tỉnh Thanh Hóa
Địa bàn tỉnh Thanh Hóa là địa bàn rộng lớn, đông dân cư, tương ứng với đó là thị trường tín dụng cũng rộng lớn, với sự xuất hiện của 20 TCTD trên địa bàn làm cho thị phần cạnh tranh khốc liệt và thay đổi liên tục. BIDV Chi nhánh Lam Sơn mới thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2015, do vậy thị phần trên địa bàn còn khá thấp, tương ứng đó thị phần cho vay TDBL cũng khá thấp.
Bảng 2.18. Thị phần TDBL của BIDV Chi nhánh Lam Sơn trên địa bàn
Số liệu Bảng 2.18 cho thấy thị phần TDBL của BIDV Chi nhánh Lam Sơn chiếm tỷ lệ khá thấp trên địa bàn, quy mô thị phần chỉ thuộc nhóm nhỏ tương đương với thị phần một số Ngân hàng cổ phần tư nhân. Tuy thị phần dư nợ có sự cải thiện liên tục qua các năm: Năm 2017 là 2,07%, năm 2018 là 2,56% và năm 2019 là 3,12%. Thị phần dư nợ TDBL cũng có sự tăng trưởng liên tục qua các năm: Năm 2017 là 1,75%, năm 2018 là 2,09% và năm 2019 là 3,08% nhưng vẫn chỉ chiếm thị phần nhỏ trên địa bàn. Tính đến hết năm 2019 thì thị phần TDBL trên địa bàn chiếm tỷ lệ lớn nhất thuộc về nhóm 4 NHTM lớn: Agribank Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (51,03%); Vietcombank Chi nhánh Thanh Hóa (7,34%); Vietinbank trên địa bàn Thanh Hóa (Gồm 3 Chi nhánh: Thanh Hóa; Bỉm Sơn; Sầm Sơn chiếm 10,33%); BIDV Chi nhánh Thanh Hóa (5,12%); BIDV Chi nhánh Bỉm Sơn (2,68%). Các NHTM cổ phần tư nhân có một số đơn vị có thị phần tương đồng BIDV Chi nhánh Lam Sơn như ACB Chi nhánh Thanh Hóa (2,44%), VIB Chi nhánh Thanh Hóa (2,51%), Techcombank Chi nhánh Thanh Hóa (2,24%). Nguyên nhân do BIDV Chi nhánh Lam Sơn có tuổi đời hoạt động chưa lâu, quy mô, nguồn lực còn nhiều hạn chế, nền khách hàng còn mỏng nên dù đã đạt được những kết quả tăng trưởng tích cực, tuy nhiên để có thể chiếm lĩnh, gia tăng thị phần cần thời gian và nhiều các yếu tố khác.
2.3. Đánh giá về phát triển tín dụng bán lẻ tại BIDV Chi nhánh Lam Sơn
giai đoạn 2017-2019