Hoàn thiện và nâng cao chính sách tài khóa

Một phần của tài liệu 1642 vấn đề lạm phát ở VN trong giai đoạn hiện nay giải pháp kiềm chế và phòng ngừa luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 95 - 97)

- Thứ tư, là tình trạng đầu tư không hiệu quả, thất thoát lớn trong xây dựng cơ bản Chi từ NSNN cho những dự án trọng điểm quốc gia là rất lớn

3.2.4. Hoàn thiện và nâng cao chính sách tài khóa

3.2.4.1. Thực hiện chính sách chi Ngân sách Nhà nước hiệu quả

Thu chi ngân sách là một trong những nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến lạm phát cầu kéo, điều này vẫn luôn đúng đối với thực tế ở Việt Nam.

Trong những năm vừa qua, tình hình thu chi ngân sách không ngừng được lành mạnh hóa, thâm hụt ngân sách đã được khống chế ở mức thấp, thường là dưới 5% GDP. Tuy nhiên do chính sách kích cầu của Chính phủ trong một vài năm gần đây khiến chi ngân sách có xu hướng tăng lên (từ - 2,7% năm 2002 lên -4,3% năm 2004 và tăng lên -6,9% năm 2009 và 5,6% năm 2010), đặc biệt là chi cho đầu tư phát triển và cơ sở hạ tầng, do vậy mà lạm phát cũng bắt đầu có dấu hiệu gia tăng.

Để giải quyết tổng thể vấn đề bội chi NSNN trong thời gian tới, chúng ta cần thiết phải có những quy định chặt chẽ hơn, theo đó có thể áp dụng các giải pháp sau:

- Tập trung các khoản vay do Trung ương đảm nhận. Các nhu cầu đầu tư của địa phương cần được xem xét và thực hiện bổ sung từ ngân sách cấp

trên. Thực hiện như vậy tránh được đầu tư tràn lan, kém hiệu quả và để tồn

ngân sách quá lớn và quản lý chặt chẽ số bội chi NSNN. Hiện tại, chúng ta

đang đứng trước mâu thuẫn giữa nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển với nguồn

lực hạn hẹp. Nếu thực hiện thắt chặt, hạn chế vay để đầu tư sẽ ảnh

hưởng tới

sự tăng trưởng của nền kinh tế đang có nhu cầu vốn rất cao. Nhưng nếu chúng

ta không kiểm soát chặt chẽ các khoản vay nợ của NSNN, nhất là vay của

ngân sách địa phương, thì nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh tài chính

quốc gia,

sự bền vững của NSNN. Thực hiện đầu tư tập trung cũng có lợi là bảo đảm

phát triển hài hoà, cân đối giữa các vùng, miền trong toàn quốc. Kinh nghiệm

của Trung Quốc: nghiêm cấm ngân sách các địa phương vay vốn dưới

bất kỳ

hình thức nào, các khoản chi đầu tư của địa phương được xem xét tính

toán và

bổ sung từ ngân sách trung ương.

- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, nhất là ngân sách các địa phương. Do vậy, khi các địa phương

vay vốn

để đầu tư, sẽ kiên quyết không bố trí nguồn chi thường xuyên cho việc vận

hành các công trình khi hoàn thành và đi vào hoạt động cũng như chi

nợ của ngân sách địa phương sẽ là gánh nợ của NSNN trong khi việc đầu tư lại dàn trải, kém hiệu quả.

3.2.4.2. Hoàn thiện hệ thống thu thuế

Thuế có vai trò quan trọng trong việc điều tiết kinh tế vĩ mô nền kinh tế quốc dân, điều tiết mọi hoạt động giữa các thành phần kinh tế, giữa các ngành, giữa các vùng nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Mặt khác thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN mà nguồn thu ngân sách hàng năm chiếm 18% đến 20% GDP. Do vị trí quan trọng của thuế, đòi hỏi phải thu đúng,thu đủ, chống thất thu có hiệu quả là vấn đề hết sức khó khăn phức tạp, nhưng cũng là yêu cầu cấp bách vừa nhằm tăng thu cho NSNN, vừa khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển.

Những năm gần đây, chính sách và cơ chế quản lý thu thuế đã có nhiều đổi mới, góp phần tăng thu cho ngân sách, khuyến khích sản xuất, kinh doanh đúng hướng. Tuy nhiên, để hoàn thiện hệ thống thu thuế, Nhà nước cần sửa đổi bổ sung hoàn thiện các sắc thuế hiện hành, ban hành các sắc thuế mới, đổi mới quy trình quản lý thuế, nâng cao quyền tự chủ cho đối tượng nộp thuế, tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật về thuế, cải cách bộ máy và tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thuế, đẩy mạnh và đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra thuế...

Một phần của tài liệu 1642 vấn đề lạm phát ở VN trong giai đoạn hiện nay giải pháp kiềm chế và phòng ngừa luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w