X. Văn hoá, giải trí và du lịch
2.2.2. về chính sách tài khóa
2.2.2.1. Giai đoạn 2002 - 2006
Trong giai đoạn 2002 - 2006, do tỉ lệ lạm phát tương đối thấp và nền kinh tế cũng tương đối ổn định đã chuyển hướng mục tiêu của Chính phủ từ chống lạm phát cao sang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong giai đoạn này, Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng nhằm thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Mặc dù có thời điểm lạm phát lên tương đối cao như năm 2004 nhưng mục tiêu tăng trưởng cao vẫn được Chính phủ kiên trì theo đuổi.
Năm 2004 là năm tỉ lệ lạm phát tăng cao so với những năm trước đó, với CSTK thắt chặt, Chính phủ đã quản lý chặt chẽ chi tiêu NSNN, đưa ra các giải pháp ổn định thị trường, bình ổn giá, cụ thể:
- Ban hành Nghị định số 169/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 hướng dẫn việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực giá.
- Ban hành Nghị định số 120/2004/NĐ-CP ngày 12/5/2004 về quản lý giá thuốc, phòng chữa bệnh cho người.
- Chính phủ hai lần giảm thuế nhập khẩu và tăng thuế thép một lần:
+ Quyết định số 23/2004/QĐ-BTC ngày 01/3/2004 của Bộ Tài chính về việc quy định tạm thời mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng sắt thép. Theo đó, thuế nhập khẩu phôi thép xuống 0%, thép thành phẩm từ 40% xuống 20% không phân biệt trong hay ngoài ASEAN.
+ Quyết định số 53/2004/QĐ-BTC ngày 15/6/2004 của Bộ Tài chính về việc điều chỉnh trở lại mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng sắt thép. Theo đó, thuế nhập khẩu phôi thép thành phẩm đối với các nước trong ASEAN là 15% và ngoài ASEAN là 20%, phôi thép tương ứng là 5% và 10%.
+ Quyết định số 71/2004/QĐ-BTC ngày 31/8/2004 của Bộ Tài chính quy định giảm thuế nhập khẩu thép xây dựng và phôi thép từ 20% và 10% xuống còn 10% và 5%.
- Giá trần bán lẻ xăng dầu được điều chỉnh tăng 2 lần: Quyết định số 20/2004/QĐ-BTC ngày 21/02/2004 và 56/2004/QĐ-BTC của Bộ Tài
chính về
việc điều chỉnh giá bán định hướng xăng dầu năm 2004.
- Để ổn định thị trường lương thực và phân bón: Công văn số 3612/BTM-XNK ngày 07/7/2004 của Bộ Thương mại về xuất khẩu gạo 6
tháng cuối năm 2004. Theo đó ổn định chỉ tiêu xuất khẩu gạo trong năm 2004
Ngày 31/10/2007, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 23/2007/CT- TTg về tăng cường thực hiện các giải pháp điều hành giá cả, bình ổn thị trường
trong những tháng cuối năm2007 và phục vụ Tết Nguyên đán Mậu Tý 2008. Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, ngành phối hợp với Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các hiệp hội ngành hàng tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp điều hành giữ vững các cân đối kinh tế vĩ mô, kiên quyết thực hiện các giải pháp tại Chỉ thị số 18/2007/CT-TTg ngày 01/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường.
Do lạm phát năm 2007 diễn biến theo chiều hướng phức tạp, vượt xa ngưỡng an toàn và đứng ở mức cao, ngày 17/4/2008, Chính phủ đã có một quyết định khá dứt khoát khi ban hành Nghị quyết số 10/2008/NQ-CP về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững với 8 nhóm giải pháp:
- Thắt chặt tiền tệ
- Thắt chặt tài khóa thông qua rà soát cắt giảm đầu tư Nhà Nước - Tăng cung
- Giảm nhập siêu - Thúc đẩy tiết kiệm
- Tăng cường quản lý thị trường giá cả - Hỗ trợ các chương trình an sinh xã hội
- Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền nhằm ổn định tâm lý xã hội và hạn chế kỳ vọng của lạm phát.
Tiết kiệm chi thường xuyên gần 3 nghìn tỷ đồng
Các ngành, các cấp, các DNNN đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ về tiết kiệm 10% chi thường xuyên trong năm 2008 (trừ các khoản liên quan đến người lao động). Trong đó, các Bộ, ngành, địa phương tiết kiệm được khoảng 2.700 tỷ đồng, bằng 25% tổng dự phòng ngân sách Nhà nước 2008, trong đó các Bộ, ngành tiết kiệm được khoảng 700 tỷ đồng, các địa phương tiết kiệm khoảng 2 nghìn tỷ đồng. Số tiền tiết kiệm này được bổ sung vào nguồn thực hiện chính sách an sinh xã hội; phòng, chống, khắc phục thiên tai, dịch bệnh và các nhiệm vụ cấp bách khác.
Năm
Mục tiêuĐình hoãn, giãn tiến độ gần 2 nghìn dự án, công trìnhThực hiện Mục tiêu Thực hiện
Việc rà soát lại các công trình, dự án, danh mục dự án đầu tư sử dụng vốn từ nguồn NSNN cần phải đình hoãn hoặc giãn tiến độ cũng được các Bộ, ngành, địa phương triển khai nghiêm túc. Theo đó, tổng số công trình, dự án đình hoãn, ngừng triển khai thực hiện và giãn tiến độ thực hiện trong kế hoạch năm 2008 là 1.736 dự án, với tổng số vốn là 5.625 tỷ đồng.
Trong đó, tổng số dự án điều chỉnh giảm của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 290 dự án với tổng số vốn là 4.775 tỷ đồng.
Kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, giảm nhập siêu
Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã tích cực rà soát các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là thủ tục hải quan, thuế... Triển khai nghiên cứu xây dựng các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp phù hợp với cam kết quốc tế để giảm nhập siêu.
Về điều hành xuất khẩu, các Bộ, ngành chức năng đã thực hiện các chính sách để tăng tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó tiếp tục xuất khẩu gạo nhằm bảo đảm an ninh lương thực và bình ổn giá gạo thế giới. Căn cứ vào khả năng cân đối thực tế và bảo đảm an ninh lương thực trong nước, đã xuất khẩu gạo khoảng 4 triệu tấn.
Do tác động trực tiếp của một số chính sách hạn chế nhập khẩu như tăng thuế nhập khẩu ô tô, linh kiện ô tô...; kiểm soát chặt nguồn ngoại tệ cho nhập khẩu nên nhập khẩu có xu hướng giảm dần, đặc biệt là nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu (quý I/2008 nhập siêu bằng 62,7% kim ngạch xuất khẩu, quý II bằng 39,2%, riêng tháng 6 bằng 23,6% kim ngạch xuất khẩu).
Đẩy mạnh sản xuất và bảo đảm cân đối cung cầu
Việc khắc phục hậu quả thiên tai và dịch bệnh đã được thực hiện tích cực để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện tốt các chính sách khôi phục sản xuất lúa Đông Xuân năm 2007-2008 và chăn nuôi tâu, bò bị thiệt hại do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại.
Các Bộ, ngành địa phương đã tích cực tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành chính đối với việc phát triển sản xuất kinh doanh.
Qua việc thực hiện các giải pháp trên, các hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì tốt, giá các mặt hàng trọng yếu trên thị trường về cơ bản được bình ổn, đặc biệt là kịp thời hạ nhiệt giá gạo và xi măng; cơ bản bảo đảm cung - cầu các mặt hàng trên thị trường; góp phần đưa GDP đạt mức tăng trưởng khá trong 6 tháng đầu năm (6,5%) trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn.
Cấp hơn 7.300 tỷ đồng thực hiện chính sách an sinh xã hội
Các Bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương, tích cực, kịp thời giải quyết tình trạng thiếu đói, hỗ trợ sản xuất, sinh hoạt và đời sống cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, khó khăn; giữ ổn định mức thu học phí, viện phí; tiếp tục cho sinh viên, học sinh đại học, cao đẳng, học nghề có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để học tập; tăng mức hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho người nghèo; bảo đảm cung - cầu những mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân, ngân sách Trung ương đã cấp hơn 7.300 tỷ đồng để thực hiện các chính sách an sinh xã hội.