1.3.2.1 Sự phát triển kinh tế xã hội
Nền kinh tế là một tổng thể tất cả các yếu tốt có sự liên kết chặt chẽ và ràng buộc với nhau, bất kỳ sự biến động nào của nền kinh tế cũng gây ra những biến động dây chuyền tới các lĩnh vực khác. Hoạt động kinh doanh Ngân hàng là lĩnh vực rất nhạy cảm với biến động của nền kinh tế, các biến động kinh tế tác động nhanh và trực tiếp tới tất cả các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, trong đó có hoạt động kinh doanh TDBL, khi nền kinh tế phát triển hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao thì đời sống người dân được nâng cao, thu nhập tăng lên dẫn đến gia tăng và phát sinh các nhu cầu khác, do vậy nhu cầu thị trường về TDBL tăng lên làm cho cơ hội phát triển TDBL tăng lên. Và ngược lại khi nền kinh tế suy thoái thì nhu cầu xã hội sẽ suy giảm, từ đó dẫn đến suy giảm nhu cầu tín dụng và TDBL sẽ suy giảm.
Ngoài ra các yếu tố xác hội khác như: Tình hình ổn định chính trị xã hội, trình độ dân trí, mức sống, mức thu nhập, thói quen, phong tục tập quán, thị hiếu tiêu dùng ... của người dân ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt và tiêu dùng, từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu về TDBL. Ví dụ địa bàn có đông dân cư, tập trung nhiều người có thu nhập cao, đời sống phát triển thì nhu cầu tiêu dùng ở đó lớn, nhu cầu tín dụng sẽ cao hơn do vậy khả năng mở rộng TDBL tại địa bàn đó sẽ cao hơn. Ngược lại địa bàn kinh tế kém phát triển, người dân không có thu nhập cao và ổn định thì nhu cầu sẽ thấp, chưa phát sinh các nhu cầu nâng cao đời sống do vậy nhu cầu tín dụng sẽ thấp, khó có khả năng mở rộng phát triển TDBL.
1.3.2.2 Chính sách và chương trình phát triển kinh tế của Chính phủ
Khi Nhà nước thực hiện chính sách nới lỏng, kích cầu tiêu dùng, thực hiện điều tiết các công cụ thị trường để kích thích đầu tư như nới lỏng chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, nới lỏng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, kích
thích sản xuất tạo công ăn việc làm ... sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đời sống và thu nhập người dân tăng lên, từ đó kích thích tiêu dùng và đây là cơ hội và thị trường cho TDBL của các Ngân hàng phát triển. Mặt khác các chương trình hỗ trợ như: Hỗ trợ các địa bàn nghèo, khu vực khó khăn, ưu đãi đối với đối tượng chính sách ... sẽ có tác động đến cầu tiêu dùng của thị trường, từ đó tác động đến hoạt động phát triển TDBL của các NHTM.
1.3.2.3 Môi trường pháp luật
Môi trường pháp luật là hệ thống các văn bản luật, văn bản quy định của Nhà nước về phát triển TDBL. Tất cả mọi hoạt động của Ngân hàng đều phải tuân thủ luật pháp, pháp luật quy định luật để làm căn cứ thực hiện triển khai hoạt động nghiệp vụ, đảm bảo an toàn và phát triển theo định hướng của Nhà nước. Môi trường pháp luật chặt chẽ, đồng bộ, thông suốt sẽ là điều kiện để cho Ngân hàng phát triển TDBL.