Cơ chế lây truyền H pylori

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em vùng Tây Nguyên, Việt Nam (Trang 31 - 33)

Đường lây truyền nhiễm H. pylori vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên con đường lây truyền phổ biến nhất được các nghiên cứu dịch tễ học khẳng định là lây truyền từ người sang người theo đường miệng – miệng, dạ dày- miệng và phân – miệng [64].

Một vài nghiên cứu sử dụng các kỹ thuật sinh học phân tử như PCR phát hiện sự cĩ mặt của vi khuẩn trong khoang miệng [65], tiếp xúc miệng – miệng được xem là yếu tố nguy cơ làm tăng lây nhiễm H. pylori. Sự khác biệt về văn hĩa và xã hội như tật mớm cơm hay dùng chung đũa thường gặp các nước Châu Phi và Châu Á cĩ thể giải thích cho sự lây truyền miệng – miệng [66],[67]. Bằng chứng về sự lây truyền này được chứng minh qua con của các bà mẹ Ấn Độ giáo thường xuyên lau đầu vú bằng nước bọt trước khi cho trẻ bú và nhai mớm cơm trước khi cho trẻ ăn [68],[69]. Ngồi ra một số nghiên cứu đã thấy rằng tỷ lệ nhiễm H. pylori cao hơn ở người dùng đũa ăn chung một đĩa so với những người ăn riêng đĩa bát (64,8% và 42,3%) [70].

1.2.4.2. Lây truyền theo đường dạ dày – miệng

Chất nơn cũng được xem là một tác nhân quan trọng lan truyền lây nhiễm H. pylori bởi vì vi khuẩn đã được phân lập bằng phương pháp nuơi cấy từ các bệnh phẩm này. Một vài nghiên cứu tại Brazil thấy rằng cĩ sự liên quan giữa nhiễm H. pylori ở dạ dày và sự hiện diện của H. pylori ở khoang miệng [68]. Một nghiên cứu gần đây nhận thấy tỷ lệ nhiễm H. pylori ở khoang miệng bệnh nhân cĩ H. pylori dương tính ở dạ dày cao hơn một cách cĩ ý nghĩa so với bệnh nhân cĩ H. pylori trong dạ dày âm tính (45% so với 23,9%) (OR=3,61, P<0,0001) [65]. Thêm vào đĩ các nghiên cứu này cũng nhận thấy rằng tỷ lệ tiệt trừ H. pylori từ dạ dày (85,8% cao hơn so với khoang miệng 5,7%) (OR=55,59, P<0,00001), và cĩ sự liên quan H. pylori ở khoang miệng, đây cĩ thể là nguồn tái nhiễm sau khi điều trị tiệt trừ H. pylori thành cơng [65].

1.2.4.3. Lây truyền theo đường phân – miệng

H. pylori cĩ thể nuơi cấy dương tính từ dịch của trực tràng và hồi tràng [71]. Al- sulami và cs ghi nhận H. pylori cĩ trong nước uống (khoảng 2%) ở Barsa, Irag [72]. Một nghiên cứu khác ở Pakistan, Samra và cs dùng kỹ thuật PCR đã tìm thấy gien độc lực của H. pylori trong 40% mẫu nước uống [73].

Đường lây truyền này thường gặp các nước đang phát triển nơi mà điều kiện vệ sinh cịn hạn chế và trẻ cĩ nhiều nguy cơ mắc các bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiêu hĩa [71],[72].

Ngồi ra một số tác giả cịn nhận thấy lây truyền theo đường dạ dày – dạ dày. Đây là đường truyền bệnh hiếm gặp do thầy thuốc tạo ra qua nội soi tiêu hĩa. Khi nội soi, kiềm sinh thiết bị ơ nhiễm vì vậy khử trùng khơng sạch cĩ thể lây lan cho người nội soi [45]. Tỷ lệ nhiễm H. pylori do nội soi chiếm khoảng 0,4%. Trong khi đĩ tỷ lệ H. pylori dương tính khi làm thủ thuật nội soi là 60% [65].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em vùng Tây Nguyên, Việt Nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w