Hoạt động đánh giá xếp hạng và phân loại nhóm rủi ro khách hàng doanh

Một phần của tài liệu 1341 quản lý danh mục tín dụng doanh nghiệp theo mức độ rủi ro khách hàng tại NHTM CP ngoại thương VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 62 - 72)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.1. Hoạt động đánh giá xếp hạng và phân loại nhóm rủi ro khách hàng doanh

nghiệp tại NHNT

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam đã xây dựng và triển khai ứng dụng XHTD nói chung và dành cho KH doanh nghiệp từ năm 2003 theo hướng dẫn của NHNN và tư vấn của các chuyên gia tài chính thuộc Ngân hàng Thế giới (WorldBank). Đến nay, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã được chỉnh sửa nhiều lần nhằm phù hợp hơn với điều kiện kinh tế xã hội có nhiều biến động và các hiệp ước quốc tế mà Việt Nam cam kết. Hiện tại, NHNN đã yêu cầu các NHTM phải thường xuyên rà soát điều chỉnh hệ thống XHTD nội bộ để có thể áp dụng phân loại nợ theo Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, một trong số các yêu cầu đối với hệ thống XHTD của NHTM bao gồm :

- Hệ thống XHTD nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng KH, tính chất rủi ro của các khoản nợ tại tổ chức tín dụng.

- Chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của KH, hợp đồng tín dụng, các tài sản bảo đảm, khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ của tổ chức tín dụng.

- Hàng năm, tổ chức tín dụng phải đánh giá lại hệ thống XHTD nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật.

Như vậy, nhằm đáp ứng theo yêu cầu của NHNN về phân loại nợ, và nâng cao hơn nữa hiệu quả quản trị rủi ro thì NHNT cũng thường xuyên xem xét điều chỉnh hệ thống XHTD của mình để có thể sàng lọc và phân loại KH chính xác hơn.

Hiện nay, NHNT đã bắt đầu triển khai hệ thống XHTD nội bộ theo yêu cầu của NHNN nhằm mục đích làm cơ sở phân loại nợ theo Điều 7- Quyết định 493 và cũng là công cụ quản lý nội bộ trong ngân hàng. Công tác xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại NHNT, mà cụ thể là hệ thống XHTD dành cho doanh nghiệp có thể được đánh giá theo hai giai đoạn chính sau:

2.3.1.1. Giai đoạn từ năm 2003 đến trước năm 2009

Ngày 22/12/2003, NHNT ban hành quyết định về hệ thống XHTD dành cho doanh nghiệp. Hệ thống XHTD nội bộ ban hành trong thời gian này hướng dẫn cho các Chi nhánh trong hệ thống cách thức chấm điểm KH theo nguyên tắc sử dụng file excel với các chỉ tiêu chấm điểm theo nguyên tắc và bước chấm điểm cụ thể gồm:

a. Nguyên tắc chấm điểm

- Nội dung chấm điểm: Gồm 2 phần chính là định lượng (chấm điểm theo các chỉ số tính toán trực tiếp từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp) và định tính (trên cơ sở đánh giá của ngân hàng về các mặt hoạt động của doanh nghiệp).

N Đối với nội dung định lượng: KH doanh nghiệp được chia thành 12 loại để chấm điểm trên cơ sở kết hợp 2 tiêu thức là quy mô (lớn, vừa, nhỏ) và ngành nghề (nông lâm ngư nghiệp, thương mại dịch vụ, sản xuất công nghiệp, và xây dựng).

N Đối với nội dung định tính: Các doanh nghiệp đều được sử dụng chung 6 bảng chấm điểm, đề cập đến các khía cạnh: lưu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý, uy tín trong giao dịch ngân hàng, các yếu tố bên ngoài, và các yếu tố khác. - Hình thức điểm: Có hai loại điểm là điểm ban đầu và điểm theo trọng số. Điểm ban đầu là điểm chấm theo thang điểm (100, 80, 60, 40 hoặc 20); điểm theo trọng số là tích số giữa điểm ban đầu và trọng số tương ứng.

- Xếp hạng KH: Cơ sở để XHTD là Tổng điểm cuối cùng thu được sau khi nhân với trọng số. Độ rủi ro của KH được chia ra 10 mức căn cứ tổng điểm cuối cùng theo thứ tự mức độ rủi ro tăng dần: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, và D (Phụ lục 2)

b. Cách thức chấm điểm

Việc chấm điểm được thực hiện qua các bước sau: - Bước 1:

V Xác định hình thức sở hữu của DN: gồm 3 hình thức là Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Doanh nghiệp khác

V Xác định ngành nghề của doanh nghiệp (nông lâm thủy sản; thương mại dịch vụ; sản xuất công nghiệp; hay xây dựng), được tiến hành trên cơ sở lựa chọn ngành sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp

V Xác định số liệu tài chính của DN có được kiểm toán hay không.

V Xác định quy mô của doanh nghiệp (lớn, vừa hay nhỏ) căn cứ trên các chỉ tiêu về Tổng tài sản, Tổng vốn, Doanh thu thuần và Số lượng lao động

- Bước 2: Trên cơ sở ngành nghề và quy mô, cán bộ tham chiếu các chỉ tiêu tương ứng để chấm điểm tài chính, theo điểm ban đầu và điểm theo trọng số. Nguyên tắc cho điểm:

V Chỉ số thực tế gần với trị số nào nhất thì cho điểm theo trị số đó;

V Nếu Chỉ số thực tế nằm giữa hai trị số thì lấy loại thấp hơn (thang điểm thấp hơn).

- Bước 3: Chấm điểm phi tài chính

- Bước 4: Tổng hợp xếp hạng theo tổng điểm cuối cùng - Bước 5:

V Căn cứ vào kết quả xếp hạng, cán bộ thực hiện điều chỉnh kết quả xếp hạng, theo nguyên tắc như sau (i) Cán bộ chỉ có thể hạ bậc, không được tăng bậc đối với khách hàng, (ii) Đối với những khách hàng có bất kỳ một khoản nợ trong hệ thống NHNT và/hoặc ở các TCTD khác tại thời điểm chấm điểm bị quá hạn trên 90 ngày thì bắt buộc phải hạ tối thiểu 1 bậc và phải thuộc 1 trong 3 nhóm cuối, từ CC trở xuống D, (iii) Đối với những trường hợp cán bộ đánh giá kết quả xếp hạng chưa phù hợp với năng lực/mức độ rủi ro thực tế của doanh nghiệp nhưng không thuộc loại có nợ quá hạn trên 90 ngày thì cán bộ có thể hạ tối thiểu 1 bậc, nhưng phải nêu rõ lý do hạ bậc.

V Sau khi đã điều chỉnh kết quả xếp hạng, cán bộ trình lãnh đạo phòng xem xét kết quả chấm điểm của cán bộ, lý do điều chỉnh. Lãnh đạo có thể đồng ý hoặc không đồng ý với kết quả xếp hạng của cán bộ.

Hệ thống XHTD nội bộ áp dụng tại NHNT áp dụng từ năm 2003 như đề cập ở trên mặc dù đã góp phần vào việc thực hiện chấm điểm khách hàng theo các tiêu chí thống nhất, nâng cao hiệu quả trong công tác đánh giá quản lý khách hàng nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế, cụ thể là:

- Hệ thống XHTD thực chất chỉ là một hệ thống các chỉ tiêu để hướng dẫn cho cán bộ tín dụng làm căn cứ thực hiện chấm điểm nên chưa mang tính chất tự động, dẫn đến khả năng kết quả xếp hạng KH phản ánh không chính xác thực tế do cán bộ sai sót trong quá trình chấm điểm hoặc mang tính chủ quan.

- Thông tin chấm điểm mang tính chất nhất thời, không có tính chất là dữ liệu được lưu giữ thường xuyên, do đó việc theo dõi biến động rủi ro của từng KH cũng như cả danh mục KH không đáp ứng được.

- Quy định về tính điểm chưa cụ thể: Cán bộ so sánh với bảng chỉ tiêu để chấm theo nguyên tắc Chỉ số thực tế gần với trị số nào nhất thì cho điểm theo trị số đó, do đó việc cho điểm rất dễ dẫn đến việc nhầm lẫn trong quá trình chấm điểm.

- Kết quả chấm điểm mang tính chất riêng lẻ, chưa có hệ thống báo cáo về kết quả chấm điểm để sử dụng thành hệ thống thông tin chính thức. Việc tổng hợp kết quả xếp hạng mang tính thủ công, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý thông tin chính xác cho Ban điều hành

- Chưa có quy trình cụ thể về công tác chấm điểm: về chu kỳ chấm điểm, bộ phận chịu trách nhiệm chấm điểm. Các bộ phận làm công tác đánh giá KH chưa coi việc đánh giá KH thường xuyên là nhiệm vụ cần làm.

Những hạn chế nêu trên dẫn đến mục tiêu của việc chấm điểm tín dụng trong giai đoạn này chỉ để phục vụ công tác thẩm định, đánh giá khách hàng mà chưa được sử dụng làm tiêu thức phân nhóm khách hàng, phân loại nợ và đánh giá rủi ro danh mục cho vay tại NHNT. Ngược lại, do hệ thống XHTD không ảnh hưởng đến yêu cầu quản trị rủi ro nên việc thực hiện xếp hạng thường xuyên chưa được đề cao tại ngân hàng.

2.3.1.2. Giai đoạn từ năm 2009 đến nay

Do những hạn chế nêu trên, đến cuối năm 2008, với việc thuê Công ty TNHH kiểm toán Earnst and Young làm tư vấn cho dự án xây dựng hệ thống XHTD nội bộ, NHNT đã dần dần hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ đáp ứng được các yêu cầu quản lý của bản thân ngân hàng, thực hiện được yêu cầu của NHNN và phù hợp

với xu thế phát triển chung của các tổ chức tài chính trên thế giới

Hệ thống XHTD tại NHNT đến nay đã được đưa vào áp dụng chính thức cho các chi nhánh trong toàn hệ thống để có kết quả đánh giá rủi ro của khách hàng. Trong quá trình triển khai, NHNT vẫn đang tiếp tục theo dõi và đánh giá để hoàn thiện hệ thống này theo đúng các mục tiêu đề ra. về cơ bản, hệ thống XHTD tại NHNT đang áp dụng vẫn dựa trên nền tảng của hệ thống XHTD trước đó nhưng đã được điều chỉnh và đổi mới để giải quyết được những hạn chế, đáp ứng yêu cầu quản lý của ngân hàng về cung cấp thông tin quản lý, quản lý khách hàng, phân loại nợ và quản trị rủi ro. Hệ thống XHTD nội bộ dành cho khách hàng doanh nghiệp tại NHNT trong giai đoạn hiện nay được thể hiện qua những nội dung cơ bản sau:

a. Nguyên tắc thực hiện và tiêu chí phân loại KH

Hệ thống XHTD tại NHNT được xây dựng với nguyên tắc cơ bản như hệ thống đã được áp dụng trước đó là đánh giá khách hàng trên cả hai phương diện tài chính và phi tài chính, sử dụng kết quả điểm cuối cùng để có kết quả xếp hạng và tiêu chí đánh giá có phân biệt theo các đối tượng khach hàng. Tuy nhiên việc xác định đối tượng khách hàng được thực hiện một cách chi tiết hơn, do vậy tính xác thực với đặc điểm từng ngành nghề được nâng cao.

Hệ thống XHTD được xây dựng thành nhiều bộ chi tiêu căn cứ vào đặc điểm loại KH, phân loại theo các tiêu chí về quy mô, loại hình kinh doanh, cụ thể như sau:

- Đặc điểm của doanh nghiệp và mối quan hệ với ngân hàng: Theo tiêu chí này NHNT quản lý KH doanh nghiệp theo các nhóm:

N KH thông thường: Là doanh nghiệp đã có Báo cáo tài chính đủ 2 năm kể từ khi có doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh và có quan hệ tín dụng với NHNT trong vòng 12 tháng từ thời điểm đánh giá. KH thông thường được chấm điểm tài chính và phi tài chính, điểm cuối cùng để đánh giá KH được căn cứ trên hai tiêu chí này.

N KH mới thành lập: Là các doanh nghiệp mới thành lập chưa đủ một năm và chưa có báo cáo tài chính hoặc đã có báo cáo tài chính nhưng báo cáo tài chính không có đủ số liệu doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh đầy đủ trong hai năm. Tiêu chí chấm điểm khách hàng mới thành lập là các thông tin phi tài chính.

có quan hệ tín dụng nhưng có thời gian gián đoạn quan hệ tín dụng trên 1 năm tính đến thời điểm đánh giá. Ngân hàng chấm điểm khách hàng tiềm năng khi có nhu cầu đánh giá khách hàng để ra quyết định thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng.

- Quy mô: Doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại NHNT được phân loại theo quy mô lớn, trung bình, nhỏ và siêu nhỏ căn cứ giá trị Tổng tài sản, Tổng vốn tự có, Doanh thu thuần và Số lượng lao động của doanh nghiệp. Đối với từng ngành nghề, tiêu chí xác định quy mô khác nhau tùy thuộc đặc điểm mỗi ngành.

- Loại hình sở hữu: Trong quá trình chấm điểm, loại hình sở hữu cũng là một thông tin cần xác định. Loại hình sở hữu khác nhau sẽ có tỷ trọng tính điểm các nhóm chỉ tiêu phi tài chính khác nhau. NHNT phân định loại hình sở hữu của doanh nghiệp gồm:

S Doanh nghiệp nhà nước

S Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Trong đó phân biệt vốn đầu tư từ các nước thuộc khối OECD và ngoài khối OECD

S Doanh nghiệp khác: Bao gồm Công ty cổ phần, Công ty tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn. không thuộc các doanh nghiệp được xác định ở trên. - Ngành nghề kinh tế

Hệ thống XHTD nội bộ tại NHNT được quản lý theo nhiều loại ngành kinh tế. Đối với mỗi ngành kinh tế, bộ chỉ tiêu đánh giá được điều chỉnh khác nhau về các chỉ tiêu đánh giá thông tin phi tài chính cũng như tỷ trọng giữa các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngành. Ngoài ra, giá trị để phân loại quy mô doanh nghiệp cũng khác nhau giữa các ngành

Đối với các khách hàng thông thường và tiềm năng, các doanh nghiệp được chia ra theo 52 ngành kinh tế khác nhau (Phụ lục 2). Các ngành kinh tế được phân loại dựa trên tính chất về hình thức hoạt động (sản xuất, thương mại, xây dựng, dịch vụ.) và lĩnh vực hoạt động (nông nghiệp, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ.)

Đối với các khách hàng thông thường nhưng có quy mô siêu nhỏ, số ngành kinh tế chỉ được xác định theo 5 ngành lớn gồm: Nông lâm ngư nghiệp; Sản xuất chế biến; Xây dựng; Thương mại và Dịch vụ vận tải

b. Quy trình chấm điểm khách hàng

lưu giữ thông tin và tạo lập báo cáo. Các thông tin chấm điểm được lưu trực tiếp trên phần mềm, đảm bảo tính cập nhật chính xác và kịp thời, đồng thời đáp ứng yêu cầu bảo mật thông tin một cách khách quan.

- Nguyên tắc phân quyền đánh giá: mỗi khách hàng do 1 chi nhánh quản lý. Những KH lớn sẽ được đánh giá theo 2 cấp là chi nhánh và bộ phận quản lý rủi ro tín dụng trực thuộc Hội sở chính.

S Tại chi nhánh: Mỗi khách hàng tại chi nhánh do 2 bộ phận tham gia đánh giá: Bộ phận quản lý nợ chịu trách nhiệm khai báo các thông tin trên báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp và các thông tin thuộc về tình hình quan hệ tín dụng tại ngân hàng; Bộ phận quản lý quan hệ KH chịu trách nhiệm đối với các thông tin phi tài chính thuộc về đặc điểm, hoạt động của bản thân KH và biến động thị trường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của KH.

S Tại Hội sở chính: Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng chịu trách nhiệm rà soát lại các thông tin đã được chi nhánh nhập đối với các KH lớn, thuộc thẩm quyền của Hội sở chính theo quy định. Quy định hai cấp đảm bảo các KH lớn được đánh giá một cách chính xác nhất, tránh tình trạng thông tin liên quan đến KH sai lệch ảnh hưởng đến các quyết định cấp tín dụng của ngân hàng.

- Kỳ hạn đánh giá: Các KH doanh nghiệp được đánh giá hàng quý, căn cứ báo cáo tài chính năm và tình hình hoạt động thực tế tại thời điểm đánh giá. Các chi nhánh trong hệ thống NHNT phải đảm bảo mọi KH đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng đều phải được chấm điểm xếp hạng

c. Nội dung các bước chấm điểm doanh nghiệp

- Xác định các thông tin định vị KH bao gồm:

S Loại hình KH: KH thông thường, KH mới thành lập hay KH tiềm năng S Ngành nghề kinh tế của KH

S Loại hình sở hữu của KH

- Xác định quy mô KH căn cứ trên các giá trị về Vốn đầu tư của chủ sở hữu, Doanh thu thuần, Tổng tài sản, Số lượng lao động

Một phần của tài liệu 1341 quản lý danh mục tín dụng doanh nghiệp theo mức độ rủi ro khách hàng tại NHTM CP ngoại thương VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 62 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w