Các nguyên nhân, yếu tố cơ bản của lạm phát Việt Nam gia

Một phần của tài liệu 1642 vấn đề lạm phát ở VN trong giai đoạn hiện nay giải pháp kiềm chế và phòng ngừa luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 43 - 48)

X. Văn hoá, giải trí và du lịch

2.1.2. Các nguyên nhân, yếu tố cơ bản của lạm phát Việt Nam gia

đoạn từ

năm 2002 - 2010

Nguyên nhân gây ra lạm phát thời kỳ này chủ yếu là do cầu kéo, ch i phí đẩy và các yếu tố khác như luồng vốn nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, do yếu tố tâm lý...

2.1.2.1. Nguyên nhân do cầu kéo

Do chi tiêu dùng của các hộ gia đình tăng: Từ đầu năm 2003 đến nay, qua nhiều lần tăng lương đồng loạt trong khối cán bộ công chức Nhà nước hưởng lương từ ngân sách, lĩnh vực kinh tế cổ phần, tư nhân, tác dụng làm tăng quỹ mua của xã hội.

Do áp lực tăng trưởng kinh tế cao: Để đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân cho giai đoạn 2002-2010 đạt 7,5-8%, phấn đấu đạt trên 8%/năm, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nới lỏng tiền tệ, tăng cung tiền kích thích đầu tư.

Chi tiêu của Chính phủ: Chính phủ liên tục chi tiêu vượt quá thu ngân sách dẫn đến tình trạng bội chi thường xuyên. Các lý do chủ yếu làm tổng chi tiêu của các chủ thể kinh tế tăng nhanh trong thời gian qua:

Thứ nhất, do thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng trong nhiều năm làm tổng phương tiện thanh toán tăng cao, gây áp lực trực tiếp đến lạm phát. Chính sách này được áp dụng từ sau cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á nhằm phục vụ chính sách kích cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Chính phủ. Bằng việc cung ứng mạnh tiền cơ sở (MB) qua mua ngoại tệ cùng với việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, MB và M2 liên tục tăng với tốc độ trên dưới 25%/năm trong nhiều năm. Sự gia tăng mạnh MB, M2 trong nhiều năm đã để lại hậu quả làm giá cả tăng mạnh từ năm 2004 đến nay.

Thứ hai, tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nóng cũng với chất lượng tín dụng hạn chế của hệ thống ngân hàng trong những năm gần đây là nguyên nhân quan trọng tiếp theo gây lạm phát do cầu kéo.

Trong các năm 2003 - 2005, dư nợ tín dụng tăng mạnh với tốc độ tăng 28,41% vào năm 2003, 41,65% năm 2004, 31,7% năm 2005 và tăng kỷ lục 46,4% vào năm 2007. Song điều đáng lo ngại là các ngân hàng, đặc biệt các ngân hàng cổ phần tăng dư nợ tín dụng quá cao và sử dụng tỉ lệ lớn vốn ngắn hạn cho vay dài hạn, cho vay kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản.

Thứ ba, do tỉ lệ bội chi ngân sách cao ở mức 5%/GDP được giữ liên tục trong nhiều năm trong khi quy mô nền kinh tế ngày càng lớn cùng với sự yếu kém trong kiểm soát chi tiêu đã dẫn tới tình trạng chi đầu tư từ khu vực nhà nước lớn nhưng hiệu quả thấp. Tình trạng thất thoát, lãng phí đang diễn ra trong tất cả các giai đoạn của dự án đầu tư của Chính phủ và theo ước tính mức độ thất thoát, lãng phí là 1 tỉ USD mỗi năm.

Thứ tư, hiệu quả đầu tư ngày càng giảm, biểu hiện qua xu hướng tăng lên của hệ số ICOR từ mức 4,1 (giai đoạn 1990 - 2000) lên xấp xỉ 5 (giai đoạn

2001 - 2005), cao hơn so với nhiều nền kinh tế ở thời kỳ phát triển tương đương làm giảm chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Thứ năm, sự bùng nổ trên thị trường tài sản (TTCK, bất động sản) làm gia tăng giá trị tài sản của một bộ phận dân cư, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng tăng cao.

2.1.2.2. Nguyên nhân do chi phí đẩy

Yếu tố thuộc tiền lương: Các doanh nghiệp Việt Nam thuộc lĩnh vực Nhà nước, cổ phần, tư nhân đều chịu sự tác động gián tiếp bởi bốn đợt tăng lương liên tiếp của Nhà nước đã gây áp lực tăng tiền lương trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuộc thành phần quốc doanh và ngoài quốc doanh. Việc trả lương trong lĩnh vực này còn nhiều bất hợp lý, tiền lương mang tính chất phân phối bình quân, chưa thực sự gắn với năng suất lao động và hiệu quả công việc. Tiền lương chưa phải là động lực để kích thích tăng năng suất lao động.

Các yếu tố ngoài lương: Do cơ cấu hàng xuất - nhập khẩu, trong đó hàng nhập khẩu của Việt Nam, phần lớn là những mặt hàng nguyên vật liệu cho sản xuất như sắt thép, xi măng, thuốc, những mặt hàng nhập khẩu là sản phẩm của dầu như xăng dầu, hóa chất, phân bón, nhựa... Những mặt hàng này có tốc độ tăng giá cao trên thế giới. Trên thực tế những đợt bùng phát tăng giá của thế giới đều ảnh hưởng mạnh đến hệ thống giá của Việt Nam. Tác động của việc tăng tỷ giá kể từ năm 2008 đến 2010 cũng khiến giá hàng hoá nhập khẩu tính bằng VND gia tăng, làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp.

Biến động lãi suất: Từ năm 2004 đến năm 2008, hệ thống các ngân hàng có nhiều cuộc đua tăng lãi suất, trong đó phải kể đến cuộc đua tăng lãi suất vào đầu tháng 6/2008 khi quyết định tăng lãi suất cơ bản từ 12% lên 14% của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ ngày 11/6/2008. Lãi suất đầu vào tăng buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay. Khi lãi đầu vào tăng, nhiều DN đã không điều chỉnh kế hoạch sản xuất, làm chi phí vốn tăng lên, đẩy giá bán sản phẩm của các doanh nghiệp bị đội lên.

Các cú sốc cung trong nước như dịch bệnh, thiên tai khiến giá lương thực, thực phẩm leo thang kể từ năm 2004 đến nay. Hạn hán, rét đậm kéo dài ở các tỉnh phía Bắc và nhất là dịch cúm gia cầm xảy ra trên diện rộng đã hạn chế nguồn cung ứng nông sản thịt gia cầm khiến giá các mặt hàng này tăng

cao, làm giá của nhóm hàng lương thực thực phẩm tăng nhanh. Đây là nhóm hàng có quyền số cao nhất trong rổ hàng hóa tiêu dùng dịch vụ đã kéo chỉ số giá chung tăng cao.

Những nguyên nhân lạm phát do chi phí đẩy và cầu kéo ở Việt Nam xảy ra rất phức tạp, có nguyên nhân xảy ra ngoài dự đoán và kiểm soát của Chính phủ. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, Chính phủ Việt Nam đã đặt nhiệm vụ kiềm chế sự gia tăng lạm phát là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Chính phủ và đã đưa ra nhiều giải pháp quyết liệt để kiềm chế lạm phát như thắt chặt chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, tiết kiệm chi tiêu ngân sách, kiểm soát giá một số mặt hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư...

2.1.2.3. Do cung tiền tăng cao

Mở cửa thị trường tài chính tạo cơ hội tăng vốn cho đầu tư phát triển, nhưng cũng làm tăng khối lượng tiền trong nền kinh tế, đẩy tín dụng của hệ thống ngân hàng lên cao và áp lực VND lên giá. Đây là tình trạng phổ biến ở hầu hết các quốc gia khi mở cửa thị trường tài chính. Để ổn định tỷ giá, tăng dự trữ ngoại tệ NHNN đã cung tiền đồng để mua ngoại tệ, đồng thời hút tiền về thông qua các công cụ CSTT, nhưng do tình trạng đô la hóa còn hiện hữu ở Việt Nam nên tổng phương tiện thanh toán và tín dụng vẫn tăng cao, gây áp lực lạm phát.

2.1.2.4. Do tâm lý và các yếu tố khác

Lạm phát kỳ vọng có xu hướng tăng cao do lạm phát liên tục tăng cao trong 4 năm 2004 - 2007, Chính phủ tăng giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý như điện, than, xăng... và tiến tới xoá bỏ dần bao cấp giá, đặc biệt đối với xăng dầu, nguồn cung lương thực trong nước thiếu hụt, thu nhập của người dân có xu hướng tăng (một phần nhờ sự tăng trưởng mạnh của TTCK, thị trường bất động sản).

Ngoài nguyên nhân tâm lý trên thì lạm phát Việt Nam trong giai đoạn này còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như:

- Luồng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam gia tăng mạnh mẽ từ cuối năm 2006, đặc biệt là vốn đầu tư gián tiếp đã tăng đột biến lên khoảng trên 6 tỷ USD năm 2007, gấp 5 lần của năm 2006, mà chủ yếu đổ vào TTCK. Điều

này gây áp lực làm tăng tổng phương tiện thanh toán và lạm phát, đồng thời gây áp lực làm VND tăng giá;

- Chính sách tiền tệ và tài khoá nới lỏng trong những năm 2002-2006: trong giai đoạn này kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng ở mức rất cao trên 7% và mục tiêu của Chính phủ là ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế, chính mục tiêu này đã khuyến khích cho chính sách tài khóa và tiền tệ được thực hiện theo hướng nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế;

- Công tác quản lý thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu còn hạn chế đã để sốt giá cục bộ xảy ra.

Một phần của tài liệu 1642 vấn đề lạm phát ở VN trong giai đoạn hiện nay giải pháp kiềm chế và phòng ngừa luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w