Coi quản lý danh mục đầu tư tíndụng là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động

Một phần của tài liệu 1341 quản lý danh mục tín dụng doanh nghiệp theo mức độ rủi ro khách hàng tại NHTM CP ngoại thương VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 96)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.1. Coi quản lý danh mục đầu tư tíndụng là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động

động tín dụng

Trên thực tế, tại NHNT việc theo dõi đánh giá khoản vay vẫn được thực hiện mang tính chất đơn lẻ, chưa chú trọng đến việc quản lý theo tập hợp danh mục. Đây

khách hàng,... Tuy nhiên, để phát huy được hiệu quả quản lý, ngay từ chính sách chủ trương của NHNT cần coi việc quản lý danh mục tín dụng phải là một nhiệm vụ và hoạt động thường xuyên.

Nhiệm vụ của NHNT là thống nhất về chủ trương trong toàn hệ thống về: - Việc đánh giá khoản vay phải được đặt trong mối quan hệ với danh mục hiện hữu. Công tác đánh giá để đạt hiệu quả cần vận dụng các lý thuyết về đánh giá mức độ rủi ro, lợi nhuận của từng khoản vay trong danh mục

- Khai thác các thông tin báo cáo từ hệ thống và các nguồn thông tin khách phục vụ công tác phân tích, thống kê. Công tác đánh giá phân tích báo cáo cần được trở thành một nhiệm vụ thường xuyên tại các đơn vị và được tổng hợp đánh giá trên toàn hệ thống. Mục đích của việc đánh giá là xem xét tính hợp lý của danh mục cho vay để từ đó có các điều chỉnh phù hợp.

- Thực hiện báo cáo tình hình kinh tế vĩ mô trên địa bàn: Tình hình kinh tế vĩ mô trên từng địa bàn là cơ sở để xây dựng chính sách và phân bổ tín dụng. Do đó tại từng chi nhánh cần thường xuyên có sự phân tích về tình hình kinh tế vĩ mô trên địa bàn hoạt động. Tại Hội sở chính có bộ phận tổng hợp kết quả phân tích, căn cứ trên tình hình kinh tế vĩ mô và năng lực hoạt động của từng chi nhánh để đề ra chính sách, chỉ tiêu hoạt động cụ thể.

- Bộ phận chính sách quản lý cần đưa ra đề xuất cơ cấu danh mục định kỳ phù hợp với xu hướng vận động của thị trường và nền kinh tế và có các điều chỉnh thích hợp khi nền kinh tế có biến động. Cơ cấu danh mục được hình thành theo các tiêu chí về ngành nghề, kỳ hạn, khu vực địa lý và chính sách kinh tế chung trong từng giai đoạn.

3.2.2. Hoàn thiện hệ thống chính sách quy định về quản lý danh mục tín dụng

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách về hoạt động tín dụng trong ngân hàng là nhiệm vụ của bộ phận chức năng hoạch định chính sách và của chính Ban lãnh đạo ngân hàng. Các chiến lược, chính sách phải phản ánh, bao quát được sự tương quan giữa mức độ chịu đựng rủi ro của ngân hàng so với mức lợi nhuận kỳ vọng phải đạt được trong trường hợp xảy ra các loại rủi ro tín dụng khác nhau. Chính sách tín dụng tuân thủ các nguyên tắc:

- Các chiến lược được triển khai thành các chính sách, thủ tục để nhận dạng, đo lường, giám sát và kiểm soát các rủi ro tín dụng. Các chính sách và thủ tục được

triển khai và thực hiện một cách đúng đắn cho phép ngân hàng có khả năng :

S Duy trì các tiêu chuẩn cấp tín dụng đúng đắn.

S Giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng

S Đánh giá các cơ hội kinh doanh mới để có định hướng đầu tư hợp lý.

S Nhận dạng, dự báo và quản trị các vấn đề liên quan đến tín dụng, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến môi trường kinh doanh và rủi ro có thể phát sinh. - Yêu cầu đối với chính sách tín dụng

S Chính sách tín dụng nên được xây dựng theo hướng mở, kịp thời thích nghi với môi trường kinh doanh và cạnh tranh luôn biến động nhưng vẫn luôn phải đảm bảo tính tuân thủ pháp luật một cách cao nhất.

S Những chính sách và thủ tục này phải bao hàm các rủi ro tín dụng trong tất cả các hoạt động của ngân hàng, đối với từng khoản tín dụng và toàn bộ DMTD. S Chính sách tín dụng cân bằng giữa mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu an toàn,

hạn chế rủi ro dựa trên cơ sở phân tích thị trường, quy mô, năng lực của ngân hàng, gắn liền với các chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng.

S Chính sách tín dụng cũng cần được xem xét lại định kỳ và được điều chỉnh lại sau khi phân tích, đánh giá tình hình thực tế hoặc khi có sự biến động lớn của môi trường kinh doanh có thể ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng.

S Chính sách tín dụng quy định rõ nhiệm vụ chức năng của từng bộ phận liên quan

Trên thực tế, hệ thống chính sách liên quan đến tín dụng tại NHNT mới tập trung vào quy trình quản lý tín dụng áp dụng cho từng khách hàng và yêu cầu vay, chưa có hệ thống chính sách tổng thể đối với hoạt động quản lý danh mục tín dụng. Việc thiếu chính sách cụ thể làm định hướng là một nguyên nhân khiến cho công tác theo dõi, quản lý danh mục tại các đơn vị, chi nhánh trong hệ thống NHNT chưa được thực hiện một cách đồng bộ. Trong thời gian tới, NHNT cần đưa ra một quy trình nhất quán về quản lý danh mục tín dụng, trong đó quy định quyền hạn và trách nhiệm cụ thể của từng bộ phận tham gia vào hoạt động tín dụng với nội dung cụ thể:

3.2.2.1. Hình thành bộ phận chức năng chuyên trách quản lý danh mục tín dụng

Một trong những định hướng hoạt động tín dụng của NHNT trong thời gian tới là nâng cao vai trò của Hội sở chính trong quản trị DMTD, quản lý rủi ro tín

Công

việc Bộ phận chịutrách nhiệm Nội dung chi tiết

dụng, do đó việc hình thành bộ phận chức năng riêng đảm nhiệm quản lý danh mục tín dụng là một yêu cầu cấp thiết. Định hướng của các NHTM hiện nay là đưa việc quản lý các hoạt động trong ngân hàng được tiến hành theo cơ chế tập trung nhằm giảm một số quy trình tác nghiệp, xử lý tại chi nhánh. Việc hướng tới quản lý tập trung cũng góp phần đơn giản hóa cơ cấu tổ chức tại từng chi nhánh nhưng đồng thời vẫn đặt ra yêu cầu chuyên môn hóa cao tại Hội sở chính. Bộ phận chức năng riêng biệt tập trung vào quản lý DMTD sẽ giúp ngân hàng có sự đánh giá một cách toàn diện và sâu sắc hơn về danh mục tín dụng đang được duy trì tại ngân hàng.

Hiện nay, tại NHNT, chức năng này được giao cho bộ phận Quản lý rủi ro tín dụng và bộ phận Chính sách tín dụng. Trong đó, chức năng chủ yếu của các bộ phận này là tổng hợp tình hình danh mục thực tế hiện có tại NHNT. Như vậy, chức năng phân tích đánh giá khoản vay trên cơ sở đánh giá chung đối với toàn bộ danh mục tại thời điểm cấp tín dụng chưa được thực hiện. Tuy nhiên, với việc đưa vào sử dụng hệ thống XHTD nội bộ, rủi ro của KH đã được nhìn nhận trước khi ra quyết định cho vay cũng như có được đánh giá về KH một cách thường xuyên.

Để đạt hiệu quả cao trong việc quản lý danh mục thông qua cơ cấu lại bộ phận chức năng, giải pháp đối với NHNT là hình thành bộ phận quản lý danh mục riêng biệt với trách nhiệm chính gồm:

- Lên kế hoạch về nội dung danh mục trong từng thời kỳ, thực hiện các điều chỉnh khi cần thiết. Kế hoạch danh mục được chia theo nhiều tiêu chí bao gồm ngành kinh tế, khu vực địa lý, loại hình khách hàng, đặc biệt là sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng định kỳ để làm cơ sở phân nhóm khách hàng với mục tiêu hướng tới các khách hàng được xếp hạng tốt nhằm hạn chế rủi ro phát sinh.

- Thực hiện đánh giá các khoản vay trong mối liên hệ với toàn bộ danh mục đang có đối với các khoản vay lớn. Mối liên hệ với danh mục hiện hữu được đánh giá dựa vào dư nợ hiện tại của ngành kinh tế, khu vực địa lý tương đồng với KH đang đánh giá, mức độ rủi ro của khách hàng trong mức rủi ro chấp nhận của ngân hàng

- Đưa ra đề xuất về việc thay đổi cơ cấu danh mục tín dụng trong từng thời kỳ phù hợp với định hướng kinh doanh của ngân hàng trên cơ sở thực hiện đánh giá tình hình danh mục tín dụng thường xuyên.

3.2.2.2. Chuẩn hóa quy trình quản lý danh mục tín dụng

Chuẩn hóa quy trình quản lý danh mục tín dụng được trình bày trong bảng 3.1

Xây dựng cơ cấu danh mục

Quản lý rủi ro danh mục tín dụng

- Xây dựng cơ cấu danh mục, hạn mức tín dụng định kỳ. Cơ cấu danh mục thể hiện được (i) Tỷ trọng tối đa dư nợ của một ngành (ii) Phân bổ dư nợ từng ngành căn cứ

khu vực địa lý từng chi nhánh (iii) Tỷ trọng tối đa dư nợ của các khách hàng theo XHTD.

- Thiết lập chính sách cấp tín dụng cho từng nhóm khách hàng có độ rủi ro khác nhau

Đánh giá danh mục khi cho vay

Bộ phận tín dụng tại chi nhánh

- Chấm điểm nghiêm túc đối với từng khách hàng, đánh giá hiệu quả khỏan vay

- Đánh giá khoản vay trong mối quan hệ với danh mục hiện hữu khi cho vay

Đánh giá danh mục theo định kỳ Bộ phận tín dụng tại chi nhánh

- Báo cáo danh mục thường xuyên, theo nhiều tiêu chí về ngành nghề, loại hình doanh nghiệp, khu vực đầu tư. Đối với từng địa bàn, căn cứ vào đặc điểm ngành nghề kinh tế mà yêu cầu báo cáo sẽ khác nhau

- Báo cáo khi có biến cố phát sinh Quản lý DMTD tại chi nhánh Bộ phận tín dụng tại chi nhánh

Thực hiện theo dõi, đánh giá danh mục định kỳ trên cơ sở dữ liệu về khách hàng vay tại đơn vị căn cứ theo cơ cấu về ngành nghề, đối tượng, độ rủi ro

Quản lý DMTD toàn hệ thống Quản lý rủi ro danh mục tín dụng

- Theo dõi biến động xếp hạng rủi ro khách hàng

- Trên cơ sở thông tin từ chi nhánh đưa ra đánh giá trong toàn hệ thống về cơ cấu danh mục, rủi ro danh mục, lợi

nhuận có được từ danh mục.

- Cảnh báo khi dư nợ và chất lượng danh mục chạm ngưỡng hạn mức quy định

- Thực hiện chính sách đa dạng hóa danh mục tín dụng - Cảnh báo và điều chỉnh cơ cấu danh mục khi tình hình

kinh tế xã hội có biến động Điều chỉnh

nguyên tắc quản lý

Chính sách tín dụng

Căn cứ trên tình hình danh mục thực tế đưa ra nguyên tắc quản lý phù hợp: về phân chia ngành, phân chia hạng rủi ro

3.2.3. Chuẩn hóa hệ thống đánh giá xếp hạng khách hàng doanh nghiệp nội bộ

Mục đích chính của hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng nội bộ là hỗ trợ việc ra quyết định cho vay, phân loại nợ, tạo lập và quản lý danh mục tín dụng. Cụ thể, việc thực hiện chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nội bộ có thể giúp NHNT thực hiện được các mục tiêu sau:

- Xây dựng chính sách, biện pháp phù hợp với từng loại khách hàng về các điều kiện tín dụng, biện pháp bảo đảm cho khoản tín dụng... nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn cho hoạt động tín dụng đầu tư của ngân hàng.

- Giám sát và đánh giá KH khi khoản tín dụng đang còn dư nợ; thực hiện giám sát diễn biến các khoản tín dụng trong những điều kiện kinh tế bình thường cũng như các tình huống xấu nhất để phát hiện sớm và xử lý các khoản nợ có vấn đề; đo lường rủi ro đối với các khoản tín dụng và của toàn bộ danh mục tín dụng, đồng thời đưa ra các biện pháp nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng.

- Duy trì và phát triển một cơ cấu khách hàng bền vững, từ đó phát triển mạng lưới KH có uy tín và chất lượng, phát triển chiến lược marketing nhằm hướng tới các KH có ít rủi ro.

- Tạo lập cơ sở dữ liệu thống nhất, đồng bộ về KH vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước trong hệ thống NHNT để tạo cơ sở ra quyết định cấp tín dụng (từ chối hay chấp thuận cho vay). Hình thành hệ thống thông tin quản lý, cung cấp đầy đủ thông tin về cơ cấu và chất lượng danh mục tín dụng.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ định dạng và đo lường các rủi ro tín dụng được thực hiện thống nhất, tập trung trong suốt quá trình cho vay và quản lý khoản vay từ Hội sở chính tới tất cả các Chi nhánh, nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu về mục tiêu an toàn, hiệu quả và quản lý rủi ro cho hệ thống NHNT. Từ đó, giúp cho việc hoạch định chính sách quản lý rủi ro tín dụng phù hợp, góp phần đẩy nhanh lộ trình hiện đại hoá, áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản lý rủi ro của NHNT hiện nay. Hệ thống trên được xây dựng cần phù hợp với đối tượng KH và chiến lược phát triển của NHNT, vận hành trên nguyên tắc thận trọng, khách quan và thống nhất.

Hệ thống XHTD hiện nay đã được đưa vào áp dụng tại NHNT và đã phần nào hỗ trợ cho NHNT trong công tác quản trị tín dụng. Hệ thống XHTD phát huy được hiệu quả là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố nhân sự và công nghệ bởi không có phương pháp phân tích hay một hệ thống nào có thể thay thế được kinh nghiệm và

đánh giá chuyên môn của chính các cán bộ tác nghiệp. Để duy trì tính hiệu quả của hệ thống, đảm bảo hệ thống đáp ứng đầy đủ các mục tiêu đề ra, NHNT cần tiếp tục chú trọng các vấn đề sau:

- Duy trì hệ thống công nghệ thông tin ổn định, đảm bảo được việc lưu giữ thông tin chính xác và an toàn

- Hệ thống cơ sở dữ liệu về khách hàng phải được thường xuyên cập nhật (về tính pháp lý, quy mô, ngành nghề, lĩnh vực, chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu phi tài chính...). Để thực hiện được việc này, bên cạnh cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc cập nhật thông tin, tại từng bộ phận liên quan phải thực hiên công việc này một cách thường xuyên và có trách nhiệm.

- Có sự phân công trách nhiệm cho các bộ phận cụ thể trong ngân hàng thực hiện công tác chấm điểm, đảm bảo tính khách quan và hiệu quả. Xác định kỳ đánh giá, chấm điểm một cách hợp lý đảm bảo giám sát được khách hàng thường xuyên nhưng cũng không gây áp lực công việc quá lớn cho cán bộ. Hiện nay, chu kỳ đánh giá khách hàng tại NHNT được xác định theo quý, có phân quyền cho hai bộ phận trong đơn vị cùng đánh giá căn cứ trên chức năng nhiệm vụ của mỗi bộ phận. Việc quy định như vậy phần nào đảm bảo được yêu cầu đánh giá theo dõi khách hàng thường xuyên và khách quan nhưng vẫn cần có những điều chỉnh căn cứ trên tình hình thực tế.

- Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá được xây dựng dựa trên cơ sở đặc thù về đối tượng khách hàng của NHNT và có sự điều chỉnh trong từng giai đoạn phù hợp với thực tế. NHNT cần xây dựng và hoàn thiện tiêu chí đánh giá cho từng nhóm khách hàng do mỗi nhóm khách hàng có những đặc trưng riêng. Bên cạnh đó, NHNT cần định kỳ rà soát sự phù hợp của các tiêu chí và có sự điều chỉnh phù hợp với thực tiễn nền kinh tế và thực tiễn danh mục tín dụng hiện tại. Chẳng hạn, trong điều kiện một ngành kinh tế nhận được chính sách ưu tiên phát triển, điểm số cho ngành có thể được điều chỉnh theo hướng có lợi hơn hoặc thông qua việc điều chỉnh giảm hệ số rủi ro ngành.

- Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng KH được xây dựng với mục tiêu linh hoạt, được bổ sung và phát triển nhằm đảm bảo tính thực tế cao và việc đánh giá cũng như hiệu chỉnh hệ thống cần được tiến hành định kỳ, các kết quả chấm điểm phải được lưu trữ đầy đủ cùng với hồ sơ tín dụng của khách hàng, kể cả đối

với khách hàng bị từ chối.

- Hoàn thiện hệ thống báo cáo phân loại nhóm khách hàng theo mức độ rủi ro,

Một phần của tài liệu 1341 quản lý danh mục tín dụng doanh nghiệp theo mức độ rủi ro khách hàng tại NHTM CP ngoại thương VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w