Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính sách tiền tệ và

Một phần của tài liệu 1642 vấn đề lạm phát ở VN trong giai đoạn hiện nay giải pháp kiềm chế và phòng ngừa luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 97 - 102)

- Thứ tư, là tình trạng đầu tư không hiệu quả, thất thoát lớn trong xây dựng cơ bản Chi từ NSNN cho những dự án trọng điểm quốc gia là rất lớn

3.2.5. Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính sách tiền tệ và

chính sách

tài khoá nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô

CSTT và CSTK là bộ phận có vị trí đặc biệt quan trọng và không thể tách rời trong hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô của mọi quốc gia. Sự phối hợp hài hoà giữa CSTK và CSTT có vai trò hết sức quan trọng với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc dân.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã có những thành công nhất định trong việc hoạch định và thực thi hai chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng này. Tuy nhiên, ở một chừng mực nào đó, sự phối hợp giữa hai chính sách này đôi khi còn những khó khăn nhất định, chưa thực sự nhất quán về mặt mục tiêu, sự phối hợp về mặt kỹ thuật điều hành, còn có lúc chưa tạo điều kiện, hỗ trợ nhau để phát huy hiệu quả cao nhất của mỗi công cụ.

CSTT và CSTK có đối tượng điều chỉnh riêng theo đuổi những mục đích khác nhau để đạt được cùng mục tiêu kinh tế vĩ mô, song giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng lẫn nhau. Thực tế, các chính sách điều hành của NHNN và các cơ quan chức năng trong thời gian qua đã tương đối kịp thời và hiệu quả, gói kích cầu của Chính phủ đã đi đúng hướng và phù hợp giúp nền kinh tế từng bước đi vào ổn định. Tuy nhiên, đôi lúc CSTT và CSTK vẫn còn lệch pha nhau, chưa có sự phối hợp thực sự trơn tru trong việc cùng thực hiện mục tiêu mà Chính phủ đề ra. Các giải pháp thực thi CSTT và CSTK nếu được cân nhắc phối hợp kịp thời với nhau trong từng điều kiện cụ thể thì sẽ góp phần hỗ trợ lẫn nhau thực hiện các giải pháp tổng thể đã đề ra. Trong thực tế, hai chính sách này có thể dẫn đến kết quả ngược chiều nhau. Trong trường hợp đó, Chính phủ và các cơ quan chức năng cần cân nhắc mức độ áp dụng của từng chính sách để đảm bảo đạt mục tiêu một cách hiệu quả nhất và đôi khi có nhiều “bộ chỉ tiêu bất khả thi” nên phải có sự ưu tiên cho từng mục tiêu trong từng giai đoạn cụ thể.”.

Từ thực trạng cân đối thu - chi ngân sách Việt Nam trong những năm gần đây, có thể thấy những bất cập trong quá trình phối hợp giữa CSTK và CSTT của Việt Nam:

Thứ nhất, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả và đồng bộ giữa BTC và NHNN trong việc thực thi CSTT và CSTK. Việc điều hành CSTT được giao cho NHNN còn CSTK được giao cho BTC đảm nhận. Tuy nhiên, trong thời điểm nhất định, vẫn tồn tại những xung đột lợi ích giữa NHNN và BTC. NHNN ưu tiên thực hiện CSTT còn BTC thì ưu tiên thực hiện dự toán NSNN được duyệt. Thiếu sự phối hợp giữa hai chính sách mà mỗi cơ quan được giao và ưu tiên thực hiện dẫn tới những xung đột ngoài quy luật thị trường. Sự bất cập đầu tiên được thể hiện ở việc hàng năm NHNN tính toán mức cung tiền, điều tiết lượng tiền do Chính phủ phê duyệt; để tài trợ cho thâm hụt ngân sách thì CSTT phải được tính toán cân đối lượng tiền cần thiết cần phải được đưa vào hay rút ra khỏi lưu thông. Trong khi đó, BTC lại quy định tần suất tiến hành các phiên đấu thầu chứng khoán nợ; lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ và tín phiếu kho bạc chủ yếu do BTC quản lý và ấn định ở mức cao hơn lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại. Các chứng khoán Chính phủ và lãi suất phát hành trái phiếu phát hành qua NHNN luôn

bị khống chế ở mức tối đa. Điều này gây khó khăn cho việc điều hành CSTT. Do không có sự phối hợp nhịp nhàng giữa NHNN và BTC nên nhiều khi việc phát hành trái phiếu gặp rất nhiều khó khăn. Khi NHNN thấy thời điểm thích hợp cho phát hành trái phiếu thì BTC lại chưa sẵn sàng hoặc chưa thể thực hiện do những điều kiện khách quan làm chậm tiến độ, ảnh hưởng đến quá trình thực thi CSTT.

Thứ hai, bất cập trong sự không đồng nhất các mục tiêu mà cả CSTT và CSTK hướng tới. Trong thời gian 2000- 2003, việc thực thi CSTT và CSTK nới lỏng đã giúp nền kinh tế thoát khỏi tình trạng giảm phát và ổn định mức lạm phát thấp hơn 5%. Tuy nhiên, do GDP tăng trưởng liên tục qua các năm và thâm hụt ngân sách từ 2003 đến nay luôn ở mức cao đã tạo mầm mống lạm phát ở mức hai con số (2007, 2008 2010 và ngay cả năm 2011). Lẽ ra đầu năm 2008, Quốc hội cần họp để điều chỉnh dự toán NSNN theo hướng giảm thâm hụt, cắt giảm chi tiêu thường xuyên đển kiềm chế lạm phát nhưng mục tiêu lạm phát năm 2008 đặt ra không vượt quá tỷ lệ lạm phát năm 2007. Trong điều kiện như vậy, NHNN đã tăng tỷ lệ DTBB và phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu phân bổ bắt buộc cho các TCTD để giảm lượng tiền lưu thông. Tác động của việc này là tính thanh khoản của các NHTM bị giảm sút nghiêm trọng dẫn đến chạy đua lãi suất, cắt giảm các khoản cho vay khiến doanh nghiệp gặp khó khăn. Sự phối hợp thiếu đồng bộ của hai chính sách đã làm cho năm 2008 không đạt được hiệu quả kiềm chế lạm phát.

Thứ ba, việc NHNN tái cấp vốn cho các NHTM. Mục đích cho vay tái cấp vốn của NHNN với NHTM là để đảm bảo khả năng chi trả và đảm bảo khả năng thanh toán, NHNN thực hiện là người cho vay cuối cùng đảm bảo an toàn hệ thống. Tuy nhiên, thực tế việc tái cấp vốn của NHNN cho các NHTM hoặc có khi tạo nguồn cho các NHTM cho vay theo chỉ định, theo kế hoạch của những năm trước đây. Dường như thuật ngữ tái cấp vốn đã được chuyển thành cấp vốn cho các NHTM. Hoạt động này không thể đảm bảo một CSTT độc lập và hoạt động hiệu quả trong cơ chế thị trường.

Từ thực tế bất cập trong điều hành, phối hợp CSTT và CSTK, trong thời gian tới NHNN và BTC cần tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong điều hành CSTT và CSTK, cụ thể:

Thứ nhất, cần tiến hành nghiên cứu, xây dựng mô hình định lượng và phân tích định tính về khả năng phối hợp giữa CSTT và CSTK trong từng tình hình kinh tế cụ thể để có căn cứ xác định mức độ, liều lượng can thiệp của từng chính sách đến tổng cầu của nền kinh tế. Chính phủ cần có quy định phân công trách nhiệm một bộ nào đó là chủ trì trong việc thiết lập chương trình tài chính hàng năm và 5 năm là căn cứ, cơ sở cho các bộ thực thi các chính sách vĩ mô được đồng bộ cả về mục tiêu lẫn giải pháp điều hành.

Thứ hai, cần tăng cường sự hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan chức năng, nhất là NHNN và BTC về các vấn đề mang tính kỹ thuật trong quá trình thực thi CSTT và CSTK. Chính phủ cần thống nhất trong các chính sách nhằm đảm bảo mục tiêu chung, cân nhắc tác động trái chiều của các chính sách. Các đơn vị chức năng cần tăng cường hơn nữa mối quan hệ phối hợp và cung cấp thông tin, đảm bảo các thông tin liên quan phải được thông tin kịp thời và cân nhắc, phối hợp triển khai.

Thứ ba, tăng cường tính độc lập cũng như gia tăng thẩm quyền cho NHNN trong việc thực thi CSTT. Đây là tiền đề quan trọng cho CSTT được thực thi kịp thời và hiệu quả. Trong những năm trở lại đây, các nước phát triển rất chú trọng đến vai trò độc lập của NHTW. Cách thức đạt được sự độc lập là khác nhau như ECB, FED, NHTW Anh nhưng đều có mục tiêu chung là bình ổn giá cả. ECB có sự độc lập rất lớn khi hướng tới mục tiêu ổn định giá cả và lạm phát không quá 2%. Nhìn chung, CSTT của các nước này hướng tới là ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát. Chính sách hối đoái, tiền tệ phải tránh cho CSTK bị sức ép quá lớn, Chính vì vậy, khi Đức chấp nhận ổn định giá cả thì cũng yêu cầu chi tiêu chính phủ của các nước thành viên không được vượt ngưỡng. Một khi đã giao cho NHTW thực thi CSTT ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát thì cũng không mong mỏi nhiều nó sẽ trực tiếp đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Trong dài hạn, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của CSTT chính là tạo điều kinh kinh tế vĩ mô tốt qua việc ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát. Nhìn chung, các nước kinh tế mới nổi thì mối quan hệ của NHTW và BTC thường hữu cơ do thị trường đang trong giai đoạn non trẻ nên sự tham khảo có thể giúp ứng phó tốt hơn với các diễn biến bất thường của nền kinh tế.

Thứ tư, kiểm soát chặt chẽ cung tiền và tín dụng để hạn chế rủi ro tín dụng nhất là gói hỗ trợ lãi suất, trong hoàn cảnh hiện nay, nếu tín dụng gia tăng mạnh sẽ tạo điều kiện cho lạm phát trở lại và nhập khẩu gia tăng và nền kinh tế sẽ quay lại vòng xoáy như trước khủng hoảng. Cần tiếp tục duy trì hướng kích cầu nhưng cần tăng cường kiểm soát chất lượng các khoản tín dụng hỗ trợ lãi suất ngắn hạn. Cần hoàn thiện cơ chế quản trị rủi ro và nâng cao hiệu quả, quyền lực của thanh tra, giám sát ngân hàng.

Thứ năm, giảm chi tiêu Chính phủ, điều chỉnh lại ưu tiên đầu tư công. Hiện nay, mức thâm hụt ngân sách của Việt Nam đã ở rất cao. Với quy mô kích cầu được tính toán lên đến 10%GDP, gánh nặng nợ công đối với ngân sách Chính phủ đang tiến dần tới ngưỡng nguy hiểm khi xem xét đến các nguồn tài trợ thâm hụt truyền thống. Do vậy, Chính phủ không thể tăng chi tiêu từ ngân sách mà tập trung điều chỉnh ưu tiên cho hoạt động đầu tư của Chính phủ nên dành cho các dự án đầu tư trong nước tạo việc làm và khuyến khích sản xuất trong nước, xuất khẩu. Các biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ cũng cần chú ý kích cầu tiêu dùng.

Thứ sáu, giảm giá dần VND một cách có kiểm soát. Chính sách này sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu, làm giảm thâm hụt cán cân thương mại trong bối cảnh chi tiêu Chính phủ đang rất lớn dẫn tới thâm hụt NSNN và cán cân thương mại cao. Chính sách này trong trường hợp được thực hiện phải được tiến hành song song với kiểm soát chặt chẽ thâm hụt NSNN và lãi suất tiết kiệm. Cũng cần lưu ý tác động tiêu cực của chính sách này là : nguy cơ lạm phát, nợ của một số doanh nghiệp và Chính phủ sẽ tăng tương đối, phản ứng tiêu cực của người dân với VND.

Thứ bảy, về dài hạn, các cơ quan chức năng cần thực hiện các biện pháp tạo ra sự phát triển bền vững cho nền kinh tế đất nước như nâng cao hoạt động của các doanh nghiệp, lành mạnh hoá hệ thống tài chính - ngân hàng; các chương trình xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu; đưa các dự án công trình vào sản xuất để gia tăng sản lượng; tạo công ăn việc làm, trợ cấp cho người có thu nhập thấp. Cần hoàn thiện các quy định quản lý, tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận cũng như minh bạch hoá thông tin thị trường và cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tài chính - ngân hàng, đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá

các doanh nghiệp nhà nước. Cần phải hoàn thiện những quy định pháp luật nhằm tạo sự luân chuyển hợp lý giữa các dòng vốn trên thị trường tài chính, song song với đó là hoàn thiện các quy định về quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Mặt khác các NHTM, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm trong nước phải khẩn trương điều chỉnh cơ cấu tổ chức, mô hình hoạt động, quản trị điều hành... đặc biệt là tăng vốn điều lệ nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập.

Một phần của tài liệu 1642 vấn đề lạm phát ở VN trong giai đoạn hiện nay giải pháp kiềm chế và phòng ngừa luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w