5. Kết cấu của đề tài
2.3.3. Hoạt động quản lý danh mục tíndụng doanh nghiệp theo độ rủi ro khách hàng
hàng tại NHNT
2.3.3.1. Chủ trương, nguyên tắc quản lý danh mục tín dụng tại NHNT
- Việc xây dựng cơ cấu, tiêu chí trong danh mục
Khi hệ thống XHTD nội bộ được đưa vào sử dụng, một bộ phận của hệ thống được chú trọng là hệ thống báo cáo. Để phục vụ cho công tác quản lý, NHNT đã tập trung xây dựng các báo cáo như: Báo cáo thống kê kết quả xếp hạng theo ngành kinh tế, Báo cáo dư nợ và phân loại nợ theo đối tượng KH, Báo cáo các KH có dư nợ/ dư nợ xấu lớn nhất.. .Trong các báo cáo quản lý, thông tin thể hiện đều nêu được tình hình dư nợ và kết quả xếp hạng của mỗi KH
Việc xây dựng hệ thống các báo cáo như trên sẽ hỗ trợ rất lớn cho NHNT trong việc đưa ra các đánh giá phân tích, đồng thời tiết kiệm thời gian cho các bộ phận liên quan trong việc xử lý số liệu và thông tin. Tuy nhiên, do mới được đưa vào nên hiệu quả khai thác còn chưa được rõ ràng. Mặt khác, bên cạnh việc đưa ra được báo cáo, việc tiến hành phân tích một cách đầy đủ khách quan mới là yếu tố quan trọng để hỗ trợ cho NHNT thực hiện được mục tiêu của mình.
- Phân bổ hạn mức theo nhóm rủi ro của KH
Mặc dù đã có sự đánh giá khách hàng nhưng tại NHNT chưa có quy định liên quan đến việc phân bổ hạn mức theo nhóm rủi ro của KH ngoài quy định về hạn mức đối với ngành nghề. Trên thực tế, mức độ rủi ro của khách hàng không chỉ liên quan đến ngành nghề hoạt động mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Mục tiêu của các NHTM là luôn hướng tới các đối tượng KH có xếp hạng tín nhiệm tốt, mức độ an toàn cao nhưng trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng, việc thu hút được khách hàng tốt là một việc rất khó khăn. Chính vì thế, tùy thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro mà ngân hàng cần có chính sách phân bổ hạn mức cho từng nhóm khách hàng cụ thể.
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá danh mục tín dụng
Hiện tại, danh mục tín dụng tại NHNT được đánh giá thông qua các báo cáo định kỳ về hoạt động tín dụng phân bổ theo ngành nghề, đối tượng khách hàng và khu vực đầu tư. Việc đánh giá này được thực hiện thông qua các báo cáo tập hợp từ chi nhánh, là báo cáo sau khi cho vay. Thông qua việc đánh giá báo cáo, bộ phận chính sách tại NHNT sẽ có những nhận định cần mở rộng hay thu hẹp khu vực đầu
tư nào để có khuyến nghị cho chi nhánh.
2.3.3.2. Cách thức đánh giá và quản lý thông tin KH
Để đánh giá khách hàng, bộ phận tín dụng tại ngân hàng thực hiện các công việc cần thiết gồm:
- Việc ghi nhận, khai báo thông tin ngành nghề của khách hàng trên hệ thống quản lý có được thực hiện nhưng tại thời điểm khoản vay đã được phê duyệt. Tại thời điểm đánh giá KH, thông tin này được sử dụng là một yếu tố để đánh giá thực trạng ngành nghề, chưa được sử dụng như là một yếu tố để phân loại khoản vay hay KH nhằm đánh giá sự tương quan về ngành nghề trong danh mục tín dụng hiện có. Thực tế, việc đánh giá này vẫn mang tính chất đơn lẻ.
- Trong quá trình cho vay có xét đến tỷ trọng theo ngành nghề nhưng chưa được thực hiện và theo dõi một cách tự động . Do đó, việc xác định khả năng vượt hạn mức quy định cho ngành nghề đó là khó khăn, việc phê duyệt cho vay nhìn chung chưa căn cứ vào tiêu chí này.
- Định kỳ hàng quý, các KH cần được chấm điểm tín dụng để xếp hạng rủi ro, căn cứ kết quả xếp hạng làm cơ sở phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Kết quả xếp hạng tín dụng là kết quả cuối cùng được lưu giữ và chi nhánh quản lý không có quyền điều chỉnh kết quả xếp hạng này. Kết quả xếp hạng tín dụng là cơ sở để chi nhánh cân nhắc về việc duy trì, mở rộng hay thu hẹp quan hệ tín dụng đối với từng khách hàng nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh, hạn chế rủi ro tín dụng.
2.3.3.3. Chính sách phân loại nợ
Quy định về phân loại nợ được NHNN đưa ra tại Quyết định 493 và Quyết định 18 trong đó nêu lên hai phương pháp phân loại nợ là định lượng (Điều 6) và định tính (Điều 7)
Phân loại nợ theo Điều 6 chủ yếu dựa vào tình trạng của khoản nợ, tức là lịch sử việc thanh toán tiền gốc, lãi của KH cho khoản nợ đó theo lịch trả nợ đã thoả thuận khi vay. Mặc dù theo quy định của Điều 6, ngoài tình trạng của từng khoản nợ, các tổ chức tín dụng có thể căn cứ thêm khả năng trả nợ của KH để phân loại nợ. Nhưng vì chưa chuẩn hóa, tự động hóa việc đánh giá này nên trên thực tế các tổ chức tín dụng căn cứ chính vào tình trạng trả nợ thực tế. Xét ở khía cạnh này thì việc phân loại nợ theo Điều 6 là cho vay rồi mới phân loại nợ, việc đưa ra đánh giá trước về KH là chưa đáp ứng được.
Phân loại nợ theo Điều 7 dựa vào kết quả XHTD nội bộ. Theo đó định kỳ (hàng quý) các khách hàng sẽ được đánh giá và xếp vào một hạng theo quy định căn cứ tổng số điểm được chấm. Căn cứ quả XHTD này, ngân hàng sẽ phân loại toàn bộ dư nợ của KH vào 1 nhóm nợ theo quy định đã được đưa ra.
Như đã đề cập, NHNT đã bước đầu áp dụng chính sách phân loại nợ theo điều 7, qua đó đáp ứng được yêu cầu quản lý, đánh giá rủi ro khách hàng một cách toàn diện như quy định của NHNN. Sự khác biệt về mặt chất giữa phân loại theo Điều 6 và Điều 7 chính là hệ thống XHTD nội bộ. Hệ thống này là phương pháp đánh giá định lượng, toàn diện và nhất quán về sức khỏe của KH, trên cơ sở chấm điểm rất nhiều chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, không chỉ có tình trạng trả nợ (như Điều 6) mà còn đánh giá về các thông số tài chính, triển vọng kinh doanh, triển vọng ngành, chất lượng quản lý nội bộ... của khách hàng. Nội dung chỉ tiêu và thang điểm được xây dựng trên cơ sở số liệu thống kê thực tế của rất nhiều khách hàng, ý kiến của các chuyên gia nên đảm bảo tính khoa học, đánh giá sát thực và quan trọng là có tính dự báo cao. NHNT cũng căn cứ vào đặc điểm của khách hàng là khách hàng thông thường đã có đủ báo cáo tài chính hay mới thành lập chưa có đủ bảo cáo tài chính để sử dụng toàn bộ hay một phần kết quả XHTD làm căn cứ phân loại nợ.
Các nhóm nợ được NHNT xác định có đặc điểm như sau:
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): gồm nợ có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và nợ lãi đúng hạn, KH vay không có bất kỳ dấu hiệu suy giảm nào về khả năng trả nợ, tình hình kinh doanh hay tình hình tài chính.
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): gồm nợ có dấu hiệu có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ gốc, lãi đúng hạn nếu không được khắc phục kịp thời, kể cả các trường hợp hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính có chiều hướng suy giảm nhưng không