hoạch khá xa, rõ ràng cả công tác thực hiện lẫn việc đặt ra kế hoạch đã không ăn khớp với nhau. Khi lạm phát tăng cao, sự phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô để kiểm soát lạm phát chưa được coi trọng, do chính sách kiểm soát lạm phát chủ yếu sử dụng thắt chặt chính sách tiền tệ, điều chỉnh chính sách tài khóa và chính sách đầu tư ít được sử dụng làm cho công tác phòng, chống lạm phát còn hạn chế. Chủ trương lạm phát vừa phải là đúng đắn nhưng phải dựa trên

tình hình thực tế trong nước và trên thế giới trên cơ sở phân tích và dự đoán những biến cố có thể xảy ra chứ không nên quá lạc quan.

Một phần của tài liệu 1642 vấn đề lạm phát ở VN trong giai đoạn hiện nay giải pháp kiềm chế và phòng ngừa luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w