Giải pháp kiểm soát chất lượng tín dụng, xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu 1306 phát triển tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh lam sơn luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 86 - 87)

Nhìn chung tình hình chất luợng tín dụng TDBL tại BIDV Chi nhánh Lam Sơn vẫn nằm trong giới hạn an toàn, tuy nhiên có biểu hiện giảm sút chất luợng tín dụng, số tuyệt đối nợ xấu tăng qua các năm, hiệu quả xử lý nợ xấu chua cao, nợ tiềm ẩn rủi ro (nợ quá hạn nhóm 1 và nợ nhóm 2) có sự gia tăng (đây là những khoản nợ có nguy cơ chuyển thành nợ xấu). Chi nhánh cần thực hiện ngay và lâu dài các giải pháp để kiểm soát chất luợng tín dụng, nâng cao năng lực xử lý nợ xấu nhu sau:

Thứ nhất: Thực hiện tuân thủ nghiêm túc và chặt chẽ các bước kiểm soát tín dụng

Tuân thủ đầy đủ các buớc kiểm soát rủi ro truớc - trong và sau cho vay. Thẩm định kỹ luỡng, thận trọng khách hàng, không bỏ qua các buớc thẩm định, không chủ quan truớc áp lực cạnh tranh và tăng truởng. Thực hiện xem xét kỹ các điều kiện giải ngân, đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích. Thuờng xuyên nắm bắt thông tin khách hàng sau cho vay, kiểm tra và đánh giá tình hình khách hàng để phát hiện sớm, xử lí nhanh khi xuất hiện các dấu hiệu rủi ro.

Thứ hai: Thực hiện thành lập Bộ phận/Tổ xử lý nợ xấu

Hiện nay tại Chi nhánh chua có bộ phận chuyên trách xử lý nợ nên công tác xử lý nợ có vấn đề rất lúng túng, hiệu quả thấp, cán bộ chua có kinh nghiệm xử lí nợ xấu, chua am hiểu về các văn bản pháp luật quy định liên

quan đến việc xử lí khoản nợ (thu giữ tài sản, khởi kiện ..), cán bộ có tâm lí e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám mạnh dạn làm trong khi đó quy trình xử lí nợ xấu rất phức tạp, đòi hỏi cán bộ xử lí nợ phải có đầy đủ kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm và cả quan hệ với các cơ quan chức năng tại địa bàn. BIDV Chi nhánh Lam Sơn cần sớm thành lập Tổ/Bộ phận xử lí nợ xấu theo hình thức kiêm nhiệm làm đầu mối nghiệp vụ, đầu mối triển khai công tác xử lý nợ xấu. Xử lí nợ xấu là nhiệm vụ cấp thiết, cần phải đuợc tập trung nguồn lực, xử lí nợ xấu bằng mọi giá.

Thứ ba: Thực hiện học tập, triển khai công tác xử lí nợ xấu

Hiện nay BIDV Chi nhánh Lam Sơn chua thực hiện xử lý món nợ xấu nào bằng bằng hình thức khởi kiện, phát mại TSBĐ. Chính vì vậy các bộ phận liên quan chua có kinh nghiệm, chua tiếp xúc, chua nắm đuợc rõ các quy trình và các buớc tiến hành để tiến hành các công tác xử lí tài sản đảm bảo: Thu giữ, khởi kiện, phát mại ... Chi nhánh cần quyết liệt thực hiện các biện pháp cứng rắn trong công tác xử lí nợ xấu, để xử lí nợ xấu một cách triệt để, chuẩn mực lấy đó làm tiền đề cho công tác xử lí nợ xấu lâu dài. Để thực hiện mục tiêu trên truớc mắt Chi nhánh cần thực hiện học tập nghiên cứu, triển khai quy trình xử lý nợ xấu, học hỏi kinh nghiệm từ các chi nhánh trong hệ thống, hỗ trợ pháp lí từ Hội sở chính để nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ.

Một phần của tài liệu 1306 phát triển tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh lam sơn luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w