5. Kết cấu của đề tài
2.1.2. Kết quả quản lý hoạt động tíndụng của NHNT từ 2004 đến 2009
Bieu 2.1. Tổng dư nợ và tốc độ tăng trưởng tín dụng 2004- 2009
Đơn vị: Tỷ VND, %
Nguồn: Báo cáo tài chính NH TMCP NT 2004-2009
Trong thời gian qua, từ năm 2004 đến năm 2009, hoạt động tín dụng của NHNT liên tục được mở rộng. Năm 2004, tổng dư nợ toàn hệ thống là hơn 53.604 tỷ quy đồng thì đến cuối năm 2009, dư nợ đã lên đến 141.621 tỷ quy đồng. Tốc độ tăng trưởng dư nợ có tiến bộ qua các năm. Trong cơ cấu tín dụng của NHNT, tín dụng cấp cho doanh nghiệp được duy trì với tỷ trọng lớn với tỷ lệ xấp xỉ hoặc hơn 90%. Có cơ cấu như vậy do ngân hàng có mối quan hệ truyền thống với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn, tổng công ty lớn với doanh số giải ngân cao. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng dư nợ của doanh nghiệp có xu hướng giảm so với tốc độ tăng trưởng dư nợ chung thể hiện ngân hàng đang từng bước tập trung vào tín dụng dành cho cá nhân, phù hợp với xu hướng của các NHTM hiện nay.
Năm 2005 và 2006, tốc độ tăng trưởng là xấp xỉ 14% và 11%. Sang năm 2007, với điều kiện nền kinh tế chung có sự tăng trưởng mạnh, tốc độ dư nợ cao, NHNT đạt tăng trưởng dư nợ là xấp xỉ 44%.
Năm 2008, trước những diễn biến phức tạp và khó lường của thị trường tài chính trong và ngoài nước, bên cạnh nhiệm vụ mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh, NHNT tiếp tục chú trọng hơn nữa vào công tác quản trị rủi ro như thành lập Uỷ ban quản lý rủi ro, cơ cấu lại phòng Quản lý rủi ro trung ương. Hoạt động tín dụng của NHNT trong năm 2008 chịu nhiều tác động bất lợi của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế. Trong 9 tháng đầu năm 2008, NHNT đã thực thi chủ trương kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng để góp phần kiềm chế lạm phát, đồng thời ưu tiên phân bổ vốn cho các lĩnh vực trọng điểm và hỗ trợ tối đa, cụ thể là:
- Trong phạm vi kiềm chế tín dụng, NHNT cũng đã thực hiện chính sách ưu tiên đáp ứng vốn cho sản xuất, lưu thông, xuất khẩu và nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu (nhất là các loại hàng mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được) như lương thực, xăng dầu, xi măng, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc chữa bệnh, giấy...
- Thu hẹp cho vay các lĩnh vực nhạy cảm, rủi ro cao hoặc chưa thực sự thiết yếu như chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng; đồng thời tích cực thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn và nợ xấu để tạo nguồn phục vụ các lĩnh vực, khách hàng thuộc mục tiêu phát triển.
Dư nợ tín dụng cuối năm 2009 là 141.621 tỷ quy đồng, trong đó dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp là hơn 120.505 tỷ quy VND. Dư nợ của NHNT chiểm khoảng 11% so với dư nợ toàn hệ thống (Dư nợ toàn hệ thống năm 2009 là 1.755.225 tỷ đồng) Dư nợ đến hết quý 1 năm 2010 là 128.854 tỷ quy VND. Năm 2009 là một năm có nhiều biến động đối với hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng nói chung và NHNT nói riêng. Đầu năm 2009, cả hệ thống NHNT tăng trưởng âm. Tuy nhiên, sau khi triển khai chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất theo chỉ đạo của Chính phủ, từ tháng 02/2009 đến hết tháng 07/2009, trung bình dư nợ tăng trưởng 3,3%/tháng. Song từ tháng 8 trở đi, sau khi NHNN giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng dưới 25%, NHNT đã khống chế tăng trưởng tín dụng bằng việc giao chỉ tiêu dư nợ mục tiêu cho các chi nhánh. Kết quả là, NHNT đã đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng 25,6% so với năm 2008., thấp hơn mức tăng trưởng chung ngành ngân hàng là 37,87%.
Bảng 2.1. Tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng năm 2009
Văn bản Nội dung có liên quan
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh NHNTnăm 2009