Quan điểm và mục tiêu kiểm soát lạm phát của Việt Nam

Một phần của tài liệu 1642 vấn đề lạm phát ở VN trong giai đoạn hiện nay giải pháp kiềm chế và phòng ngừa luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 80 - 82)

- Thứ tư, là tình trạng đầu tư không hiệu quả, thất thoát lớn trong xây dựng cơ bản Chi từ NSNN cho những dự án trọng điểm quốc gia là rất lớn

3.1.2. Quan điểm và mục tiêu kiểm soát lạm phát của Việt Nam

Trong phần trình bày về phân loại lạm phát ở Chương 1, lạm phát vừa phải được coi là lạm phát một con số, tức là tỷ lệ lạm phát hàng năm được

duy trì dưới 10%. Đây là loại lạm phát dương cực tiểu và được coi là loại lạm phát tích cực nhất trong những loại lạm phát.

Ở những quốc gia có trình độ phát triển khác nhau cũng như một nước trong những giai đoạn phát triển khác nhau thì cách phân chia trên được xem như chỉ mang tính lý thuyết và không có nhiều ý nghĩa thực tiễn khi đặt nó vào mối tương quan với tốc độ phát triển mà nước đó đang duy trì.

Những nước kinh tế phát triển chẳng hạn như Mỹ, Nhật Bản, Anh.. .thì nền kinh tế được coi là đã vận hành với đầy đủ công suất, tài nguyên không thể khai thác nhiều hơn được nữa thì tương ứng với một tốc độ tăng trưởng khó có thể đạt mức 4% thì một tỷ lệ lạm phát trên 3% (New Zeland, Canada, Australia.) hay trên 4% (Anh, Mỹ.) được coi là cao. Tỷ lệ lạm phát được chấp nhận ở mức vừa phải thường chỉ được phép dao động ở mức 1%-3%.

Tuy nhiên, ở những nước đang phát triển, nền kinh tế đang dần từng bước hoàn thiện, tài nguyên còn dồi dào, tốc độ phát triển cao được ưu tiên thì họ chấp nhận một tỷ lệ lạm phát cao hơn, khoảng từ 5-10%. Ở Việt Nam, Quốc hội là cơ quan cao nhất đặt mục tiêu về tăng trưởng và lạm phát cho từng năm. Theo đó, mục tiêu tăng trưởng kinh tế thường ở mức khá cao và mục tiêu kiểm soát lạm phát thường ở mức khá thấp. Khi đề cập đến mức lạm phát vừa phải cũng xin đề cập đến khái niệm “ngưỡng lạm phát” - là mức lạm phát riêng của từng quốc gia mà nếu vượt qua nó nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng bất ổn. Những nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia kinh tế cho thấy ngưỡng lạm phát an toàn đối với những nước đang phát triển và chuyển đổi có lợi cho tăng trưởng dài hạn là từ 7% - 11%/năm.

Nói chung quan niệm mang tính thực tiễn về mức độ vừa phải của lạm phát đó là tỷ lệ lạm phát nên thấp hơn mức độ tăng trưởng GDP một khoảng từ 1-2% được coi là hợp lý. Tỷ lệ này đảm bảo cho mức tăng trưởng dẫn trước mức độ mất giá của đồng tiền một khoảng cách đủ để hấp dẫn đầu tư, khuyến khích tiêu dùng cũng như gia tăng tích lũy cho nền kinh tế. Hay nói một cách khác, một tỷ lệ lạm phát vừa phải giúp cho nền kinh tế không rơi vào suy thoái, "hâm nóng" nền kinh tế một cách vừa phải và tạo nên sự thay đổi cần thiết cho hàng hóa trên phương diện chất lượng sản phẩm.

Mục tiêu kiềm chế lạm phát được coi là nhiệm vụ kiểm soát và duy trì lạm phát dao động trong một phạm vi an toàn. Mức lạm phát vừa phải này hỗ trợ cho việc ổn định tài chính tiền tệ quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng dài hạn, và là mong muốn của NHTW mọi quốc gia.

Một phần của tài liệu 1642 vấn đề lạm phát ở VN trong giai đoạn hiện nay giải pháp kiềm chế và phòng ngừa luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w