Vấn đề chủng tộc, nhĩm máu, giống nịi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em vùng Tây Nguyên, Việt Nam (Trang 38 - 41)

1.3.10.1. Chủng tộc

a. Những chứng cớ về sự liên quan giữa nhiễm H. pylori và chủng tộc trên thế giới:

Graham DY và cs [8] đã xét nghiệm H. pylori cho 485 người tình nguyện ở Mỹ bằng xét nghiệm huyết thanh học và test thở, thấy rằng tỷ lệ nhiễm H. pylori trong nhĩm người da đen rất cao 70% so với 34% ở nhĩm người da trắng. Nhiễm H. pylori ở trẻ em da đen cũng cao gần gấp đơi so với trẻ em da trắng, tỷ lệ tương ứng là 80% và 43%.

Theo nghiên cứu của Chezian S và cs [91] tại Úc, ở những đứa trẻ Châu Phi định cư tại Úc và nhận thấy rằng 149 trẻ (chiếm tỷ lệ 82%) bị nhiễm

H. pylori. Các tác giả đã kết luận rằng trẻ em Châu Phi định cư tại Úc cĩ tỷ lệ nhiễm H. pylori cao.

Nghiên cứu của Rothenbacher D và cs [7] về xác định tỷ lệ nhiễm H. pylori ở lứa tuổi tiền học đường tại Đức trên 945 trẻ nhận thấy rằng cĩ sự khác biệt lớn tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em sống trong cùng một vùng địa lý, trong cùng một quốc gia, điều này cho thấy cĩ sự liên quan đến điều kiện sống. Trẻ từ 5 đến 8 tuổi mang quốc tịch Đức cĩ 13,4% bị nhiễm H. pylori, ở trẻ cĩ quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ nhiễm H. pylori 66,7%.

Nghiên cứu của Fraser AA và cs [53] về tỷ lệ nhiễm H. pylori ở các chủng tộc khác nhau tại New Zealand trên quần thể 324 trẻ từ 11 đến 12 tuổi nhận thấy trẻ người châu Âu cĩ tỷ lệ nhiễm H. pylori là 7%, trẻ người Maori là 21%, những trẻ ở quần đảo Thái bình Dương là 48%. Tác giả đã kết luận rằng yếu tố dân tộc cĩ nguy cơ nhiễm H. pylori là cĩ thể do tình trạng kinh tế xã hội.

Theo nghiên cứu của Tindberg Y và cs [9] tại Thụy Điển đánh giá huyết thanh học nhiễm H. pylori lứa tuổi học đường của các chủng tộc phối hợp. Các tác giả nghiên cứu trên 858 trẻ tuổi 10 – 12 ở miền Nam Stockholm.

Tất cả trẻ tham gia nghiên cứu thuộc nhiều chủng tộc khác nhau. Nhận thấy trẻ sinh ra ở nước Bắc Âu, Đơng Âu cĩ tỷ lệ nhiễm là 2%, Tây Âu là 29%, Nam Mỹ là 36%, Châu Á là 25%, Trung Đơng là 63%, Châu Phi là 65 %, cĩ sự khác biệt về nhiễm H. pylori ở trẻ em các chủng tộc khác nhau.

Trong nghiên cứu tỷ lệ nhạy cảm với kháng sinh ở Kenya của Andrew Nyerere Kimang’a và cs [92] bằng phương pháp nuơi cấy vi khuẩn trên 696 bệnh nhân bị rối loạn tiêu hĩa (66,1% người lớn và 33,9% là trẻ em). Các tác giả nhận thấy tỷ lệ nhiễm H. pylori là 65% ở người dân di cư đến từ châu Phi, 25% ở những trẻ di cư đến từ châu Á, 56% ở những trẻ châu Phi đến sống ở vùng nơng thơn Kenya, 62% những trẻ người châu Phi sống ở vùng thành thị Kenya và 58% những trẻ người châu Á sống ở giữa 2 vùng thành thị và nơng thơn Kennya.

Nghiên cứu duy nhất về vai trị của di truyền là do Malaty HM và cs [10] nghiên cứu trên 25.000 cặp người lớn song sinh từ 1886-1958 ở Thụy Điển cho thấy cĩ vai trị của di truyền trong lây nhiễm H. pylori. Những nhĩm các cặp sinh đơi cùng trứng cĩ tỷ lệ nhiễm cao hơn hẳn các cặp sinh đơi khác trứng. Gợi ý rằng cĩ thể những yếu tố về gien làm ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm

H. pylori.

b. Những chứng cớ về sự liên quan giữa nhiễm H. pylori và chủng tộc ở các nước Châu Á, Đơng Nam Á và Việt Nam:

Nghiên cứu tại Singapore ở nhĩm trẻ 11 tuổi, tác giả nhận thấy rằng tỷ lệ trẻ gốc người Ấn Độ - Châu Á cĩ tỷ lệ kháng thể với H. pylori cao hơn những người Trung Quốc hoặc Malays với tỷ lệ là 43%, 23%, 20%.

Phản ánh tỷ lệ nhiễm H. pylori cao ở miền nam Trung Quốc và nam Ấn Độ, nơi mà nguồn gốc của các chủng tộc này sinh sống. Ngay cả sự di cư trước đĩ ba thế hệ. Học thuyết này đã ủng hộ sự khác nhau giữa các dịng H. pylori được phân lập từ những nhĩm chủng tộc ở Malaysia [37].

Học thuyết chủng tộc nhấn mạnh ổ nhiễm trùng trong thiên nhiên ở các đảo ngay cả sự tồn tại khác nhau giữa các nhĩm chủng tộc. Ví dụ sự nhiễm H. pylori giữa những người Malays cĩ sự khác biệt giữa vùng bán đảo phía đơng và phía tây. Trong vùng bán đảo phía đơng Malaysia cĩ tỷ lệ nhiễm H. pylori

cao hơn ở vùng Tây Bắc Malaysia. Trong cùng một chủng tộc cĩ sự kết hơn thường xuyên xảy ra thì sự khác biệt này rất ít.

Theo nghiên cứu của Vilaichone RK và cs [93] tại Thái Lan nhận thấy rằng Thái Lan là một nước nằm ở vùng Đơng Nam Á. Đây là vùng cĩ nhiều genotype H. pylori thay đổi từ Đơng Á sang Tây Á. Các tác giả đã dùng phương pháp sinh học phân tử để so sánh nhiễm H. pylori giữa các dân tộc khác nhau của Thái Lan (gồm cĩ Thái, Thái gốc Trung Quốc và Trung Quốc). Genotype ở vùng Đơng Á thường gặp nhất giữa người Trung Quốc (85%) và người Thái gốc Trung Quốc chiếm (55%) và 29% là người Thái.

Nghiên cứu của Goh KL (2009) [11] chuyên gia dịch tễ học nhiễm H. pylori ở Malaysia đã khảo sát nhiều chủng tộc ở Châu Á. Các tác giả cũng nhận thấy người Ấn Độ và người Trung Quốc cĩ tỷ lệ mắc cao hơn người Malaysia. Học thuyết nghiên cứu thuần tập về giống nịi đưa ra giải thích những sự khác biệt này liên quan đến nơi chuyển dịch của giống nịi. Nghiên cứu cịn cho thấy sự khác biệt các dịng vi khuẩn H. pylori giữa những giống nịi. Nghiên cứu về mặt gien học cũng cho thấy sự khác biệt các chủng loại vi khuẩn H. pylori giữa người Trung Quốc, người Ấn Độ và người Malaysia.

Tại Việt Nam, Trịnh Xuân Long, Lị Thị Minh và Nguyễn Văn Bàng (2007) nghiên cứu tại huyện Bát Xát (Lào Cai), tỷ lệ nhiễm H. pylori chung ở trẻ em < 18 tuổi của tất cả các dân tộc là 29%, cụ thể cho các dân tộc như sau: H’mong 16,1%, Tày 26,7%, Dao 20,3%, Dáy 38,5% và kinh 41,1% (p<0,001) [12].

1.3.10.2. Nhĩm máu

Các nghiên cứu từ trước thấy rằng người mang nhĩm máu O thường dễ bị loét tá tràng. Đối với nhiễm H. pylori nghiên cứu của Bhuiyan TR và cs (Bangladesh) thấy người cĩ nhĩm máu B cĩ tỷ lệ nhiễm H. pylori cao hơn các nhĩm khác [42]. Tuy nhiên các nghiên cứu khác trên người lớn, RJ Loffeld và cs [94] trên 402 người cho máu ở Hà Lan khơng thấy cĩ sự liên quan giữa các nhĩm máu và nhiễm H. pylori, chưa thấy nghiên cứu nào gần đây về vấn đề này ở trẻ em.

1.3.10.3. Giống nịi

Một vài nghiên cứu nhận thấy giống nịi cĩ ảnh hưởng đến nhiễm H. pylori. Epplein M và cs [54] nghiên cứu những trẻ được tuyển quân, người Mỹ gốc Châu Phi cĩ thu nhập thấp và những người da trắng ở 12 tiểu bang Đơng Nam của nước Mỹ, nhận thấy tỷ lệ nhiễm H. pylori gia tăng đáng kể ở những trẻ cĩ nguồn gốc Châu Phi, sau khi điều chỉnh về học vấn, kinh tế xã hội và mơi trường, điều này cho thấy cĩ thể là yếu tố di truyền liên quan đến nhiễm H. pylori. Fraser AA và cs [53] khi nghiên cứu về tình trạng thiếu sắt ở trẻ Newzealand cho thấy cĩ sự khác biệt tỷ lệ nhiễm H. pylori ở các vùng, cao nhất ở đảo Thái Bình Dương, trung bình ở Maoni và Châu Á, thấp nhất ở trẻ Châu Âu. Nghiên cứu của Ortiz D và cs [95] trên 95 trẻ tuổi trung bình 7± 3,37 tại 2 cộng đồng dân tộc ở Venezuela cĩ phong tục tập quán khác nhau thì chỉ nhận thấy tỷ lệ nhiễm H. pylori tăng ở những trẻ cĩ điều kiện vệ sinh kém ở 2 cộng đồng dân tộc. Theo nghiên cứu của Pandega N và cs [96] nhận thấy cĩ sự khác biệt trong tỷ lệ nhiễm H. pylori giữa các trẻ sinh ra ở Australia và Newzealand so với những trẻ sinh ra ở nước ngồi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em vùng Tây Nguyên, Việt Nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w