Bài học rút ra từ kinh nghiệm của các ngân hàng và tổ chức trên thế giới

Một phần của tài liệu 1341 quản lý danh mục tín dụng doanh nghiệp theo mức độ rủi ro khách hàng tại NHTM CP ngoại thương VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 43 - 46)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.4. Bài học rút ra từ kinh nghiệm của các ngân hàng và tổ chức trên thế giới

Thứ nhất, về cách thức tổ chức quản lý danh mục tín dụng

Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng hợp lý là cơ sở để nâng cao chất lượng quản lý danh mục tín dụng. Cách thức tổ chức danh mục được đưa ra căn cứ trên nhu cầu quản lý của ngân hàng. Theo đó, nội dung chính của việc tổ chức quản lý là tách riêng bộ phận đánh giá khách hàng cho từng khoản vay đơn lẻ với bộ phận đánh giá rủi ro toàn danh mục, đảm bảo việc chuyên môn hóa chức năng và khách quan trong đánh giá

Thứ hai, về cách thức đánh giá rủi ro của khách hàng nói chung và khách hàng doanh nghiệp nói riêng

Hiện nay hầu hết các ngân hàng khi thực hiện đánh giá tín nhiệm khách hàng đều căn cứ trên các mô hình đã có của các công ty xếp hạng tín nhiệm nổi tiếng trên thế giới. Nội dung chủ yếu trong các mô hình đánh giá này là xét đến các yếu tố cả định tính và định lượng, đồng thời áp dụng phương pháp tính toán đối với một số chỉ tiêu. Cách thức đánh giá toàn diện này còn tương đối mới mẻ với các NHTM tại Việt Nam, là nguyên nhân khiến cho rủi ro của khách hàng mới chỉ được nhìn nhận ở một hoặc một vài phương diện, chưa đầy đủ và thống nhất.

Thứ ba, tập trung tín dụng chính là mối đe dọa lớn nhất đối với ngân hàng khi cho vay bởi nó chính là con dao hai lưỡi.

Trong trường hợp không có biến cố xảy ra, danh mục tín dụng tập trung là nguồn mang lại lợi nhuận khổng lồ cho ngân hàng. Tuy nhiên, sự biến động của nền kinh tế là vô cùng khó lường và khi sự biến động ấy ảnh hưởng tiêu cực đến khu vực, ngành nghề mà NHTM đang tập trung đầu tư, sự đổ vỡ là điều tất yếu, không chỉ trong phạm vi một vài ngân hàng mà có thể là của cả hệ thống. Do đó, ngân hàng cần phải chủ trương đa dạng hoá danh mục tín dụng, tránh tình trạng tập trung cho vay vào lĩnh vực có lợi nhuận trước mắt.

Thứ tư, việc đánh giá khoản vay không căn cứ trên mức độ rủi ro của khách hàng mà phụ thuộc vào tài sản đảm bảo không đảm bảo được chất lượng ổn định của danh mục tín dụng

Thực tế cho thấy việc cấp tín dụng vẫn phụ thuộc nhiều vào tài sản đảm bảo mà phần lớn là sử dụng bất động sản. Tuy nhiên, giá trị bất động sản luôn biến động đòi hỏi ngân hàng thường xuyên theo dõi giá cả thị trường. Ngay cả khi ngân hàng xác định được giá trị thực của tài sản đảm bảo thì việc điều chỉnh giá trị cho vay cho khách hàng cũng rất khó khăn vì ngân hàng phải tuân thủ theo hợp đồng đã ký kết. Cách tốt nhất để tránh tình trạng trên là tiến hành cho vay đối với các khách hàng có mức độ tín nhiệm tốt và khi đó tài sản đảm bảo chỉ mang tính chất như một sự hỗ trợ thêm cho ngân hàng khi có rủi ro phát sinh. Để làm được điều đó ngân hàng cần thực hiện chặt chẽ công tác đánh giá rủi ro khách hàng khi cấp tín dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong bất kỳ thời điểm nào, rủi ro tín dụng vẫn là mối quan tâm lớn của các NHTM. Khi việc đánh giá khoản vay đơn lẻ đã được thực hiện tốt thì yêu cầu đặt ra với các ngân hàng là quản lý chất lượng toàn bộ danh mục tín dung thông qua các phương pháp đánh giá, kiểm soát tiên tiến.

Quản lý danh mục tín dụng doanh nghiệp theo mức độ rủi ro khách hàng là cách thức đảm bảo cho ngân hàng duy trì chất lượng hoạt động tín dụng của mình. Để làm tốt công việc này, ngân hàng cần tập trung xây dựng hệ thống xếp hạng chấm điểm khách hàng và ước tính tổn thất rủi ro tín dụng. Đồng thời, việc xây dựng danh mục theo kế hoạch cũng là phương thức giúp ngân hàng quản lý được danh mục tín dụng của mình. Đối với các ngân hàng mà đối tượng phục vụ chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp thì vấn đề này càng trở nên cấp thiết bởi đặc trưng kinh doanh của đối tượng khách hàng này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định cấp tín dụng của ngân hàng. Những kinh nghiệm của các ngân hàng , tổ chức trên thế giới là bài học quý báu cho các NHTM Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng quản lý danh mục tín dụng nói chung và danh mục tín dụng dành cho doanh nghiệp nói riêng của mình.

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DANH MỤC TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP THEO MỨC ĐỘ RỦI RO KHÁCH HÀNG TẠI

NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VN

Một phần của tài liệu 1341 quản lý danh mục tín dụng doanh nghiệp theo mức độ rủi ro khách hàng tại NHTM CP ngoại thương VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 43 - 46)