5. Kết cấu của đề tài
2.4.1. Kết quả đạt được
Thứ nhất, NHNT đã xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng áp dụng cho đối tượng KH doanh nghiệp một cách chi tiết và đã được triển khai cho toàn hệ thống.
Đi kèm với việc xây dựng hệ thống, NHNT đã ban hành những quy định, quy trình cụ thể hướng dẫn chi tiết làm định hướng cho việc đánh giá KH. về cơ bản hệ thống XHTD hiện tại đã đáp ứng được các yêu cầu về việc đánh giá khách quan, lưu trữ dữ liệu và là công cụ hỗ trợ theo dõi quản lý đánh giá KH. Việc xác định đối tượng KH được thực hiện một cách chi tiết tương ứng với nhiều bộ chỉ tiêu chấm điểm đảm bảo cho việc đánh giá KH chính xác.
Thứ hai, Tại NHNT đã có sự quản lý các khoản cho vay theo ngành nghề và đối tượng KH. Thông tin của khoản vay được khai báo và lưu giữ trên hệ thống bao gồm đầy đủ các thông tin về ngành nghề kinh doanh, mục đích khoản vay, loại hình KH.. .phục vụ cho yêu cầu tạo lập thông tin báo cáo thống kê quản lý tại ngân hàng. Việc chia chi tiết ngành nghề trong hệ thống XHTD cũng góp phần vào việc hỗ trợ quản lý theo đối tượng KH, phục vụ nhu cầu báo cáo và phân tích trong công tác đánh giá, quản trị rủi ro
Thứ ba, Hệ thống chính sách tín dụng đã đề cập đến yêu cầu đa dạng hóa, phân bổ rủi ro theo từng KH và theo nhóm KH liên quan đến ngành nghề, khu vực đầu tư. Thực tế cho thấy các chi nhánh của NHNT cũng đã đáp ứng được yêu cầu phân bổ rủi ro trong thời gian qua.
Thứ tư, Cách thức quản trị rủi ro tín dụng đã có nhiều đổi mới, thể hiện ở sự điều chỉnh tập trung hóa quản trị rủi ro tín dụng tại Hội sở chính. Sự điều chỉnh này giúp NHNT quản trị rủi ro một cách tổng thể hơn, có cái nhìn, đánh giá về hoạt động tín dụng một cách rõ ràng
theo định tính. Điểm đổi mới lớn nhất của NHNT trong giai đoạn này chính là việc áp dụng hệ thống XHTD làm cơ sở phân loại nợ. Với hệ thống XHTD, khi quyết định cấp tín dụng thì NHNT căn cứ kết quả XHTD nội bộ của KH để đánh giá nên việc phân loại nợ trên thực tế đã có ngay từ lúc thẩm định tín dụng chứ không phải chờ đến lúc giải ngân rồi mới phân loại. Điều này giúp NHNT chủ động về chất lượng danh mục tín dụng của mình.Việc điều chỉnh cách thức cũng như chính sách phân loại nợ xuất phát từ ba nhu cầu chính: (i) nhu cầu nâng cao chất lượng quản trị nội bộ của bản thân NHNT; (ii) đòi hỏi của các tổ chức, đối tác, nhất là các tổ chức quốc tế; và (iii) yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Trong đó, nhu cầu tự hoàn thiện về quản lý của NHNT là yếu tố xuyên suốt của sự đổi mới này.