Mối liên quan giữa nhiễm H.pylori với một số đặc điểm khác của quần thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em vùng Tây Nguyên, Việt Nam (Trang 133 - 135)

quần thể nghiên cứu.

- Vai trị của bú mẹ: trong nghiên cứu của chúng tơi phân thời gian bú mẹ ở trẻ thành 3 nhĩm: từ 0- 12 tháng, từ 13 tháng- 24 tháng và > 24 tháng. Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ bú mẹ từ 0- 12 tháng là 35,68%, 13- 24 tháng là: 39,41%,>24 tháng là 42,61% (Bảng 3.26) khơng thấy cĩ sự khác biệt giữa thời gian bú mẹ. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Bàng và cs trên các đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc thấy trẻ bú sữa mẹ thời gian kéo

dài hơn thì tỷ lệ nhiễm H. pylori cao hơn. Một số nghiên cứu nhận thấy cĩ sự liên quan giữa thời gian bú mẹ với tình trạng nhiễm H. pylori ở trẻ. Theo nghiên cứu của Maryam Monajemzadeh và cs [57] ở Iran nhận thấy những trẻ bú mẹ trong 6 tháng đầu làm giảm nguy cơ nhiễm H. pylori. Nghiên cứu của Malaty (Hoa Kỳ) cho thấy trẻ bú mẹ cĩ nguy cơ nhiễm H. pylori thấp hơn 3 lần so với trẻ ăn nhân tạo. Tại Thổ Nhĩ Kỳ Ertem D và cs [32] nghiên cứu trên 327 trẻ lứa tuổi vườn trẻ nhận thấy những trẻ khơng bú sữa mẹ cĩ tỷ lệ nhiễm

H. pylori cao hơn những trẻ bú sữa mẹ. Bàn luận về vấn đề này các tác giả cho rằng IgA đặc hiệu trong sữa mẹ cĩ vai trị bảo vệ chống H. pylori và giải thích cơ chế ở trẻ bú sữa mẹ, giảm nhiễm H. pylori được nghiên cứu trên

invitro thấy rằng sữa mẹ làm kết dính H. pylori vào những tế bào dạ dày và ghi nhận sữa mẹ ức chế sự kết dính của H. pylori với những tế bào KATO III [27],[32],[57]. Ngược lại theo nghiên cứu của Jafar Soltani và cs [140] ở Iran trên 458 trẻ tuổi từ 4 tháng đến 15 tuổi nhận thấy khơng cĩ sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm H. pylori ở những trẻ bú mẹ. Nghiên cứu của Rothenbacher D và cs [103] tại Đức trên 946 trẻ lứa tuổi đi học các tác giả nhận thấy rằng trẻ bú mẹ cĩ tỷ lệ nhiễm H. pylori cao hơn ở trẻ khơng bú mẹ và cho rằng sữa mẹ khơng bảo vệ chống lại H. pylori ở trẻ em lứa tuổi học đường tại những nước cơng nghiệp phát triển. Nghiên cứu của chúng tơi cũng phù hợp với nghiên cứu của Jafar Soltani (Iran).

- Vai trị sống tập thể: một số nghiên cứu cho rằng trẻ sống tập thể làm tăng lây nhiễm H. pylori do tiếp xúc với các thành viên trong lớp, trong nhĩm … Theo nghiên cứu của Tindberg Y và cs [9] về tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em học sinh Thụy Điển, khơng cĩ chứng cớ lây truyền giữa trẻ em với trẻ em ngồi gia đình. Các tác giả nghiên cứu trên 858 trẻ tuổi từ 10-12 bằng phương pháp mơ tả cắt ngang các tác giả nhận thấy khơng cĩ yếu tố nguy cơ lây nhiễm H. pylori giữa trẻ em trong cùng lớp học. Nghiên cứu của G. Guzmán-

Dominguez và cs [171] nghiên cứu trên 4.565 sinh viên thuộc trường Đại học Mexico trong đĩ cĩ nhiều sinh viên từ Đức, Mỹ, Nhật và các nước khác, nhận thấy sinh viên bị lây nhiễm từ gia đình cĩ H. pylori dương tính chiếm 57% so với 13% sinh viên khơng bị lây nhiễm (P=0,000002). Các tác giả kết luận rằng lây nhiễm H. pylori giữa các thành viên trong gia đình đĩng vai trị quan trọng. Tại Việt Nam theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Bàng và cs [158] nhận thấy những trẻ sống tập thể sớm thì cĩ tỷ lệ nhiễm H. pylori cao hơn các trẻ khác. Trong nghiên cứu của chúng tơi thời gian sống tập thể (đi nhà trẻ, học mẫu giáo hoặc đi học tiểu học) và phân thành 2 nhĩm: nhĩm I gồm những trẻ đến trường, nhà trẻ, mẫu giáo trước 60 tháng (chiếm 43,23%), nhĩm II gồm những trẻ đến trường mẫu giáo, tiểu học sau 60 tháng (chiếm 47,00%) khơng thấy cĩ liên quan về thời gian đến trường với lây nhiễm H. pylori ở trẻ OR=1,02, 95% (CI: 0,71-1,47) (Bảng 3.27). Kết quả của chúng tơi phù hợp với nghiên cứu của các tác giả trên thế giới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em vùng Tây Nguyên, Việt Nam (Trang 133 - 135)