Về phía Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 1306 phát triển tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh lam sơn luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 92 - 97)

tác thẩm định, xác định và đánh giá thiệt hại của khách hàng do dịch bệnh covid-19

NHNN đã thực hiện mạnh mẽ, quyết liệt các biện pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh covid-19. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện thủ tục, quy trình hỗ trợ đối với khách hàng gặp nhiều khó khăn: Quá trình thẩm định tình trạng, đánh giá mức độ ảnh hưởng của khách hàng gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với khách hàng bán lẻ chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình, các hồ sơ giấy tờ sổ sách ghi chép về hoạt động kinh doanh, tính toán số liệu bị ảnh hưởng... có độ tin cậy không cao, căn cứ pháp lý yếu, do vậy dễ dẫn đến việc khách hàng cung cấp thông tin không trung thực, làm cho hoạt động hỗ trợ khách hàng dễ áp dụng không đúng đối tượng, không đạt được như mục tiêu tốt đẹp của chính sách Chính phủ ban hành. Đề nghị NHNN ban hành hướng dẫn chi tiết, cụ thể hồ sơ, căn cứ pháp lý, vai trò và trách nhiệm của các cấp thẩm quyền trong việc xác định mức độ ảnh hưởng, đánh giá thiệt hại làm căn cứ thực hiện hỗ trợ cho khách hàng.

Kiến nghị NHNN thực hiện kiểm tra và chấn chỉnh việc thực hiện các biện pháp hô trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh covid-19 đối với tất cả các TCTD

Khách hàng tín dụng bán lẻ chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình hiện nay số lượng lớn, một bộ phận khách hàng hiện đồng thời có dư nợ tại BIDV Chi nhánh Lam Sơn và một số các TCTD khác như: Các công ty tài chính vay tiêu dùng trả góp ... BIDV Chi nhánh Lam Sơn đã thực hiện các biện pháp miễn giảm lãi suất/cơ cấu lại nợ cho khách hàng, giữ nguyên nhóm nợ. Tuy nhiên sau đó khách hàng bị kéo nhóm (chuyển nhóm nợ cao hơn) tại một số TCTD khác (các công ty tài chính cho vay tiêu dùng trả góp). Theo quy định BIDV Chi nhánh Lam Sơn phải thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng theo nhóm nợ cao nhất, đây là vướng mắc tại Chi nhánh. Đề nghị NHNN thực hiện

hướng dẫn cụ thể việc phân loại nợ trong trường hợp này đồng thời kiến nghị NHNN thực hiện thanh tra toàn diện việc giảm lãi suất/cơ cấu lại nợ cho khách hàng, nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh tại tất cả các TCTD, thực hiện chế tài xử lí nghiêm trong trường hợp vi phạm, để đảm bảo thực hiện đồng bộ và thông suốt trong hệ thống các TCTD.

3.3.3. Kiến nghị đối với BIDV

Kiến nghị mở rộng mạng lưới

BIDV Chi nhánh Lam Sơn đã nhiều lần thực hiện đề xuất xin mở thêm PGD vì mạng lưới của Chi nhánh còn mỏng tuy nhiên đến nay chưa được chấp thuận, kiến nghị BIDV ưu tiên cho phép BIDV Chi nhánh Lam Sơn được mở thêm phòng giao dịch, ưu tiên cho những Chi nhánh nhỏ và mạng lưới hẹp (như BIDV Chi nhánh Lam Sơn), như mở rộng mạng lưới hoạt động để nâng cao hiệu quả hoạt động.

Kiến nghị BIDVthực hiện cải tiến công nghệ, hô trợ nâng cao chất lượng nền tảng khai thác công nghệ thông tin

Kiến nghị Ban lãnh đạo BIDV sớm thực hiện thay đổi hệ thống phần mềm quản lý Core-Banking, giải quyết những hạn chế của hệ thống phần mềm quản lý hiện nay. Đề nghị BIDV thực hiện triển khai những chương trình, ứng dụng mà Chi nhánh có thể khai thác, sử dụng, quản lý, theo dõi khoản vay, xử lý nhanh chóng các yêu cầu về báo cáo, tổng hợp, trích xuất số liệu . Hiện nay các chương trình ứng dụng theo các yêu cầu sử dụng như trên chưa hiệu quả, số liệu kết quả trích xuất chưa chính xác tuyệt đối, số liệu khai thác trên một số chương trình có sự chênh lệch ... Đề nghị Ban lãnh đạo BIDV có biện pháp cụ thể để khắc phục thực trạng này.

KẾT LUẬN

Thông qua nghiên cứu thực trạng phát triển TDBL tại BIDV Chi nhánh Lam Sơn, luận văn nghiên cứu đã giải quyết đuợc những vấn đề sau:

Thứ nhất: Luận văn trình bày tổng quan về cơ sở lý luận hoạt động TDBL tại các NHTM, trên cơ sở tìm hiểu và phân tích những tài liệu chính thống: Các giáo trình giảng dạy chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng tại các Truờng Đại Học, Học Viện... Trên những cơ sở đó luận văn trình bày khái niệm, đặc điểm, vai trò của TDBL. Nội dung phát triển TDBL, các tiêu chí đánh giá về phát triển TDBL. Đó là cơ sở cho việc đánh giá thực trạng hoạt động phát triển TDBL tại BIDV Chi nhánh Lam Sơn.

Thứ hai: Luận văn trình bày những phân tích, đánh giá thự trạng hoạt động phát triển TDBL tại BIDV Chi nhánh Lam Sơn giai đoạn 2017-2019. Hoạt động phát triển TDBL đuợc đánh giá một cách khá toàn diện trên cơ sở luợng hóa, phân tích các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV Chi nhánh Lam Sơn giai đoạn 2017-2019. Từ những đánh giá đó luận văn đã nêu ra kết quả đạt đuợc, những tồn tại hạn chế và đua ra nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đối với BIDV Chi nhánh Lam Sơn. Đây là cơ sở để tác giả đua ra những giải pháp cụ thể của luận văn.

Thứ ba: Luận văn đua ra những giải pháp của tác giả về phát triển TDBL tại BIDV Chi nhánh Lam Sơn. Theo mục tiêu mà Ban lãnh đạo BIDV Chi nhánh Lam Sơn đề ra tầm nhìn đến năm 2025 là phát triển mở rộng - hiệu quả - an toàn - bền vững. Các giải pháp bao gồm: Giải pháp mở rộng phát triển các sản phẩm tín dụng bán lẻ; Giải pháp về áp dụng linh hoạt quy trình tín dụng; Giải pháp kiểm soát và xử lý nợ xấu tín dụng bán lẻ; Giải pháp về nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ; Giải pháp về tổ chức, sắp xếp và bố trí nhân sự hiện nay. Đồng thời với đó, luận văn còn đua ra những kiến nghị đối với Chính Phủ, với NHNN cũng nhu với BIDV nhằm tháo gỡ những

khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển TDBL cho các NHTM nói chung và BIDV Chi nhánh Lam Sơn nói riêng.

Có thể thực hiện nghiên cứu đề tài với quy mô lớn hơn như nghiên cứu hoạt động phát triển TDBL tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Thực hiện nghiên cứu quy mô hơn, thực hiện các công cụ phân tích, tổng hợp, thống kê hiện đại sẽ cho kết quả tốt hơn, từ đó sẽ đề ra được những giải pháp thiết thực hơn cho sự phát triển TDBL tại các NHTM.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt:

1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Chi nhánh Lam Sơn các năm 2017 - 2019.

2. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Việt Nam, Chi nhánh Thanh Hóa (2017- 2019), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2017-2019.

3. Nguyễn Thị Mùi (2005), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.

4. Nguyễn Văn Tiến (2009), Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.

5. Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Đại học kinh tế Quốc Dân.

6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng.

7. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật các tổ chức tín dụng.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Quyết định ban hành quy định về phân loại nợ, trich lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tin dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng.

II. Tiếng Anh

9. Edward W.Reed & Edward K.Gill - Ngân hàng thương mại.

10.Frederic S.Mishkin: Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật

11.Peter S. Rose (2001), Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội. III. Các website 12.https://www.bidv.com.vn 13.https://www.tpb.vn 14.https://www.nganhang.thanhhoa.gov.vn 15.https://www.tapchitaichinh.vn 16.https: //www.hvtc.edu.vn 17.Https://www.hvnh.edu.vn

Một phần của tài liệu 1306 phát triển tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh lam sơn luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w