Đối với các Bộ, Ngành liên quan

Một phần của tài liệu 1642 vấn đề lạm phát ở VN trong giai đoạn hiện nay giải pháp kiềm chế và phòng ngừa luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 104 - 109)

- Thứ tư, là tình trạng đầu tư không hiệu quả, thất thoát lớn trong xây dựng cơ bản Chi từ NSNN cho những dự án trọng điểm quốc gia là rất lớn

3.3.3. Đối với các Bộ, Ngành liên quan

3.3.3.1. Bộ Tài chính

Để tiếp tục tạo điều kiện, khuyến khích đầu tư, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển sản xuất - kinh doanh, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các cơ chế chính sách nhằm khuyến khích đầu tư đối với tất cả các thành phần kinh tế; hoàn thiện chính sách động viên tích cực để giải quyết hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân, vừa đảm bảo nguồn thu cho NSNN, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp tích tụ vốn phát triển sản xuất-kinh doanh... Đồng thời mở rộng các hình thức đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng theo đầu tư kết hợp công - tư và đầu tư tư nhân sở hữu kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng.

Tiếp tục thực hiện huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, đẩy mạnh cơ chế bảo lãnh tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa có các dự án sản xuất - kinh doanh khả thi nhưng gặp khó khăn về tài chính; sử dụng có hiệu quả nguồn trái phiếu Chính phủ cho các dự án giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, hạ tầng nông thôn...

Đặc biệt sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển, hoàn thiện các loại thị trường tài chính và dịch vụ tài chính; đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, sắp xếp lại

doanh nghiệp Nhà nước theo đúng lộ trình, phát triển thị trường chứng khoán, thị trường vốn theo hướng ổn định và minh bạch; tăng cường công tác rà soát, cải cách thủ tục hành chính.

3.3.3.2. Ngân hàng Nhà nước

- NHNN cần tăng cường phát triển các nghiệp vụ NHTW tạo môi trường cho lãi suất của NHTW tác động thực sự đối với lãi suất trên thị trường. NHNN cần nâng cấp thị trường tiền tệ, hoàn thiện công cụ điều hành

lãi suất (đặc biệt lãi suất tái cấp vốn), linh hoạt trong việc sử dụng các

công cụ

khác tương xứng với xu thế và tiến độ hội nhập. NHNN cần nâng cao

hơn nữa

tính thị trường của công cụ này vì như hiện nay ở nước ta công cụ này chưa

được sử dụng hữu hiệu và hiệu ứng chưa thực sự đầy đủ với công dụng

của nó.

Tỷ lệ lãi suất tái cấp vốn cần được xác định dựa trên mức độ tăng

trưởng GDP

mong muốn, mức độ lạm phát dự báo và những mục tiêu của CSTT.

- Tăng cường quản lý và nâng cao dự trữ ngoại tệ quốc gia. Để công tác quản lý, sử dụng dự trữ quốc tế đạt hiệu quả cao, cần tập trung quản lý chu

chuyển nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu thông qua hệ thống NHTM. Điều

đó sẽ

giúp NHNN chủ động trong điều tiết quan hệ cung - cầu ngoại tệ, đảm bảo

bình ổn tỷ giá. Việc tập trung quản lý ngoại tệ vào NHNN cũng giúp

hạn chế

tối đa việc sử dụng dự trữ ngoại tệ quốc gia để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu.

Bên cạnh công tác quản lý, NHNN và BTC cần phối hợp nghiên cứu đưa ra chỉ tiêu mới đo lường dự trữ ngoại tệ quốc gia (bao gồm nâng cao về lượng và đa dạng hoá về chủng loại ngoại tệ), trong đó bao quát tất cả các nhu

- Xây dựng phương pháp tính toán lạm phát cơ bản, dự báo lạm phát. NHNN và Tổng cục Thống kê cần phối hợp nghiên cứu, sớm đưa vào ứng

dụng phương pháp tính toán lạm phát cơ bản, dự báo lạm phát làm cơ sở dự

báo cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế vĩ mô, tạo thế chủ động

trong việc điều hành CSTT và nâng cao niềm tin của các chủ thể kinh tế.

- Bộ Tài chính cần có sự phối hợp chặt chẽ, nhất quán với NHNN trong việc lập kế hoạch, điều chỉnh CSTK cũng như CSTT, đặc biệt trong khâu

quản lý, sử dụng các kênh bơm/hút tiền nhằm đáp ứng phù hợp cung -

cầu về

tiền tệ với công tác điều hành vay bù đắp bội chi và phát hành trái phiếu Chính phủ với công tác điều hành chính sách cung tiền tệ, chính sách lãi suất,

nhằm đảm bảo ổn định vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh

tế và

đảm bảo huy động đủ nguồn cho nhu cầu chi NSNN, đảm bảo an ninh tài

chính quốc gia và mục tiêu kiểm soát lạm phát.

- Bộ Tài chính cần phối hợp chặt chẽ với NHNN dựa trên cơ sở cân đối các chỉ số kinh tế vĩ mô tiến hành lập dự toán NSNN, xác định quy mô thâm

hụt, nhu cầu tài trợ, cơ cấu của các khoản tài trợ cho thâm hụt, thời gian

- Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành xem xét, đưa ra chính sách thuế ưu đãi đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất

mang tính chất hiện đại hoá, ứng dụng công nghệ khoa học tiên tiến và phát

- NHNN và Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ trong việc xác định mức lãi suất trái phiếu CP phù hợp với mặt bằng lãi suất thị trường và định hướng điều hành chính sách tiền tệ. Bộ Tài chính có phương án xây dựng đường cong lãi suất chuẩn làm mức lãi suất tham chiếu cho thị trường và cho điều hành CSTT.

********************

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 của Luận văn đã đề cập đến những nội dung quan trọng trong mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cũng như quan điểm, mục tiêu kiểm soát lạm phát ở Việt Nam. Qua đó, Luận văn đưa ra đề xuất một hệ thống giải pháp nhằm kiềm chế và phòng ngừa lạm phát ở Việt Nam, đồng thời cũng đưa ra những kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ, NHNN và các cơ quan hữu quan để có thể thực hiện được giải pháp một cách tốt nhất.

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về lạm phát và phân tích thực trạng lạm phát giai đoạn 2002-2010 cũng như những bài học kinh nghiệm của một số quốc gia, có thể rút ra một số kết luận sau đây:

1. Lạm phát có nhiều mức độ, cách đo lường và xuất phát từ nhiều nguyên nhân, yếu tố khác nhau, từ nguyên nhân do cầu kéo đến nguyên nhân

do chi phí đẩy; từ nguyên nhân tâm lý đến nguyên nhân kinh tế hoặc

chính trị;

từ yếu tố trong nước đến yếu tố nước ngoài; từ công tác điều hành

CSTT đến

điều hành CSTK,... Dù xuất phát từ nguyên nhân, yếu tố nào thì lạm phát

phân phối thu nhập của dân chúng, đặc biệt nó có thể làm xói mòn niềm tin của công chúng đối với khả năng điều hành của cơ quan quản lý Nhà nước.

2. Nguyên nhân gây nên lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2002-2010 chủ yếu là do chi tiêu dùng của các hộ tăng mạnh, chi tiêu Chính phủ vượt

quá thu ngân sách dẫn đến bội chi ngân sách thường xuyên, hiệu quả

đầu tư

thấp và một phần do áp lực mong muốn đạt được tăng trưởng kinh tế cao.

Ngoài ra, công tác điều hành CSTT trong thời gian qua còn có nhiều bất cập,

cụ thể:

- Về công cụ lãi suất: Công cụ lãi suất chưa thực sự đóng vai trò là định hướng thị trường, chưa đủ “lực” để can thiệp thị trường khi thị trường

có biến

động mạnh.

- Công cụ DTBB: Công cụ DTBB hiện nay chưa bao trùm toàn bộ khối lượng tiền trong nền kinh tế, một số loại tiền gửi khác như tiền ký quỹ, tiền

nhận uỷ thác chưa phải thực hiện DTBB đã ảnh hưởng phần nào đến

khả năng

kiểm soát tiền tệ của công cụ DTBB.

- Công cụ nghiệp vụ thị trường mở còn bị hạn chế bởi mức cung ứng tiền nên khả năng điều tiết của công cụ này bị hạn chế, ưu thế thường thuộc

- Công tác thông tin, thống kê tiền tệ chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý điều hành trong điều kiện hiện nay. Hệ thống thống kê tiền tệ chưa thống kê được đầy đủ hoạt động ngân hàng của các khu vực khác, mức độ chính xác của thống kê tiền tệ chưa cao, việc khai thác các thông tin từ các khu vực khác liên quan đến hoạt động tiền tệ còn hạn chế, nguồn thông tin còn chậm, qua đó hạn chế việc phân tích và dự báo phục vụ cho quá trình điều hành CSTT.

3. Để chủ động, kiểm soát tình hình lạm phát trong những năm tới, chúng ta cần xử lý, thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Cải cách hệ thống ngân hàng và DNNN theo hướng tăng quyền tự chủ và nâng cao năng lực điều hành của NHNN, nâng cao hiệu quả hoạt

động của

các NHTM và DNNN, đặc biệt cần chú trọng đẩy mạnh quá trình cổ

phần hóa

DNNN.

- Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả điều hành CSTT quốc gia, trong đó: Đổi mới một cách căn bản công tác dự báo và xây dựng CSTT, nâng cao năng

lực điều hành CSTT, đồng thời tiếp tục hoàn thiện các công cụ CSTT và xây

dựng thị trường tiền tệ vững mạnh.

- Hoàn thiện các chính sách bổ trợ khác, bao gồm: Chính sách tỷ giá hối đoái; chính sách quản lý ngoại hối; mở rộng và thúc đẩy thanh toán không

dùng tiền mặt.

- Hoàn thiện và nâng cao CSTK, gồm thực hiện chính sách chi NSNN hiệu quả và hoàn thiện hệ thống thu thuế.

- Tiếp tục tăng cường hiệu quả phối hợp giữa CSTT và CSTK nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.

Từ kết luận trên, khuyến nghị:

- Chính phủ cần phải thận trọng, cân nhắc hơn nữa trong việc duyệt các dự án đầu tư công, đặc biệt là các dự án đầu tư nước ngoài cũng như luồng

vốn ngắn hạn nước ngoài đổ vào thị trường tài chính Việt Nam.

- Cần có sự chủ động phối hợp chặt chẽ, nhất quán giữa các Bộ, ngành trong việc xây dựng phương pháp tính toán lạm phát cơ bản, dự báo lạm phát.

trong việc lập kế hoạch, điều chỉnh CSTK cũng như CSTT, đặc biệt

- Chính phủ nên phản ứng linh hoạt và chủ động hơn nữa trước diễn biến của tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước.

Luận văn được tác giả thực hiện trên cơ sở vận dụng lý luận và tiếp thu những kinh nghiệm của một số nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế, áp dụng phân tích vào bối cảnh của Việt Nam. Do lĩnh vực nghiên cứu rộng, có nhiều nội dung khoa học phức tạp nên không tránh khỏi những khiếm khuyết về kết cấu cũng như nội dung. Vì vậy, tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia cũng như tất cả những độc giả quan tâm đến vấn đề này để khi có điều kiện, Luận văn sẽ được hoàn thiện hơn nữa. Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu 1642 vấn đề lạm phát ở VN trong giai đoạn hiện nay giải pháp kiềm chế và phòng ngừa luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w