Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu 1642 vấn đề lạm phát ở VN trong giai đoạn hiện nay giải pháp kiềm chế và phòng ngừa luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 67 - 71)

X. Văn hoá, giải trí và du lịch

2.3.1. Những kết quả đạt được

Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát là một vấn đề phức tạp, phải sử dụng tổng hợp nhiều công cụ vĩ mô và phối hợp hoạt động của tất cả các bộ ngành liên quan dưới sự điều tiết chung của Chính phủ. Hàng năm, Quốc hội vẫn đưa ra những chỉ tiêu kinh tế để theo đuổi dựa vào kết quả hoạt động năm trước và mục tiêu hoạt động năm tới, định hướng chung là theo đuổi một tốc độ tăng trưởng cao và một tỷ lệ lạm phát vừa phải.

Đứng dưới góc độ kiểm soát tốc độ tăng của giá thì có thể nói là Việt Nam đã khá thành công trong giai đoạn 2002 - 2006 bằng tỷ lệ lạm phát ở một con số. Nhờ lạm phát được kiểm soát ở mức một con số đã giúp cho nền kinh tế đạt được những chỉ tiêu vĩ mô quan trọng, cụ thể tại Bảng 2.6:

Bảng 2.6. Tỉ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2002 - 2006

2004 5 95 7,5 7,792005 61 8,4 8,5 8,43 2005 61 8,4 8,5 8,43 2006 < 8,5 6,6 8,5 8,17 Tỉ lệ thất nghiệp theo vùng 2002 2003 2004 Cả nước 6,01 5,78 5,60 Đồng bằng sông Hồng 6,64 6,37 6,03 Đông Bac 6,10 5,94 5,45 Tây Bac 5,11 5,10 5,30 Bắc Trung Bộ 5,82 5,45 5,35

Duyên hải Nam Trung Bộ 5,50 5,46 5,70

Tây Nguyên 4,90 4,39 4,53

Đông Nam Bộ 6,30 6,08 5,92

Đồng bằng Sông Cửu Long 5,50 5,26 5,03

Nguồn Tổng cục Thống kê [2.3.1]

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khá cao so với các nước trong khu vực (bảng số liệu trên), từ năm 2000 - 2006 tốc độ tăng GDP của Việt Nam đạt trung bình 7,5%/năm.

Thứ hai, kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp. Trong giai đoạn này, tỷ lệ thất nghiệp nước ta được kiểm soát ở mức khá thấp, đó là nhờ số công ăn việc làm được tạo ra khá ổn định nhờ kinh tế tăng trưởng cao (Bảng 2.6):

Bảng 2.7. Tỷ lệ thất nghiệp của LLLĐ trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị theo vùng lãnh thổ 2002 - 2004

NHNN trong năm 2007-2008 được triển khai phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ, có tác động tích cực đối với kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và duy trì đà tăng trưởng kinh tế, củng cố niềm tin đối với các tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư trong và ngoài nước. NHNN có khả năng điều hành các công

cụ CSTT để kiểm soát tiền tệ, hoạt động ngân hàng phù hợp với mục tiêu kinh tế vĩ mô. Cụ thể :

- Lạm phát đã có xu hướng giảm dần ngoại trừ tháng 5 tăng 3,91% chủ yếu do sốc giá gạo vào tháng 4/2008.

- Tổng phương tiện thanh toán và tín dụng được kiểm soát phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát; 10 tháng đầu năm, tổng phương tiện thanh toán

tăng 9,48%, tốc độ tăng tín dụng chậm dần (10 tháng tăng gần 18% so với

cuối năm 2007), từ đó tác động kiềm chế tăng tổng cầu và giá tiêu dùng. - Tỷ giá VND so với USD trên thị trường liên ngân hàng tăng ở mức độ hợp lý. Tính đến ngày 28/11/2008: 16.483VND/USD, tăng 2,76% so với đầu

năm, phù hợp với cung-cầu ngoại tệ, yêu cầu kiềm chế lạm phát và ổn

định kinh

tế vĩ mô, cùng với cơ chế hỗ trợ vay vốn và mua bán ngoại tệ đối với

xuất khẩu,

cho phép thanh toán bằng ngoại tệ của doanh nghiệp chế xuất; kiểm soát

cho vay

bằng ngoại tệ để nhập khẩu và can thiệp bán ngoại tệ tập trung cho nhập khẩu

các mặt hàng thiết yếu, góp phần bình ổn thị trường ngoại hối và giảm

đáng kể

nhập siêu.

- Lãi suất có xu hướng giảm: Sau những động thái hạ các mức lãi suất chủ

đạo của NHNN, lãi suất huy động và cho vay của các TCTD giảm, tạo

điều kiện

cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay của ngân hàng dễ dàng hơn. Các TCTD

hoạt động an toàn, khả năng thanh toán được đảm bảo. Cho đến nay các TCTD

Thứ tư, tạo lập môi trường đầu tư ổn định và an toàn, thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước nhất là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo nền tảng xác lập vị thế Việt Nam trên thế giới. Những thành công trong công cuộc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam được các nước và các tổ chức Quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Đạt được những kết quả trên là nhờ có việc thi hành và phối hợp những giải pháp có tính đồng bộ như việc điều hành CSTT linh hoạt và uyển chuyển của NHNN, điều hành chính sách tài chính theo hướng kiểm soát chặt chẽ mức thâm hụt ngân sách Nhà nước, nâng hiệu quả chi tiêu NSNN và điều hành chính sách trong việc khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu hiệu quả. Kết quả trên có được cũng là nhờ sự phối hợp khá nhịp nhàng của các bộ, ngành liên quan cùng thực hiện nhiệm vụ kiểm soát lạm phát vì sự phát triển cao và bền vững.

Một phần của tài liệu 1642 vấn đề lạm phát ở VN trong giai đoạn hiện nay giải pháp kiềm chế và phòng ngừa luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w