áp dụng xác biện pháp xử lý thích hợp với những rủi ro gặp phải. “Các bước cần
thiết để lựa chọn và thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro: + Xác định các biện pháp ứng phó sẵn có;
+ Đánh giá những ưu, nhược điểm của mỗi biện pháp xử lý, trong đó có việc phân tích chi phí - lợi ích, phân tích sử dụng ngân sách;
+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch xử lý, trong đó có trách nhiệm thực hiện kế hoạch, tiến độ thực hiện, kết quả dự báo, hoạch định và xem xét nguồn lực tài chính và thủ tục đánh giá;
+ Thực hiện kế hoạch xử lý: Sau khi tiến hành xử lý rủi ro, nếu còn có các rủi ro chưa tính đến, các thủ tục tương ứng phải được lặp đi lặp lại cho đến khi rủi ro nằm trong mức độ có thể chấp nhận được.” [21]
1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị rủi ro của công tychứng chứng
khoán
Nhân tố chủ quan:
- Chiến lược quản trị rủi ro: Chiến lược quản trị rủi ro rõ ràng có thể giúp công
ty chứng khoán có cái nhìn toàn diện hơn về quy trình quản trị rủi ro, theo đó dễ
dàng thực hiện và đảm bảo đúng, chính xác các bước như kế hoạch đề ra.
Một khi
chiến lược quản trị rủi ro không có, hoặc có cũng như không, trong khi lại đặt mục
tiêu tăng trưởng nóng, thì công ty chứng khoán khó duy trì được trạng thái an toàn,
hoạt động bền vững, nhất là trong hoàn cảnh thị trường chứng khoán ảm đạm và
còn đang gặp rất nhiều khó khăn.
- Quy trình quản trị rủi ro: Có thể nói, một quy tắc bất di bất dịch trong kinh doanh là lợi nhuận càng cao, thì rủi ro càng lớn. Trong khi đó, với lĩnh vực kinh
doanh chứng khoán, điều quan trọng nhất là phát triển an toàn, bền vững, không
phải là tăng trưởng nóng, bất chấp rủi ro. Muốn vậy, các công ty chứng khoán cần
tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống quản trị rủi ro, triển khai các nghiệp vụ kinh doanh
sáng tạo, bài bản và trung thành với các chiến lược phát triển dài hạn.
- Đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đội ngũ nhân viên có
vai trò xúc tiến và quyết định hiệu quả quản trị rủi ro. Để có thể thiết lập
được một
quy trình quản trị rủi ro vững mạnh, các nhân viên cần được đào tạo để hiểu cũng
như tuân thủ theo các yêu cầu trong quy trình quản trị rủi ro.
Nhân tố khách quan:
- Môi trường chính trị, xã hội: Các yếu tố của môi trường chính trị, xã hội có
sự gắn bó chặt chẽ và tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh chứng
khoán bao
gồm: thể chế chính trị, vấn đề an ninh, trật tự an toàn xã hội, quan điểm trong quan
hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế của chính phủ với các quốc gia khác trong tiến
trình toàn cầu hóa, trong xu thế chính trị mới, ý thức của công chúng trong
tiết kiệm
và đầu tư.
- Môi trường kinh tế: Hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán luôn
diễn ra trong bối cảnh kinh tế cụ thể như mức độ tăng trưởng hay suy thoái,
thuật cao. Hệ thống cơ sở vật chất, máy móc, kỹ thuật hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm thiểu rủi ro.