Giải pháp về nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ

Một phần của tài liệu 1306 phát triển tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh lam sơn luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 87)

Hiện nay truớc tình hình cán bộ TDBL không chỉ thiếu mà còn yếu, một bộ phận cán bộ TDBL còn yếu về nghiệp vụ (chua nắm chắc kiến thức về sản phẩm, về quy định, quy trình của BIDV và của pháp luật), yếu về kinh nghiệm thị truờng (hầu hết là cán bộ trẻ mới tuyển dụng chua có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng, mức độ am hiểu và đi sâu vào địa bàn chua đuợc tốt, kỹ năng phân tích đánh giá khách hàng chua đuợc rèn giũa). Để giải quyết tồn tại này Chi nhánh cần thực hiện các biện pháp đào tạo nâng cao trình độ chuyên

môn nghiệp vụ, kỹ năng cho cán bộ như sau:

Thứ nhất: Chi nhánh cần thực hiện tổ chức các khóa học, lớp đào tạo, học tập nghiệp vụ tại Chi nhánh để cán bộ có cơ hội học tập, trau dồi kiến thức, cập nhật và bổ sung các kiến thức kịp thời.

Trong các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến rất nhiều các lĩnh vực khác như các bộ Luật (Luật dân sự, Luật tài sản, Luật hôn nhân gia đình, Luật doanh nghiệp); Pháp luật hợp đồng; Các văn bản quy định trong các lĩnh vực như: Đất đai, quản lý Nhà nước, giải quyết tranh chấp, khiếu kiện khiếu nại ... mà các quy định được thay đổi, sửa đổi bổ sung thường xuyên nên cán bộ rất khó để nắm bắt và cập nhật kịp thời. Các hình thức học có thể tổ chức tại chi nhánh, thuê giảng viên tại Trường đào tạo BIDV, thuê các chuyên gia giảng dạy hoặc các cán bộ kì cựu trong Chi nhánh có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm có thể truyền đạt lại cho cán bộ khác. Học tập, triển khai các sản phẩm mới, quy định mới, các cách làm mới học từ các cán bộ với nhau, học tập từ các chi nhánh khác trong hệ thống, học từ các Ngân hàng bạn. Đây là phương pháp rất hiệu quả để cán bộ có thể tiếp thu, trau dồi kiến thức nghiệp vụ một cách thường xuyên nhất.

Thứ hai: Tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực định kỳ.

Song song với việc thực hiện học tập, đào tạo thường xuyên Chi nhánh cần thực hiện các kỳ thi định kỳ nhằm đánh giá trình độ chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ cán bộ, biểu dương, ghi nhận và khen thưởng kịp thời những cán bộ có kết quả tốt và có biện pháp đối với những cán bộ yếu kém, từ các kỳ thi này có thể sàng lọc ra những cán bộ có năng lực làm tiền để cho việc quy hoạch, đào tạo các thế hệ kế cận. Tạo ra tinh thần và phong trào học tập, tự học tập trong Chi nhánh.

Thứ ba: Thực hiện đào tạo thêm các kỹ năng mềm cho cán bộ

có rất nhiều lợi thế trong quá trình làm việc, tuơng tác với khách hàng. Cán bộ ngoài phẩm chất tu cách đạo đức tốt phải nên có kỹ năng mềm tốt, kỹ năng

ứng xử tốt, xử lý các tình huống linh hoạt sẽ làm cho khách hàng hài lòng. Các kỹ năng này cần phải đuợc đào tạo, rèn luyện và học hỏi trong quá trình làm việc.

Thứ tư: Thực hiện chấn chỉnh, nghiêm túc thực hiện tuân thủ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử và phong cách giao dịch

Bên cạnh chuyên môn, kỹ năng trong công việc thì phong cách giao dịch, thái độ phục vụ khách hàng của cán bộ đóng vai trò cố yếu đến sự hài lòng của khách hàng. Cần phải thuờng xuyên chấn chỉnh, rèn luyện tác phong làm việc, thái độ phục vụ khách hàng trong giao tiếp, ứng xử, trong xử lí nghiệp vụ, quán triệt nâng cao đạo đức nghề nghiệp, nghiêm cấm các hình thức đòi hỏi lợi ích với khách hàng, có biện pháp xử lí kỷ luật với hành vi vi phạm của cán bộ.

3.2.5. Giải pháp về tồ chức, sắp xếp, bố trí nhân sự hiện nay

Lực luợng nhân sự đóng vai trò cốt yếu trong hoạt động phát triển TDBL, bên cạnh cơ chế và chính sách tốt thì phải có đội ngũ nhân sự chất luợng cao để hiện thực hóa các hoạt động nghiệp vụ, thực hiện mục tiêu kinh doanh. Hiện nay nhân sự cho phát triển TDBL của BIDV Chi nhánh Lam Sơn có thể nói vừa thiếu lại vừa yếu, toàn Chi nhánh có 11 cán bộ làm công tác TDBL và kiêm nhiệm, có thể thấy số luợng cán bộ TDBL rất mỏng, năng lực cán bộ còn nhiều hạn chế. BIDV Chi nhánh Lam Sơn cần thực hiện ngay các giải pháp để giải quyết ngay tồn tại truớc mắt về tình hình nhân sự TDBL, đồng thời thực hiện kế hoạch để xây dựng đội ngũ nhân sự chất luợng cao. Các giải pháp cải tổ nhân sự TDBL hiện nay:

Chi nhánh cần thực hiện ngay việc sàng lọc, sắp xếp, bố trí lại nhân sự, ưu tiên nhân sự cho phát triển TDBL. Hiện nay số lượng cán bộ làm công tác tín dụng bán lẻ còn ít, cần phải ưu tiên tăng cường số lượng cán bộ làm công tác tín dụng bán lẻ, giảm bớt số lượng cán bộ trong các bộ phận hỗ trợ, hành chính để tăng cường cho bộ phận kinh doanh trực tiếp trên cơ sở đánh giá năng lực, sở trường, khả năng của cán bộ. Việc này sẽ giúp tăng số lượng cán bộ TDBL mà chưa cần phải tuyển thêm nhân sự, sử dụng được nguồn lực tại chỗ. Bố trí các cán bộ trẻ khỏe, có nhiệt huyết, có tinh thần thái độ làm việc nghiêm túc, cầu tiến. Vì địa bàn hoạt động của Chi nhánh có những đặc thù riêng, có PGD ở xa chi nhánh nên rất cần những cán bộ có khả năng chịu áp lực công việc cao, cả thời gian và khoảng cách.

Thứ hai: Thực hiện linh hoạt cơ chế luân chuyển, điều động nhân sự

Việc thực hiện chính sách luân chuyển, điều động nhân sự định kỳ giúp cho cán bộ có nhiều cơ hội được thay đổi môi trường làm việc, tránh nhàm chán, giải tỏa áp lực đồng thời qua đó lựa chọn, bố trí vị trí phù hợp với năng lực sở trường cán bộ, phát huy sự sáng tạo của cán bộ trong công tác, bên cạnh đó còn hạn chế rủi ro đạo đức của cán bộ.

Thứ ba: Thực hiện cơ chế khuyến khích, hô trợ đối với cán bộ

Do đặc thù Chi nhánh có 02 PGD xa trụ sở chính, đặc biệt là PGD Tĩnh Gia xa trụ sở Chi nhánh 45km, cán bộ rất vất vả trong di chuyển, đi lại, sinh hoạt, tốn kém chi phí. Chi nhánh cần thực hiện ngay cơ chế hỗ trợ khuyến khích cán bộ như hỗ trợ chi phí đi lại, hỗ trợ tăng thêm công tác phí ... để giúp cán bộ yên tâm công tác, nỗ lực hơn trong công tác.

Thứ tư: Thực hiện việc tuyển dụng lao động khoán gọn

Hiện nay việc tuyển dụng thêm cán bộ thực hiện rất chặt chẽ, khó khăn, theo định biên của Chi nhánh được Hội sở chính duyệt theo từng năm, trong khi đó nhu cầu về nhân sự phát sinh đột biến khó lường trước, đặc biệt là với

tình hình nhân sự chưa đầy đủ của Chi nhánh. Hiện nay trước thực tế cán bộ đang bị tình trạng quá tải công việc, để thực hiện ngay việc giải tỏa áp lực công việc cho cán bộ TDBL, hỗ trợ cán bộ TDBL xử lí một số nghiệp vụ trung gian như: Soạn thảo văn bản, hợp đồng theo mẫu biểu, luân chuyển và lưu trữ hồ sơ, theo dõi nhắc nợ khách hàng, hỗ trợ định giá lại tài sản, bán chéo sản phẩm dịch vụ khác ... Đề xuất Ban lãnh đạo Chi nhánh thực hiện tuyển dụng và sử dụng lao động khoán gọn (là lao động hợp đồng có thời hạn dưới 12 tháng), việc tuyển dụng lao động khoán gọn theo quy định Chi nhánh được phép tuyển theo nhu cầu, tự hạch toán chi phí, không ảnh hưởng đến định biên, chi phí lương thấp hơn cán bộ chính thức. Thực hiện tuyển dụng những nhân sự trẻ, nhiệt huyết, có kỹ năng, có trình độ, có đam mê làm việc trong môi trường Ngân hàng, giải quyết ngay nhu cầu về nhân sự cho Ngân hàng, mặt khác thông qua lực lượng lao động khoán gọn có thể sàng lọc và lựa chọn những nhân tố nổi bật để thực hiện tuyển dụng chính thức tại các đợt thi tuyển.

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Đối với Chính phủ

- Chính phủ có thể ban hành thêm các văn bản hướng dẫn chi tiết, thực thi đồng bộ tới các bộ nghành liên quan tới Nghị quyết 42/2017/QH14.

Trong những năm qua đi cùng với thành tựu phát triển của đất nước là công sức to lớn của Chính phủ trong việc điều hành nền kinh tế. Những chính sách ban hành đã thực thi đem lại hiệu quả được xã hội nhìn nhận và đánh giá tích cực. Tuy nhiên một số chính sách đi vào thực tế chưa phát huy hiệu quả như kỳ vọng, trong đó có công tác xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 của Quốc Hội. Tác giả kiến nghị “Chính phủ có thể ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết, thực thi, đồng bộ tới các ban ngành liên quan trong công tác xử lí nợ xấu của hệ thống Ngân hàng ”. Hiện nay công cuộc xử lý nợ xấu tuy đã có nhiều tiến triển tốt sau khi Nghị quyết 42/2017/QH14 ra đời và đi vào thực thi

cụ thể. Tuy nhiên quá trình xử lí tài sản bảo đảm các khoản nợ xấu gặp rất nhiều khó khăn, xuất hiện nhiều vuớng mắc, bất cập, chua đồng bộ giữa các cơ quan chức năng liên quan. Các cơ quan chua thực sự thiện chí phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng, chua phát huy hiệu quả theo tinh thần của Nghị quyết 42. Các cơ quan liên quan nhu Tòa án, Viện kiểm sát, Chính quyền địa phuơng, Công an địa phuo`ng... chua hợp tác đồng bộ và chặt chẽ trong quá trình Ngân hàng xử lý TSĐB. Các văn bản, biểu mẫu chua đồng bộ. Tinh thần trách nhiệm những nguời liên quan chua cao, tâm lí sợ trách nhiệm. Để có thể hiện một cách có hiệu quả, lâu dài và triệt để nợ xấu của hệ thống Ngân hàng kiến nghị Chính phủ cần thực hiện ban hành các văn bản, quy định về cơ chế phối hợp, quy trình phối hợp giữa Ngân hàng với các cơ quan liên quan để thực hiện.đồng bộ.các biện pháp, công cụ giúp tăng năng lực xử lý nợ xấu của hệ thống Ngân hàng.

- Chính phủ cần thực hiện kiểm tra toàn diện tất cả các TCTD việc thực hiện miên giảm lãi vay, cơ cấu nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh covid-19.

Hiện nay do ảnh huởng của dịch bệnh Covid-19, hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều bị ảnh huởng trầm trọng, nguy cơ bùng phát nợ quá hạn, nợ xấu là rất lớn. Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt về miễn giảm lãi vay, cơ cấu nợ cho khách hàng. BIDV là một trong những Ngân hàng tiên phong trong việc giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ cho khách hàng bị ảnh huởng, tuy nhiên việc thực hiện chua đồng bộ tại tất cả các TCTD, một số đơn vị thực hiện chậm việc giảm lãi suất và cơ cấu lại nợ cho khách hàng, theo phản ánh của khách hàng các công ty tài chính cho vay tiêu dùng chua thực hiện cơ cấu lại nợ cho khách hàng, làm cho khách hàng bị kéo nhóm nợ tại TCTD khác.

3.3.2. về phía Ngân hàng Nhà nước

tác thẩm định, xác định và đánh giá thiệt hại của khách hàng do dịch bệnh covid-19

NHNN đã thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt các biện pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh covid-19. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện thủ tục, quy trình hỗ trợ đối với khách hàng gặp nhiều khó khăn: Quá trình thẩm định tình trạng, đánh giá mức độ ảnh hưởng của khách hàng gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với khách hàng bán lẻ chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình, các hồ sơ giấy tờ sổ sách ghi chép về hoạt động kinh doanh, tính toán số liệu bị ảnh hưởng... có độ tin cậy không cao, căn cứ pháp lý yếu, do vậy dễ dẫn đến việc khách hàng cung cấp thông tin không trung thực, làm cho hoạt động hỗ trợ khách hàng dễ áp dụng không đúng đối tượng, không đạt được như mục tiêu tốt đẹp của chính sách Chính phủ ban hành. Đề nghị NHNN ban hành hướng dẫn chi tiết, cụ thể hồ sơ, căn cứ pháp lý, vai trò và trách nhiệm của các cấp thẩm quyền trong việc xác định mức độ ảnh hưởng, đánh giá thiệt hại làm căn cứ thực hiện hỗ trợ cho khách hàng.

Kiến nghị NHNN thực hiện kiểm tra và chấn chỉnh việc thực hiện các biện pháp hô trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh covid-19 đối với tất cả các TCTD

Khách hàng tín dụng bán lẻ chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình hiện nay số lượng lớn, một bộ phận khách hàng hiện đồng thời có dư nợ tại BIDV Chi nhánh Lam Sơn và một số các TCTD khác như: Các công ty tài chính vay tiêu dùng trả góp ... BIDV Chi nhánh Lam Sơn đã thực hiện các biện pháp miễn giảm lãi suất/cơ cấu lại nợ cho khách hàng, giữ nguyên nhóm nợ. Tuy nhiên sau đó khách hàng bị kéo nhóm (chuyển nhóm nợ cao hơn) tại một số TCTD khác (các công ty tài chính cho vay tiêu dùng trả góp). Theo quy định BIDV Chi nhánh Lam Sơn phải thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng theo nhóm nợ cao nhất, đây là vướng mắc tại Chi nhánh. Đề nghị NHNN thực hiện

hướng dẫn cụ thể việc phân loại nợ trong trường hợp này đồng thời kiến nghị NHNN thực hiện thanh tra toàn diện việc giảm lãi suất/cơ cấu lại nợ cho khách hàng, nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh tại tất cả các TCTD, thực hiện chế tài xử lí nghiêm trong trường hợp vi phạm, để đảm bảo thực hiện đồng bộ và thông suốt trong hệ thống các TCTD.

3.3.3. Kiến nghị đối với BIDV

Kiến nghị mở rộng mạng lưới

BIDV Chi nhánh Lam Sơn đã nhiều lần thực hiện đề xuất xin mở thêm PGD vì mạng lưới của Chi nhánh còn mỏng tuy nhiên đến nay chưa được chấp thuận, kiến nghị BIDV ưu tiên cho phép BIDV Chi nhánh Lam Sơn được mở thêm phòng giao dịch, ưu tiên cho những Chi nhánh nhỏ và mạng lưới hẹp (như BIDV Chi nhánh Lam Sơn), như mở rộng mạng lưới hoạt động để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Kiến nghị BIDVthực hiện cải tiến công nghệ, hô trợ nâng cao chất lượng nền tảng khai thác công nghệ thông tin

Kiến nghị Ban lãnh đạo BIDV sớm thực hiện thay đổi hệ thống phần mềm quản lý Core-Banking, giải quyết những hạn chế của hệ thống phần mềm quản lý hiện nay. Đề nghị BIDV thực hiện triển khai những chương trình, ứng dụng mà Chi nhánh có thể khai thác, sử dụng, quản lý, theo dõi khoản vay, xử lý nhanh chóng các yêu cầu về báo cáo, tổng hợp, trích xuất số liệu . Hiện nay các chương trình ứng dụng theo các yêu cầu sử dụng như trên chưa hiệu quả, số liệu kết quả trích xuất chưa chính xác tuyệt đối, số liệu khai thác trên một số chương trình có sự chênh lệch ... Đề nghị Ban lãnh đạo BIDV có biện pháp cụ thể để khắc phục thực trạng này.

KẾT LUẬN

Thông qua nghiên cứu thực trạng phát triển TDBL tại BIDV Chi nhánh Lam Sơn, luận văn nghiên cứu đã giải quyết đuợc những vấn đề sau:

Thứ nhất: Luận văn trình bày tổng quan về cơ sở lý luận hoạt động TDBL tại các NHTM, trên cơ sở tìm hiểu và phân tích những tài liệu chính thống: Các giáo trình giảng dạy chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng tại các Truờng Đại Học, Học Viện... Trên những cơ sở đó luận văn trình bày khái niệm, đặc điểm, vai trò của TDBL. Nội dung phát triển TDBL, các tiêu chí đánh giá về phát triển TDBL. Đó là cơ sở cho việc đánh giá thực trạng hoạt động phát triển TDBL tại BIDV Chi nhánh Lam Sơn.

Thứ hai: Luận văn trình bày những phân tích, đánh giá thự trạng hoạt động phát triển TDBL tại BIDV Chi nhánh Lam Sơn giai đoạn 2017-2019. Hoạt động phát triển TDBL đuợc đánh giá một cách khá toàn diện trên cơ sở

Một phần của tài liệu 1306 phát triển tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh lam sơn luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w