Các quy định về quản lý rủi ro tíndụng

Một phần của tài liệu 1341 quản lý danh mục tín dụng doanh nghiệp theo mức độ rủi ro khách hàng tại NHTM CP ngoại thương VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 49 - 62)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.1. Các quy định về quản lý rủi ro tíndụng

2.2.1.1. Các quy định pháp lý về quản lý rủi ro tín dụng

a. Quy định của Ngân hàng nhà nước

Để làm cơ sở định hướng cho hoạt động đánh giá khách hàng cũng như quản lý danh mục tín dụng tại các NHTM, NHNN đã có một số quy định liên quan đến hoạt động này, cụ thể gồm:

- Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 Về việc ban

hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

- Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2005 Quy định về các

tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD.

- Quyết định 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 01 năm 2007 Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN.

- Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20 tháng 5 năm 2010 quy định về các tỷ

lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động các tổ chức tín dụng

- Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27 tháng 9 năm 2010 v/v sửa đổi một số

điểm của Thông tư 13

- Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 Quy định về

phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD.

- Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 04 năm 2007 v/v sửa đổi một

số điều trong Quyết định 493.

Có thể tóm tắt nội dung các văn bản trong bảng 2.2

Bảng 2.2. Nội dung các văn bản của NHNN liên quan đến hoạt động đánh giá khách hàng và quản lý danh mục tín dụng tại các NHTM

1627/2001/QĐ -NHNN

Quy định các vấn đề chung về hoạt động tín dụng của NHTM bao gồm các nguyên tắc và điều kiện cho vay, hồ sơ va, quy trình cấp tín dụng, những giới hạn và hạn chế khi cho vay, các yếu tố liên quan như lãi suất, thời hạn, hình thức, mức cho vay.

457/2005/QĐ- NHNN

S Quy định về việc NHTMphải xây dựng chính sách nội bộ về các tiêu chí xác định một khách hàng và nhóm khách hàng liên quan, các giới

03/2007/QĐ- NHNN

hạn tín dụng áp dụng đối với một khách hàng và nhóm khách hàng liên quan Căn cứ Quy định này và thực tế hoạt động, chiến lược phát

13/2010/TT- triển, bao gồm:

NHNN Tiêu chí xác định một khách hàng và nhóm khách hàng liên quan. 19/2010/TT- • Các giới hạn tín dụng áp dụng đối với một khách hàng và một nhóm NHNN

khách hàng có liên quan.

Hạn mức, tỷ lệ cho vay, bảo lãnh tối đa trong tổng dư nợ tín dụng đối với một ngành kinh tế hoặc một khu vực kinh tế.

Chiến lược đa dạng hoá tài sản “Có”, chính sách và cách thức theo dõi đối với các khoản cho vay, bảo lãnh vượt quá 5% vốn tự có của TCTD.

Khoản cho vay và tổng các khoản cho vay vượt quá 10% vốn tự có của TCTD phải được Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người được Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị uỷ quyền thông qua.

Trường hợp các khách hàng có liên quan có quan hệ kinh tế phụ thuộc, TCTD cần đánh giá thận trọng, chặt chẽ để đưa ra các quyết định chính xác bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Ít nhất 6 tháng một lần hoặc trong trường hợp đặc biệt, cần thiết, Hội đồng quản trị TCTD xem xét đánh giá lại tình hình và việc thực hiện chính sách này của TCTD.

S Quy định về giới hạn cho vay, bảo lãnh

Tổng dư nợ cho vay của TCTD đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD.

• Tổng mức cho vay và bảo lãnh của TCTD đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của TCTD.

• Tổng dư nợ cho vay của TCTD đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của TCTD, trong đó mức cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ quy định trên

• Tổng mức cho vay và bảo lãnh của TCTD đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của TCTD.

493/2005/QĐ- NHNN

18/2007/QĐ- NHNN

Quyêt định 493 quy định vê phân loại nợ tại các NHTM trong đó đê cập đến vấn đê phân loại nợ theo hai phương pháp là định lượng (theo thời gian quá hạn, số lần cơ cấu nợ) và định tính (sử dụng hệ thống XHTD nội

bộ). Trong đó các quy định cụ thể liên quan đến phân loại nợ theo phương pháp định tính gồm

N TCTD có đủ khả năng và điều kiện thực hiện phân loại nợ theo phương pháp định tính thì xây dựng chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, trình NHNN chấp thuận để áp dụng. Điều kiện để NHNN chấp thuận chính sách dự phòng rủi ro:

• Hệ thống xếp hạng tín dụng đã được áp dụng thử nghiệm tối thiểu một (01) năm;

• Kết quả xếp hạng tín dụng được Hội đồng quản trị phê duyệt;

• Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của TCTD;

• Chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, trong đó bao gồm cách thức đánh giá vê khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, các tài sản bảo đảm, khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ của TCTD;

• Phân định rõ ràng trách nhiệm, quyên hạn của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong việc phê duyệt, thực hiện và kiểm tra thực hiện Hệ thống xếp hạng tín dụng và chính sách dự phòng của TCTD và tính độc lập của các bộ phận quản lý rủi ro;

• Hệ thống thông tin có hiệu quả để đưa ra các quyết định, điêu hành và

Nội dung Văn bản liên quan Nội dung văn bản Quy trình tín dụng Quy trình tín dụng dành cho khách hàng tổ chức

Quy định cụ thể về các bước thực hiện, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận tham gia vào việc cấp tín dụng cho khách hàng tổ chức

thông xêp hạng tín dụng và phân loại nợ.

V Hàng năm, TCTD phải đánh giá lại Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật. Việc thay đổi, điều chỉnh chính sách dự phòng rủi ro của TCTD phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

V Quy định về việc phân loại nợ

• Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gôc và lãi đúng hạn.

• Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gôc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

• Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ được TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gôc và lãi khi đên hạn. Các khoản nợ này được TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gôc và lãi.

• Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Các khoản nợ được TCTD đánh giá là khả năng tổn thất cao.

• Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vôn): Các khoản nợ được TCTD đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vôn.

V Quy định về tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ

• Nhóm 1: 0% • Nhóm 2: 5% • Nhóm 3: 20% • Nhóm 4: 50% • Nhóm 5: 100% b. Quy định của NHNT

Căn cứ cơ sở pháp lý do NHNN ban hành và nhu cầu quản lý trong nội tại ngân hàng, NHNT ban hành các quy định đôi với hoạt động tín dụng, được tóm tắt trong bảng 2.3

Quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quy định quy trình thực hiện khi cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quy trình tín dụng đối với khách hàng thể nhân

Quy định quy trình thực hiện khi cấp tín dụng cho khách hàng thể nhân

Quản trị rủi ro tín dụng

Giới hạn tín dụng Quy định cách xác định giới hạn tín dụng đối với một khách hàng DN căn cứ Vốn chủ sở hữu của DN, kết quả XHTD, giá trị tài sản đảm bảo Chính sách quản lý

rủi ro tín dụng

Quy định một số giới hạn liên quan đến dư nợ tín dụng cấp cho khách hàng,

Khu vực đầu tư tín dụng

Quy định phạm vi đầu tư tín dụng theo khu vực địa lý áp dụng cho từng chi nhánh. Hệ thống XHTD Quy trình, cách thức thực hiện xếp hạng tín dụng đối với khách hàng Chính sách phân loại nợ

Quy định cách thức thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Phân cấp thẩm quyền

Phê duyệt tín dụng Quy định thẩm quyền phê duyệt tín dụng theo quyền hạn

Chức năng nhiệm vụ

của các bộ phận tham

gia vào nghiệp vụ

Quy định cụ thể chức năng nhiệm vụ của các bộ phận tham gia vào công tác tín dụng

Bảo đảm tiền vay

Chính sách bảo đảm tiền vay

Quy định liên quan đến định giá tài sản đảm bảo, chính sách bảo đảm tín dụng.

Quy định khác

Hình thức cho vay Mục đích cho vay

2.2.1.2. Tổ chức thức hiện

a. Mô hình tổ chức, trách nhiệm của các bộ phận trong hoạt động tín dụng

Trong các nghiệp vụ hoạt động tại NHNT, nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ đòi hỏi sự tham gia của nhiều phòng ban, được thực hiện qua nhiều cấp. Cơ cấu tổ chức của hoạt động tín dụng tại NHNT gồm các bộ phận sau:

- Ban điều hành

S Tổng giám đốc

S Phó tổng giám đốc phụ trách Quan hệ khách hàng: Quản lý các khách hàng lớn tại Hội sở chính và tình hình Khách hàng chung của cả hệ thống

S Phó tổng giám đốc phụ trách rủi ro: Quản lý thực trạng và cách thức quản lý rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống

- Phòng ban quản lý tại Hội sở chính:

S Phòng Chính sách tín dụng: Đưa ra các quy định, quy trình liên quan đến tín dụng doanh nghiệp

S Phòng Quản lý rủi ro tín dụng:

• Thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng, đánh giá định kỳ chính sách quản lý rủi ro tín dụng để có đề xuất điều chỉnh, thực hiện báo cáo nhóm khách hàng liên quan

• Xây dựng giới hạn danh mục đầu tư và thực hiện quản lý: Nghiên cứu, xây dựng giới hạn danh mục cho từng ngành, nhóm khách hàng; giám sát DMTD, phát hiện dầu hiệu rủi ro và đề xuất biện pháp điều chỉnh.

• Tái thẩm định các loại rủi ro, phê duyệt với các khoản giới hạn tín dụng, cấp tín dụng vượt thẩm quyền của Chi nhánh/ Giám đốc KH Hội sở chính

• Theo dõi, giám sát và đánh giá chất lượng tín dụng tại các Chi nhánh/ Hội sở chính. Định kỳ 6 tháng/ 01 lần thực hiện rà soát chất lượng khách hàng và các khoản tín dụng để đề xuất các biện pháp cải thiện chất lượng

• Xây dựng kế hoạch kinh doanh

• Xây dựng, triển khai chính sách khách hàng

• Đầu mối xử lý các yêu cầu liên quan đến khách hàng

• Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, thẩm định tín dụng, thực hiện và quản ký các khoản tín dụng theo quy định.

• Chịu trách nhiệm về chất lượng tín dụng và chỉ tiêu lợi nhuận đối với từng khách hàng

S Bộ phận quản lý nợ: Bộ phận thực hiện quản lý hồ sơ tín dụng, tác nghiệp trên hệ thống, theo dõi thu hồi nợ. Cụ thể:

• Kiểm soát tính tuân thủ

• Nhập dữ liệu vào hệ thống

• Nhận và lưu giữ hồ sơ tín dụng

• Thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc rút vốn

• Lập các báo cáo dữ liệu của các khoản vay

• Tham gia vào quá trình thu nợ, thu lãi

Tại Hội sở chính cũng có các phòng ban tác nghiệp tương tự phục vụ các khách hàng có giao dịch trực tiếp với Hội sở chính

b. Quy định về phân cấp thẩm quyền trong cấp tín dụng cho khách hàng DN

Đối với các trường hợp phê duyệt giới hạn tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp, khi giới hạn tín dụng vượt hạn mức quy định tại từng cấp, khoản vay đó phải được trình cấp phê duyệt cao hơn. NHNT quy định thẩm quyền phê duyệt tín dụng cho từng cấp phê duyệt như sau:

- Xây dựng kế hoạch danh mục tín dụng

Liên quan đến kế hoạch danh mục tín dụng, định kỳ hàng năm hoặc đột xuất, NHNT thực hiện:

S Phòng Chính sách lên kế hoạch tín dụng trong kỳ về tăng trưởng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu, phân bổ tín dụng cho các chi nhánh trong hệ thống căn cứ kế hoạch đăng ký của chi nhánh, mục tiêu hoạt động và thực tế hoạt động của hệ thống

S Phòng Quản lý rủi ro tín dụng: Xây dựng giới hạn tín dụng theo ngành và nhóm khách hàng.

- Đánh giả rủi ro danh mục tín dụng:

Trong quá trình thực hiện, danh mục tín dụng được theo dõi, đánh giá thông bộ phận theo dõi trực tiếp khách hàng (Quản lý nợ và Khách hàng) tại các chi nhánh S Đánh giá khách hàng định kỳ thông qua chấm điểm xếp hạng tín dụng

S Tiến hành phân loại nợ căn cứ kết quả chấm điểm khách hàng và tình hình quan hệ tín dụng tại ngân hàng

S Theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng, báo cáo biến động của danh mục khi có dấu hiệu bất thường xảy ra

- Quản lý rủi ro: Căn cứ tình hình hoạt động thực tế, ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp sau để quản lý rủi ro:

S Trích lập dự phòng để xử lý rủi ro

S Căn cứ báo cáo đánh giá về danh mục tín dụng, bộ phận chính sách và quản lý rủi ro tại Hội sở chính đưa ra các biện pháp như chính sách thắt chặt tín dụng, cảnh báo đối với các chi nhánh, điều chỉnh quy trình cấp tín dụng.

2.2.2. Các quy định cụ thể liên quan đến quản lý danh mục tín dụng doanh nghiệp theo mức độ rủi ro khách hàng

Hiện nay, liên quan đến chính sách quản lý rủi ro tín dụng và quản lý danh mục tín dụng, NHNT đã có các quy định chính sách như Quy trình tín dụng về phân cấp thẩm quyền, Quy trình cấp tín dụng tại các cấp, chính sách quản lý rủi ro. về cơ bản, quy trình quản lý tín dụng áp dụng cho các đối tượng khách hàng đều phải tuân thủ các hạng mục công việc và quy định chung. Tuy nhiên đối với khách hàng doanh nghiệp, do đặc thù mức độ phức tạp trong đánh giá và theo dõi khách hàng, quy định cụ thể đối với đối tượng khách hàng này như sau:

Căn cứ trên quy định của NHNN về bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng và nhằm đảm bảo tính an toàn trong hoạt động, NHNT quy định một số giới hạn kiểm soát rủi ro liên quan đến hạn mức tín dụng cấp cho KH như sau:

- Tổng dư nợ cho vay tối đa hoặc Tổng mức bảo lãnh tối đa đối với 01 KH không quá 15% vốn tự có của Ngân hàng; Tổng mức bảo lãnh và cho vay 01 KH không quá 25% vốn tự có của Ngân hàng.

- Tổng dư nợ cho vay tối đa hoặc Tổng mức bảo lãnh tối đa đối với 01 nhóm KH liên quan không quá 50% vốn tự có của Ngân hàng; Tổng mức bảo lãnh và cho vay 01 nhóm KH liên quan không quá 60% vốn tự có của Ngân hàng.

- Không cấp tín dụng không có bảo đảm với những điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp mà Ngân hàng nắm quyền kiểm soát, và:

S Tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với một doanh nghiệp mà Ngân hàng nắm quyền kiểm soát không được vượt quá 10% vốn tự có của Ngân hàng.

S Tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với các doanh nghiệp mà Ngân hàng nắm quyền kiểm soát không vượt quá 20% vốn tự có của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu 1341 quản lý danh mục tín dụng doanh nghiệp theo mức độ rủi ro khách hàng tại NHTM CP ngoại thương VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 49 - 62)