Mối liên quan giữa nhiễm H.pylori với một số đặc điểm về tập quán, lối sống,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em vùng Tây Nguyên, Việt Nam (Trang 121 - 128)

lối sống, vệ sinh mơi trường và cá nhân của quần thể nghiên cứu.

- Rửa tay trước khi ăn, rửa tay sau khi đi đại tiện, và cách làm sạch sau khi đại tiện: do đặc trưng của các vùng dân tộc, và các chương trình giáo dục sức khỏe chưa đến tận các buơn làng để giáo dục cho người dân và trẻ em những điều cần thiết trong vệ sinh hàng ngày. Trên thế giới và Việt Nam cũng cĩ nhiều nghiên cứu về rửa tay trước khi ăn, rửa tay sau khi đi đại tiện, và cách làm sạch sau khi đại tiện như rửa bằng nước, lau bằng giấy. . . liên quan đến lây truyền nhiễm H. pylori. Theo nghiên cứu của Linda Moris Brown và cs [99] khảo sát trên 3.288 người ở 13 ngơi làng Trung Quốc bằng phương pháp mơ tả cắt ngang và bộ câu hỏi phỏng vấn, các tác giả nhận thấy rằng, ở những người khơng thường xuyên rửa tay trước khi ăn thì cĩ tỷ lệ nhiễm H.

pylori cao hơn những người rửa tay thường xuyên trước khi ăn (OR=1,7, 95% CI: 1,0-3,0).

Theo nghiên cứu của A. H. M. Alizadeh và cs [152] nghiên cứu trên 1.518 người, tại Iran bằng phương pháp mơ tả cắt ngang và phỏng vấn để tìm hiểu một số yếu tố liên quan, các tác giả nhận thấy rằng khơng cĩ sự liên quan giữa rửa tay trước khi ăn, rửa tay sau khi đại tiện. (X2 = 2,970, P=0,085 và X2

= 0,636, P = 0,525). Bàn luận về vấn đề rửa tay trước khi ăn, rửa tay sau khi đi đại tiện, và cách làm sạch sau khi đại tiện, các tác giả cho rằng cĩ những chứng cứ tìm thấy ADN H. pylori dưới mĩng tay của người bị nhiễm H. pylori, nên cho rằng tay đĩng vai trị quan trọng trong việc truyền bệnh H. pylori [153]. Trong nghiên cứu của chúng tơi chia rửa tay trước khi ăn thành 3 nhĩm: nhĩm I gồm những trẻ khơng bao giờ rửa tay trước khi ăn (chiếm 43,82%), nhĩm II gồm những trẻ cĩ đơi khi rửa tay hoặc khi nhớ khi quên (chiếm 38,93%), nhĩm III gồm những trẻ luơn luơn hay thường xuyên rửa tay trước khi ăn (chiếm 40,70%), khơng thấy cĩ sự liên quan lây nhiễm H. pylori

với rửa tay trước khi ăn (Bảng 3.10).

- Rửa tay sau khi đại tiện: chúng tơi chia rửa tay sau khi đi đại tiện thành 3 nhĩm: nhĩm I gồm những trẻ khơng bao giờ rửa tay sau khi đi đại tiện (chiếm 41,24%), nhĩm II gồm những trẻ cĩ đơi khi rửa tay hoặc khi nhớ khi quên (chiếm 38,54%), nhĩm III gồm những trẻ luơn luơn hay thường xuyên rửa tay sau khi đi đại tiện (chiếm 42,02%), khơng thấy cĩ sự liên quan lây nhiễm H. pylori với rửa tay sau khi đại tiện (Bảng 3.11).

- Cách làm sạch sau khi đại tiện: chúng tơi chia cách làm sạch sau khi đại tiện làm 3 nhĩm: nhĩm I gồm những trẻ chỉ rửa sau khi đi đại tiện (chiếm 36,17%), nhĩm II gồm những trẻ rửa là chính, đơi khi chùi sau khi đi đại tiện (chiểm 43,34%), nhĩm III gồm những trẻ chỉ chùi sau khi đi đại tiện (chiếm 31,72%), khơng thấy cĩ sự liên quan giữa lây nhiễm H. pylori với các phương

pháp làm sạch sau khi đi đại tiện ở trẻ (Bảng 3.12). Nghiên cứu của chúng tơi cũng phù hợp với các giả Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và trong nước của Nguyễn Văn Bàng.

- Cách ăn của trẻ và tình trạng nhiễm H. pylori: Đặc điểm các dân tộc Tây Nguyên theo nguồn gốc xưa cĩ thĩi quen ăn bốc, ăn chung. Đến nay vấn đề ăn bốc, ăn chung chỉ tồn tại một số hộ gia đình vùng sâu, vùng xa, ngày nay do sự phát triển kinh tế xã hội và đời sống nâng cao, người dân được giáo dục tốt vấn đề vệ sinh trên nhiều phương tiện thơng tin đại chúng nên việc ăn bốc, ăn chung ít cịn tồn tại. Nghiên cứu về vấn đề này liên quan đến lây nhiễm H. pylori ở trẻ, theo Tayfun Yucel và cs [146] nghiên cứu trên 200 sinh viên Thổ Nhĩ Kỳ, các tác giả nhận thấy khơng cĩ sự liên quan giữa ăn bốc, ăn chung đến việc lây nhiễm H. pylori (X2 = 2,011, P = 0,156 và X2 = 0,180, P = 0,671). Theo nghiên cứu của Chun Di Xu và cs [138] ở trẻ em Trung Quốc, cĩ thĩi quen ăn chung thức ăn, dùng đũa gắp thức ăn, cĩ tỷ lệ nhiễm

H. pylori cao.

Trong nghiên cứu của chúng tơi chia cách ăn của trẻ thành 2 nhĩm: nhĩm I gồm những trẻ khơng bao giờ ăn bốc (chiếm 39,09%), nhĩm II gồm những trẻ đơi khi hay thường xuyên ăn bốc (chiếm 41,61%), khơng tìm thấy mối liên quan giữa ăn bốc với lây nhiễm H. pylori (Bảng 3.13) và chia sử dụng chung dụng cụ ăn uống (bát, đũa, thìa) thành 2 nhĩm : nhĩm I gồm những trẻ khơng bao giờ sử dụng chung dụng cụ ăn uống (bát ,đũa ,thìa) (chiếm 39,05%), nhĩm II gồm những trẻ đơi khi hay thường xuyên sử dụng chung dụng cụ ăn uống (bát, đũa, thìa) (chiếm 44,12%), khơng tìm thấy mối liên quan giữa sử dụng chung dụng cụ ăn uống (bát, đũa, thìa) với lây nhiễm

H. pylori (Bảng 3.14). Nghiên cứu của chúng tơi cũng phù hợp với nghiên cứu trong nước của Nguyễn Văn Bàng và nghiên cứu của Tayfun Yucel.

- Cha mẹ nhai bĩn thức ăn: Ở các nước đang phát triển đặc biệt là ở Châu Phi, người mẹ thường nhai bĩn thức ăn cho con của họ, tại Việt Nam

hiện tại cũng cĩ một số gia đình nhai bĩn thức ăn cho con, vì họ cho rằng nhai thức ăn sau đĩ cho trẻ ăn giúp trẻ dễ tiêu hĩa thức ăn, nhưng nhai bĩn thức ăn làm lây truyền H. pylori qua đường miệng – miệng. Nghiên cứu của A. skheikhian và cs [154] trên 381 trẻ khỏe mạnh tuổi từ 15 đến 18 tại Iran, các tác giả nhận thấy rằng những trẻ ăn thức ăn nhai bĩn của mẹ cĩ tỷ lệ H. pylori

cao hơn những trẻ khơng ăn thức ăn nhai bĩn (P=0,019). Tại các nước đang phát triển, ghi nhận tại Bangladesh và Ethiopia quan sát thấy rằng những bà mẹ nhai bĩn thức ăn cho con làm lây nhiễm H. pylori cho con. Tại Ethiopia 8 bà mẹ nhai bĩn thức ăn cho con thì cĩ 7 bà mẹ cĩ con của họ bị nhiễm H. pylori so với 37 trong 69 trẻ bị nhiễm H. pylori mà khơng cĩ mẹ nhai bĩn thức ăn [155]. Trong nghiên cứu của chúng tơi khơng thấy cĩ liên quan nhiễm

H. pylori giữa những trẻ ăn thức ăn nhai bĩn của mẹ và những trẻ ăn thức ăn khơng nhai bĩn (OR=1,13, 95% CI: 0,86-1,47) (Bảng 3.15).

- Về nguồn nước sử dụng trong gia đình: Cĩ nhiều nghiên cứu tại các nước phát triển và đang phát triển liên quan đến nhiễm H. pylori do sử dụng nguồn nước. Theo nghiên cứu của Deniz Ertem và cs [150] trên 327 trẻ em Thổ Nhĩ Kỳ tuổi 3-12 tuổi về những yếu tố liên quan đến nhiễm H. pylori các tác giả phân thành 3 nhĩm: Uống nước máy từ thành phố dẫn về, uống nước giếng đào và uống nước đĩng chai, nhận thấy rằng những trẻ sống trong những gia đình uống nước máy từ thành phố dẫn về tỷ lệ nhiễm H. pylori cao hơn 2 nhĩm trẻ nêu trên (P=0,01). Theo nghiên cứu của Zhannat Z và cs[156] về ảnh hưởng của nguồn nước đến nhiễm H. pylori trên 288 người ở Kazakhstan các tác giả nhận thấy rằng những trẻ sống trong những gia đình dùng nước sơng để uống cĩ tỷ lệ nhiễm H. pylori 97% so với những trẻ sống trong những gia đình uống nước máy (OR=13,6 95% CI: 1,8-102, P<0,01). Theo nghiên cứu của F. carter và cs [157] trên 107 trẻ em Ấn Độ, các tác giả phân thành 3 nhĩm dùng nguồn nước uống: Uống nước chai, nước giếng,

nước từ thành phố dẫn về, các tác giả khơng thấy sự khác biệt của nhiễm H. pylori với 3 nhĩm trẻ dùng nguồn nước trên. Nghiên cứu ở Peru của P. D. Klein [41] trên 407 trẻ tuổi từ 2 tháng đến 12 tuổi, các tác giả thấy rằng những trẻ được dùng nguồn nước ngồi gia đình thì cĩ nguy cơ nhiễm H. pylori gấp 3 lần những trẻ dùng nguồn nước bên trong gia đình. Trong nghiên cứu của chúng tơi khơng cĩ sự khác biệt nhiễm H. pylori ở hai nhĩm trẻ dùng nước máy và dùng nước giếng đào hoặc giếng khoan (42,86% so với 40,02%) (OR=0,93 95% CI: 0,36- 2,41) (Bảng 3.16). Hiện nay tại các vùng Tây Nguyên chương trình nước sạch đã phủ kín các buơn làng, do đĩ người dân khơng phải dùng nước sơng hồ để dùng nước ăn, cĩ lẽ điều này cũng làm giảm một phần tỷ lệ nhiễm H. pylori do sự lây lan theo nguồn nước khơng giống như ở Châu Phi. Nghiên cứu của chúng tơi cũng phù hợp với nghiên cứu của F. Carter Ấn Độ và của Nguyễn Văn Bàng Việt Nam [158].

- Vai trị của nhà vệ sinh ảnh hưởng đến nhiễm H. pylori đã được nghiên cứu ở các nước đang phát triển và một số nước phát triển. Theo nghiên cứu của Vitor Camilo Cavalcante Dattoli và cs [151] tại Brazil trên 1104 trẻ tuổi từ 4-11 tuổi các tác giả nhận thấy rằng những trẻ sống trong những hộ gia đình khơng cĩ nhà vệ sinh dội nước thì cĩ tỷ lệ nhiễm H. pylori cao hơn những trẻ sống trong những hộ gia đình cĩ nhà vệ sinh dội nước (OR=2,32, 95% CI: 1,00-1,74). Điều này càng làm củng cố thêm thuyết lây truyền H. pylori theo đường phân-miệng, cĩ thể là một cơ chế quan trọng trong việc lây truyền vi khuẩn [71][72]. Nghiên cứu về ảnh hưởng của chế độ vệ sinh tại hộ gia đình ở Kazakhstan, Zhannatz và cs [156] nghiên cứu trên 288 người, nhận thấy những trẻ sống trong những gia đình cĩ nhà vệ sinh trong nhà bị nhiễm

H. pylori thấp hơn những trẻ đi vệ sinh ngồi ruộng vườn (OR=4,5, 95% CI: 2,3-8,7). Cũng tại Brazil theo nghiên cứu của Mơnica M. C Moraes và cs [145] trên 288 trẻ, các tác giả nhận thấy rằng những trẻ sống trong những hộ

gia đình cĩ nhà vệ sinh bán tự hoại thì cĩ tỷ lệ nhiễm H. pylori cao hơn những trẻ sống trong những hộ gia đình cĩ nhà vệ sinh tự hoại (X2= 5,84, P=0,01). Nghiên cứu của A. H. M. Alizadeh và cs [152] tại Iran trên 1.518 người, các tác giả thấy rằng khơng cĩ sự liên quan giữa nhiễm H. pylori và cĩ hoặc khơng cĩ nhà vệ sinh. (OR=0,99, 95% CI: 0,99 - 1,00). Theo nghiên cứu của Elin Hestvikl và cs [159] ở Uganda về sự liên quan giữa nhiễm H. pylori và các yếu tố nguy cơ trên 427 trẻ tuổi từ 0-12 tuổi, các tác giả nhận thấy rằng khơng cĩ sự khác biệt về nhiễm H. pylori ở trẻ sống trong gia đình cĩ hố xí tự hoại và bán tự hoại. Tại Việt Nam theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Bàng [158] trên 533 trẻ thì khơng thấy sự liên quan giữa yếu tố nhiễm H. pylori và sử dụng nhà vệ sinh.

Trong nghiên cứu của chúng tơi, khi phân tích đơn biến, những trẻ sống trong những gia đình cĩ nhà vệ sinh tự hoại và bán tự hoại cĩ nguy cơ nhiễm

H. pylori thấp hơn những trẻ sống trong những gia đình khơng cĩ nhà vệ sinh 0,34 lần (OR: 0,66, 95% CI: 0,51-0,85) (Bảng 3.17), nhưng khi phân tích đa biến thì khơng thấy cĩ sự liên quan (OR: 1,39 ; 95% CI: 0,29- 6,62) (Bảng 3. 28). Cĩ lẽ ở vùng Tây Nguyên một số người dân sống ở vùng sâu vùng xa, ít sử dụng nhà vệ sinh trong nhà do đĩ những trẻ sống trong những gia đình khơng cĩ nhà vệ sinh cũng cĩ yếu tố nguy cơ nhiễm H. Pylori hơn các trẻ khác. Nghiên cứu của chúng tơi cũng phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả trên thế giới và trong nước của Nguyễn văn Bàng.

- Nuơi động vật trong nhà: Nhiều nghiên cứu nhận thấy rằng động vật nuơi trong nhà là vector gây lây truyền H. pylori. Brown LM và cs [90], nhận thấy mặc dầu phân lập được H. pylori từ dạ dày mèo nhưng cho rằng mèo khơng phải là nguồn lây truyền quan trọng H. pylori cho trẻ. Theo nghiên cứu của Maria P. Dores và cs [160] tại Italia trên 2.810 trẻ em lứa tuổi học đường khỏe mạnh cĩ 1.741 trẻ ở thành thị và 1.069 trẻ ở vùng nơng thơn. Các tác giả

nhận thấy rằng ở vùng nơng thơn, những trẻ sống trong gia đình cĩ nuơi chĩ cĩ tỷ lệ nhiễm H. pylori cao hơn (50%, 75 trong 150 trẻ) những trẻ sống trong những gia đình khơng nuơi chĩ (35%, 321 trong 919) (OR=1,8, 95% CI: 1,3- 2,6, P<0,05). Sự khác biệt này khơng tìm thấy ở nhĩm trẻ thành thị. Trong nhĩm trẻ thành thị tỷ lệ nhiễm H. pylori là 15% ở những trẻ sống trong gia đình cĩ nuơi chĩ (66 trong 437 trẻ) và 13% (170 trong 1.304 trẻ) ở những trẻ sống trong gia đình khơng nuơi chĩ (OR=1,2, 95% CI: 0,9-1,6, P=0,2). Các tác giả nhận thấy rằng những động vật khác ngồi chĩ khơng cĩ liên quan đến tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ. Trong nghiên cứu của chúng tơi khơng thấy sự liên quan giữa nhiễm H. pylori với động vật nuơi trong nhà như chĩ, mèo (38,81% so với 20,32%) (OR=1,03, 95% CI: 0,73- 1,44) (Bảng 3.18). Bàn luận về vấn đề nuơi động vật trong nhà, ở phương Tây, người ta thường nuơi chĩ trong nhà và tiếp xúc gần gũi với người, trong khi đĩ các người dân vùng Tây nguyên nuơi chĩ dùng để giữ nhà, giữ vườn rẫy và ít tiếp xúc với người hàng ngày cĩ lẽ đây cũng là một yếu tố làm giảm lây truyền H. pylori. Nghiên cứu của chúng tơi cũng phù hợp với nghiên cứu của trong nước của Nguyễn Văn Bàng [158] trên trẻ em miền Bắc.

- Sử dụng phân người tươi để bĩn vườn, rẫy. Theo Brown LM và cs [90] nhận thấy sự ơ nhiễm nguồn nước do phân người làm lây truyền H. pylori được ghi nhận. Theo nghiên cứu của Richer và cs [106] tại vùng nơng thơn ( Leipzig) của Đức trên 3.347 trẻ lứa tuổi học đường tuổi từ 5,2 – 7 (trung bình 6,1) và 2.888 bố mẹ trẻ bằng test thở 13C về tỷ lệ nhiễm H. Pylori

và các yếu tố liên quan đến lây nhiễm H. Pylori ở trẻ em, các tác giả nhận thấy rằng dùng phân người để bĩn ruộng vườn liên quan đến lây nhiễm H. Pylori ở trẻ em và cĩ ý nghĩa thống kê (p= 0,048), bàn luận về vấn để này,

các tác giả cho rằng, phân người khi dùng bĩn vườn làm nhiễm bẩn nguồn nước uống, và vấy bẩn lên các loại rau quả. H. Pylori được phân lập từ phân người, cĩ thể tay người nhiễm bẩn hoặc ăn rau bị nhiễm phân người khi khơng được nấu chín. Tại Việt Nam theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Bàng và cs [27], nhận thấy tỷ lệ nhiễm H. pylori ở những trẻ sống trong những gia đình dùng phân bắc tươi để bĩn vườn cao hơn những trẻ khác. Trong nghiên cứu của chúng tơi nhận thấy những trẻ sống ở những hộ gia đình dùng phân người tươi cĩ nguy cơ nhiễm H. pylori cao hơn 1,59 lần những trẻ sống trong những hộ gia đình khơng dùng phân người tươi để bĩn ruộng vườn trên phân tích đơn biến (OR (95% CI) : 1,59 (1,05- 2,41) (Bảng 3.19), nhưng khi phân tích đa biến thì khơng cĩ sự liên quan (Bảng 3.28). Giải thích vấn đề này, các đồng bào người dân tộc và người kinh ở vùng Tây Nguyên thường làm vườn rẫy, thu nhập chính của họ là cà phê, bắp, lúa và trồng rau, vì cuộc sống khĩ khăn nên họ tận dụng người phân người để bĩn rau, do đĩ phân người nhiễm

H. pylori làm lan truyền H. pylori. Hơn nữa trong nghiên cứu của chúng tơi số trẻ sống trong những hộ gia đình cĩ dùng phân bắc tươi chỉ cĩ 120 trẻ , trong khi đĩ cĩ đến 1.068 trẻ sống trong những hộ gia đình khơng dùng phân bắc tươi, do đĩ cĩ tỷ lệ chênh lệch về số lượng quá lớn (Bảng 3.19). Hơn nữa trên thế giới cịn rất ít nghiên cứu về sử dụng phân người làm phân bĩn cho ruộng vườn, tại Việt Nam chỉ cĩ duy nhất một nghiên cứu của Nguyễn Văn Bàng, điều này cần phải cĩ một nghiên cứu chuyên về sự khác biệt ở những trẻ sống trong những hộ gia đình sử dụng phân người tươi để bĩn ruộng vườn và khơng sử dụng trên một diện rộng hơn và quy mơ lớn hơn.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em vùng Tây Nguyên, Việt Nam (Trang 121 - 128)