Theo nghiên cứu của một số nước phát triển và đang phát triển, khơng cĩ sự khác biệt về giới ở trẻ em nhiễm H. Pylori [16],[78],[135]. Nghiên cứu của Oya Yucel và cs [136] trên 165 trẻ gồm: 75 trẻ gái, 90 trẻ trai, tại Thỗ Nhĩ Kỳ về những yếu tố liên quan đến lây nhiễm H. pylori và mẹ của trẻ sống trong 3 tầng lớp kinh tế- xã hội khác nhau, các tác giả khơng tìm thấy sự khác biệt nhiễm H. pylori ở hai giới (p= 0,46). Theo nghiên cứu của Zhang Y và cs [137] về tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em cĩ triệu chứng tiêu hĩa tại Quảng Đơng, Trung Quốc, trên 376 trẻ bằng phương pháp dùng test thở C13 tuổi từ 3 đến 16 gồm: 180 trẻ trai và 196 trẻ gái, các tác giả khơng tìm thấy sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm H. pylori giữa nam và nữ (p>0,05). Cũng tại Trung Quốc theo nghiên cứu của Chun Di Xu và cs [138] trên 1.119 trẻ tuổi từ 7- 14, gồm 568 nam và 551 nữ, từ 3 trường tiểu học ( 01 trường cơng lập vùng nơng thơn, 01 trường cơng lập vùng thành thị và 01 trường tư thục) thuộc tỉnh Shangai Trung Quốc bằng huyết thanh chẩn đốn, các tác giả nhận thấy cĩ sự khác biệt nhiễm H. pylori giữa giới nam và nữ và cĩ ý nghĩa thống kê (p= 0,002). Một số nghiên cứu trong nước của Nguyễn Văn Bàng [129],[133], Nguyễn Gia Khánh [6], Hồng Thị Thu Hà [4], thấy khơng cĩ sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ nam và nữ. Theo nghiên cứu của chúng tơi trên 1.188 trẻ, tỷ lệ nhiễm H. pylori ở nam 206 (38,58%), nữ 270(41,28%) (P=0,407) (Biểu đồ 3.3) khơng cĩ sự khác biệt về nhiễm H. pylori giữa 2 giới cĩ ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của chúng tơi cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả trong nước và một số tác giả trên thế giới.
Bàn luận về vấn đề này các tác giả cĩ cùng nhận xét trẻ em sống cùng gia đình, cĩ cùng một điều kiện kinh tế xã hội và yếu tố lây nhiễm như nhau, nên tỷ lệ nhiễm H. pylori như nhau.
4.2. Tuổi
Trong nghiên cứu của chúng tơi cĩ một xu hướng nhiễm H. pylori tăng dần theo độ tuổi, tỷ lệ trẻ em dưới 3 tuổi nhiễm H. pylori là 27,98%, ở độ tuổi 3-6 tuổi là 38,04%, ở độ tuổi >6-10 tuổi là 43,77%, và cao nhất ở độ tuổi >10- 15 là 51,87% (Bảng 3.3), sự khác biệt giữa các nhĩm tuổi cĩ ý nghĩa thống kê (p< 0,001). Trong nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em việt Nam, Dương Quỳnh Hoa và Megraud (1989) [128], trên 104 trẻ khỏe mạnh tại thành phố Hồ Chí Minh, thấy tỷ lệ H. pylori (+) ở nhĩm trẻ < 10 tuổi là 13,1% và ở nhĩm 10- 19 tuổi là 45%. Vương Tuyết Mai (2001) [127] nghiên cứu 202 trẻ khơng triệu chứng tại một số vùng nơng thơn và thành thị thấy tỷ lệ H. pylori (+) ở trẻ <18 tuổi là 55%. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Bàng và cs [27],[129],[130],[133] ở 824 trẻ 6 tháng đến 15 tuổi nằm điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai khơng cĩ triệu chứng tiêu hĩa là 34,0%, 185 trẻ 1- 18 tuổi tại các trại nuơi dưỡng trẻ mồ cơi, tàn tật là 71,4%, 188 trẻ 6 tháng- 18 tuổi tại cộng đồng nơng thơn (Hà Tây) là 41,0%, 384 trẻ từ 6 tháng đến 18 tuổi tại cộng đồng nơng thơn (Nghệ An) là 55,5% và 408 trẻ từ 6 tháng – 18 tuổi tại cộng đồng nơng thơn miền núi phía bắc (Lào cai) là 26,7%. Nghiên cứu của Hồng Thị Thu Hà và cs [4] tỷ lệ nhiễm H. pylori ở nhĩm: 0-4 tuổi: 33%, 5-9 tuổi: 49,2%, 10-14 tuổi: 69,2%, 15-19 tuổi: 78,3%.
Theo nghiên cứu của Rowland M và cs [17] tại Ireland trên 327 trẻ khỏe mạnh tuổi từ 24 đến 48 tháng bằng test thở C13, cĩ 28 trẻ bị nhiễm H. pylori (chiếm 8,6%), tuổi trung bình của 28 trẻ này là 32,78 tháng (± 5,14 tháng), theo dõi trong vịng 4 năm cĩ 20 trẻ bị nhiễm là 5,05%/năm, cao nhất ở lứa tuổi 2-3 tuổi. Các tác giả kết luận rằng tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em rất
sớm và giảm nhanh sau 5 tuổi. Theo nghiên cứu của Aurea Cistina Portorreal Miranda và cs [139] về tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em Brazil các tác giả nghiên cứu trên 326 trẻ tuổi từ 2 đến 16 tuổi nhận thấy tỷ lệ nhiễm H. pylori ở các nhĩm tuổi như sau: 2 tuổi (24%), 2-4 tuổi (20,8%), 4-6 tuổi (25%), 6-8 tuổi (30,8%), 8-10 tuổi (50%), 10-12 tuổi (48%), >12 tuổi (58,3%), các tác giả nhận thấy tỷ lệ nhiễm H. pylori gia tăng từ 20,8% ở tuổi 2-4, đến 58,3% ở trẻ >12 tuổi.
Cũng tại Brazil nghiên cứu tại cộng đồng trẻ em cĩ thu nhập thấp thấy tỷ lệ nhiễm H. pylori 29% ở trẻ nhũ nhi đến 59% ở trẻ lớn hơn 6 tuổi [30].
Tại Libia theo nghiên cứu của Bakka AS và cs [74] nhiễm H. pylori ở trẻ khơng triệu chứng tuổi từ 1- 9 tuổi: 50%, 10-19 tuổi: 84%. Trẻ em lứa tuổi 3 tuổi người Ấn Độ sống ở Nam Mỹ tỷ lệ nhiễm H. pylori trên 80%. Tại Hàn Quốc theo nghiên cứu của Seo JK và cs [76] nhiễm H. pylori ở trẻ 6-8 tuổi là 1,3-1,6%, 8-10 tuổi là 4,4-7,9%. Tại Trung Quốc theo nghiên cứu của Zhang Y và cs [137] trên 376 trẻ em tỉnh Quảng Đơng , Trung Quốc tuổi từ 3 đến 16 tuổi về tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em cĩ triệu chứng về tiêu hĩa, nhận thấy tỷ lệ nhiễm H. pylori ở các nhĩm tuổi như sau : 3-7 tuổi (39,5%), 8-12 tuổi (41%), 13- 16 tuổi (54,5%), các tác giả nhận thấy rằng tỷ lệ nhiễm H. pylori
gia tăng theo tuổi. Cũng tại Trung Quốc theo nghiên cứu của Chun Di Xu và cs [138] về dịch tễ học nhiễm H. pylori ở trẻ em Trung Quốc, dùng phương pháp huyết thanh chẩn đốn trên 1.119 trẻ em tuổi từ 1 đến 14 tuổi, nhận thấy tỷ lệ nhiễm H. pylori ở các nhĩm tuổi như sau: 7 tuổi (30,91%), 8 tuổi (34,93%), 9 tuổi (38,92%), 10 tuổi (46,1%), 11 tuổi (48,67%), 12 tuổi (47,30%) nhận thấy tỷ lệ nhiễm H. pylori tăng dần theo nhĩm tuổi và sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của Jafar Soltani và cs [140] về tỷ lệ nhiễm H. pylori ở vùng tây Iran bằng phương pháp mơ tả cắt ngang, trên 458 trẻ tuổi từ 4 tháng đến 15 tuổi, nhận thấy tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ 4 tháng
(43,6%), 1 tuổi (41,1%), 2 tuổi (66,7%), 5 tuổi (77,6%), 10 tuổi (66,4%), 15 tuổi (90%), nhận thấy cĩ sự gia tăng tỷ lệ nhiễm H. pylori ở các nhĩm tuổi (x2= 98,81, p < 0,001), chỉ cĩ cĩ 2 giai đoạn giảm nhẹ là giai đoạn 1 tuổi và giai đoạn 10 tuổi. Kết quả nghiên cứu của chúng tơi hồn tồn phù hợp với kết quả nghiên cứu trong và ngồi nước về xu hướng gia tăng tỷ lệ nhiễm H. pylori theo tuổi. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Bàng thấy tỷ lệ nhiễm H. pylori tăng theo tuổi (p<0,001), đặt biệt cĩ sự tăng vọt tỷ lệ nhiễm ở nhĩm tuổi 3-6 tuổi , từ 22 lên 43,7%, từ sau 3 tuổi nguy cơ nhiễm H. pylori cũng tăng cao từ 2 đến 2,5 lần so với nhĩm trẻ < 3 tuổi. Tại các nước cơng nghiệp phát triển, một số nghiên cứu thấy bắt đầu nhiễm H. pylori sau 10 tuổi. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy trẻ em các nước phát triển nhiễm H. pylori nhanh nhất vào độ tuổi 2-4 tuổi. Theo Malaty HM và cs [25], nghiên cứu tại Hoa Kỳ theo dõi 224 trẻ trong vịng 21 năm thấy tỷ lệ nhiễm mới cao nhất lúc 4-5 tuổi 2,1%/năm, so với 1,5% lúc 7-9 tuổi và 0,3% lúc 21-23 tuổi. Khi xét mối liên quan giữa nhiễm H. pylori và tuổi, nhiều nghiên cứu thấy rằng tỷ lệ nhiễm H. pylori tăng theo tuổi. Tác động của tuổi và tác động đồn hệ là những cơ chế gây nên sự gia tăng này. Tác động của tuổi quan trọng trong thời thơ ấu, trong khi đĩ tỷ suất hiện nhiễm tăng dần theo tuổi ở người lớn chủ yếu là do tác động đồn hệ. Ở những nước đang phát triển hầu hết mọi người bị nhiễm trong thời thơ ấu, đến năm 20 tuổi tỷ suất hiện nhiễm rất cao và sau đĩ cịn duy trì một thời gian dài [27], (dẫn theo Nguyễn Văn Bàng).
Bàn luận về vấn đề nhiễm H. pylori ở lứa tuổi 4-5 tuổi thường bị cao nhất, một số tác giả cho rằng cĩ lẽ do cơ chế thối nhiễm tự nhiên của H. pylori ở giai đoạn sau 10 tuổi [7]. Một số tác giả khác cho rằng ở trẻ lớn tình trạng sức khỏe tốt hơn giúp trẻ cĩ sức đề kháng hoặc dùng những kháng sinh để điều trị những bệnh nhiễm trùng khác và đồng thời cũng tiêu diệt được một
phần H. pylori [25],[141]. Tuy nhiên những giải thích này khơng thể thuyết phục được nhiễm H. pylori đạt đỉnh cao ở lứa tuổi 15.