Tăng cung, kích cầu là những vấn đề nhức nhối của cơ quan quản lý từ trước đến nay. Với đặc điểm của một nền kinh tế mà các doanh nhiệp nhà nước là chủ yếu như nước ta, muốn nâng cao chất lượng của hàng hóa trên thị trường thì Chính phủ cần phải hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này cổ phần hóa, đưa cổ phiếu lên niêm yết bằng các cách như: hỗ trợ về thuế, hỗ trợ nâng cấp hệ thống quản trị kinh doanh, hỗ trợ phát triển sản phẩm...
Nhìn chung, các công ty có cổ phiếu niêm yết hiện nay trên thị TTCK chưa phải là những công ty hàng đầu và ngành nghề của những công ty này chưa bao quát hết toàn bộ nền kinh tế, do đó nên tăng cường niêm yết cổ phiếu của các công ty lớn với những ngành nghề đa dạng và những công ty độc quyền của Nhà nước đến nay như: bưu chính viễn thông, dầu khí, hàng không, điện lực. để vừa góp phần tạo sức bật cho thị trường cũng như thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước, vừa góp phần xây dựng TTCK trở thành một “hàn thử biểu” của nền kinh tế. Việc cổ phiếu của những ngành có hoạt động kinh doanh hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao được tham gia niêm yết và giao dịch trên TTCK tập trung là sự chờ đợi và kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư.
Ngoài ra, hiện nay một số lượng lớn các công ty niêm yết gặp phải rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, thể hiện rất rõ trong việc các công ty này liên tục chịu thua lỗ trong thời gian trở lại đây. Điều này đã gây ra những tác động tiêu cực đến thị trường, làm ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư trong điều kiện
kinh tế còn đang trong giai đoạn chờ đợi phục hồi. Vậy nên các sàn giao dịch cần thiết phải có các điều chỉnh để nâng tiêu chuẩn niêm yết đối với các doanh nghiệp, để đảm bảo các cổ phiếu niêm yết là các mã cổ phiếu có tính thanh khoản tốt, giảm các nguy cơ rủi ro cũng như phục hổi niềm tin của các nhà đầu tư.
Thị trường cổ phiếu phát triển đến đâu thì Chính phủ cũng nên quan tâm đến sự phát triển của thị trường trái phiếu. Điều này đáp ứng phần lớn nhu cầu của các nhà đầu tư muốn tham gia thị trường nhưng lo ngại rủi ro, xem mức độ an toàn của chứng khoán là yếu tố quyết định sự lựa chọn của mình. Do đó, cần cải tiến phương pháp phát hành trái phiếu Chính phủ, tăng cường phát hành theo phương pháp đấu thầu, đa dạng hóa các kỳ hạn của trái phiếu, triển khai phát hành trái phiếu Quỹ hỗ trợ phát triển, trái phiếu địa phương, trái phiếu công trình, trái phiếu đô thị lên niêm yết và giao dịch trên TTCK.
Tóm lại, việc cung cấp và phát triển hàng hóa cho thị trường cần diễn ra một cách thận trọng, từng bước. Bản chất của thị trường là nơi gặp gỡ cung - cầu, giá cả hàng hóa do quan hệ cung - cầu quyết định cho nên việc vội vàng tăng cung trong khi không có một lượng cầu tương ứng có thể làm cho TTCK sụp đổ hoặc trầm lắng kéo dài. Ngoài ra, ngay cả khi đã có một lượng cầu tương ứng thì lượng cầu này chỉ tập trung vào những cổ phiếu tốt. Việc nhiều cổ phiếu đã niêm yết 3, 4 năm nay mà vẫn chỉ có số lượng giao dịch nhỏ bé, không hề quan tâm, có mặt trên thị trường chỉ để tượng trưng là một bài học cần rút kinh nghiệm. Chính các doanh nghiệp này đang góp phần làm xấu đi hình ảnh của TTCK Việt Nam.
3.3.2. Phát triển thị trường các công cụ tài chính phái sinh
Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh có ý nghĩa rất lớn, nó giúp cho các nhà đầu tư bảo vệ được khoản đầu tư của mình khi có biến cố xảy ra ngoài dự kiến. Hơn nữa, việc đầu tư cũng sẽ trở nên hiệu quả hơn bằng cách kết hợp giữa việc mua/bán các công cụ tài chính phái sinh để có thuận lợi, kể cả trong trường hợp thị trường đi xuống.
Tuy có tác dụng rất lớn để phòng ngừa rủi ro, mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư, nhưng nếu sử dụng sai mục đích và không được giám sát chặt chẽ chúng sẽ
gây ra những hậu quả khôn lường cho nền kinh tế. Để tránh điều đó, Chính phủ cần xây dựng những quy định, chính sách nhằm đảm bảo việc triển khai các công cụ tài chính phái sinh được bền vững.
Hiện tại mới có một sản phẩm phái sinh được giao dịch trên TTCK Việt Nam là Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu. Chỉ số VN30-Index được chọn làm tài sản cơ sở cho Hợp đồng tương lai chỉ số. Dự kiến trong năm 2018, sản phẩm chứng quyền sẽ đi vào hoạt động. Nhà đầu tư có thể sử dụng chứng quyền như một biện pháp phòng ngừa rủi ro tương tự như hợp đồng tương lai hoặc là một kênh đầu tư sinh lời.
Song song với việc triển khai các công cụ tài chính thuần nhất nên có những tiếp cận đối với các sản phẩm lai tạp. Các sản phẩm QTRR lãi suất, tỷ giá, giá cả và cả rủi ro thanh toán đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Trong tương lai, cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng của thị trường tài sản cơ sở. Từ đó sẽ là cơ sở có thể định giá các sản phẩm phái sinh hiệu quả nhất.
Hy vọng rằng trong tương lai gần thì các công cụ tài chính phái sinh này sẽ được giao dịch trên TTCK Việt Nam và khi đó, các nhà đầu tư cũng sẽ không bị phụ thuộc quá nhiều vào sự biến động của thị trường như hiện nay.
3.3.3. Hình thành và phát triển các định chế trung gian tài chính
Hiện nay, các định chế trung gian ở Việt Nam còn quá ít so với nhu cầu thị trường cũng như so với các nước trên thế giới. Ở nước ta hiện nay đã có Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI), hiệp hội kinh doanh chứng khoán, hiệp hội trái phiếu và câu lạc bộ nhà đầu tư, vì vậy Nhà nước cần có các chính sách để khuyến khích sự ra đời và phát triển các định chế tài chính trung gian khác nhau: hiệp hội đầu tư chứng khoán, hiệp hội tư vấn chứng khoán, hiệp hội bảo vệ các nhà đầu tư,... để thu hút thêm các nhà đầu tư tiềm năng cũng như các nhà đầu tư chiến lược và củng cố thêm niềm tin của các nhà đầu tư hiện tại.
Hơn nữa, hầu hết TTCK của các nước trên thế giới đều đã tồn tại các tổ chức định mức tín nhiệm, một phần là do xu thế của thời đại nhưng phần lớn là do vai trò quan trọng của tổ chức này trên thị trường tài chính. Khi các tổ chức tín nhiệm ra
đời các nhà đầu tư có thể sử dụng nguồn thông tin từ bảng xếp hạng của các tổ chức này để quyết định thực hiện đầu tư. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì các tổ chức này còn khá mới mẻ và chưa có tổ chức nào được thành lập. Quá trình ra đời của các tổ chức định mức tín nhiệm tại nước ta cần có sự chuẩn bị chu đáo, bởi ngành định mức tín nhiệm là một hoạt động hết sức nhạy cảm liên quan đến lòng tin của công chúng. Một khi kết quả định mức tín nhiệm bị phát hiện có cố ý làm sai lệch thì ngành định mức tín nhiệm thậm chí có thể bị sụp đổ vì khó có thể xây dựng lại lòng tin. Vì vậy, tính độc lập của quá trình định mức tín nhiệm là điều kiện tối thiểu cần thiết đối với sự phát triển bền vững của ngành định mức tín nhiệm ở Việt Nam.
Tóm lại, để TTCK phát triển thì việc thành lập tổ chức định mức tín nhiệm là vấn đề hết sức cần thiết. Trong điều kiện mức độ hiểu biết của các nhà đầu tư còn hạn chế, các kênh cung cấp thông tin và đánh giá rủi ro còn ít hoặc chưa có thì sự xuất hiện của các tổ chức định mức tín nhiệm sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin cho cộng đồng đầu tư và chính bảng xếp hạng của tổ chức này sẽ làm cho các nhà đầu tư yên tâm hơn khi tiếp cận với thị trường, giúp họ có cơ sở và tự tin hơn khi thực hiện các quyết định đầu tư vào một loại chứng khoán nào đó. Việt Nam đã có TTCK, song hoạt động của các tổ chức tín nhiệm này vẫn chưa xuất hiện. Nhưng vì vai trò của tổ chức này là rất quan trọng, trong khi Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế, tự do hóa tài chính nên việc thành lập và đưa tổ chức định mức tín nhiệm vào hoạt động tại Việt Nam là vấn đề hết sức cần thiết.
3.3.4. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát thị trường
Giao dịch nội gián, tiết lộ thông tin nội bộ và nhiều các vi phạm khác chưa được xử lý một cách đúng đắn, chưa đủ sức răn đe. Các cơ quan quản lý còn rất nhiều việc phải làm để xây dựng hành lang pháp lý nhằm tăng cường tính minh bạch cho thị trường. Các hoạt động kiểm tra, thanh tra phát hiện vi phạm của các cá nhân và doanh nghiệp nếu được xử phạt đúng mức chắn chắn sẽ có tác động tích cực đến lòng tin của nhà đầu tư với thị trường.
UBCKNN cần xây dựng chương trình và các tổ chức kiểm tra định kỳ hoạt động của các tổ chức tham gia thị trường, đặc biệt là tập trung vào việc đánh giá các
công ty niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường giám sát hoạt động trên Sở giao dịch chứng khoán, chú trọng kiểm soát quá trình công bố thông tin của các tổ chức, cá nhân trên thị trường, bảo đảm tuân thủ về quy trình đặt lệnh, giao dịch, lưu ký, thanh toán chứng khoán để các hoạt động này được thực hiện một cách công khai, minh bạch và đúng luật. Ngoài ra, UBCKNN phải luôn luôn giám sát các hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán để kiểm soát các rủi ro mà công ty cũng như toàn thị trường gặp phải.
3.3.5. Nâng cao chất lượng hoạt động công bố và minh bạch hóa thông tin của
các chủ thể tham gia trên thị trường
Thông tin là vấn đề quan trọng đối với bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, đặc biệt trong TTCK - một lĩnh vực khá nhạy cảm với sự thay đổi thông tin. Một tin tức có liên quan đến thực tại và triển vọng trong tương lai của tổ chức phát hành ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình giao dịch của cổ phiếu đó, thậm chí ảnh hưởng tới toàn bộ thị trường. Một thực tế mà chúng ta có thể nhận thấy rằng, để tạo ra nhu cầu cho nhà đầu tư, hàm lượng thông tin và chất lượng thông tin có vai trò quan trọng.
Trong thời gian qua, có thể thấy rõ nhà đầu tư chưa được đáp ứng các nhu cầu thông tin để ra quyết định đầu tư chính xác, kịp thời, đầy đủ thông tin, tính dễ dàng trong việc tiếp cận thông tin.
Thứ nhất, UBCKNN cần thiết lập bộ phận đánh giá chất lượng bản công bố thông tin, kênh thông tin giữa sở giao dịch chứng khoán với các thành viên tham gia thị trường. Ngoài ra, cũng cần phối hợp với các Bộ, Ngành để thực hiện vai trò quản lý các công ty cổ phần phát hành chứng khoán ra công chúng, tạo bước đệm về quản lý để các tổ chức niêm yết không bị thiếu sót, vi phạm khi thực hiện quy trình về công bố thông tin và thực hiện đầy đủ các quyền của người sở hữu chứng khoán.
Thứ hai, nhằm nâng cao tính minh bạch của thị trường là các nhà đầu tư cũng tham gia vào quá trình giám sát doanh nghiệp. Khi nhận biết doanh nghiệp nào không cung cấp thông tin minh bạch, các nhà đầu tư có thể từ chối vào doanh nghiệp đó. UBCKNN nên phối hợp với Bộ tài chính thông qua Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và cá nhà đầu tư để giám sát hoạt động này.
Mặc dù UBCKNN là chủ thể giám sát thị trường còn SCIC là nhà đầu tư tham gia vào thị trường nhưng giữa họ lại có những lợi ích chung. Đó là, họ cùng tham gia vào việc tăng cường khả năng quản trị doanh nghiệp, SCIC ở vào vị trí thực hiện quyền sở hữu của Nhà nước ở nhiều doanh nghiệp.
Vì vậy, với tư cách là nhà đầu tư nắm cổ phiếu chi phối, SCIC hoàn toàn có thể dùng quyền sở hữu của mình để buộc doanh nghiệp thực hiện đúng nghĩa vụ công bố thông tin. Hy vọng nới sự phối hợp của cả hai chủ thể này, họ có thể làm tốt vai trò nâng cao khả năng điều hành và tính minh bạch trong nghĩa vụ công bố thông tin của doanh nghiệp.
Thứ ba, tăng cường hơn nữa các thông tin trên thị trường, loại bỏ ngay những thông tin sai lệch để tránh hiện tượng xấu cho thị trường. UBCKNN cần sớm có tờ báo cập nhật và đầy đủ nhằm tạo sự yên tâm và tin tưởng khi tham khảo thông tin các chủ thểm tham gia thị trường.
Thứ tư, Nhà nước cần phải quy định việc công bố thông tin định kỳ trở thành điều kiện bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp, cũng như xây dựng khung pháp lý nghiêm khắc, có tính răn đe đối với các trường hợp vi phạm, xác định và chuẩn hóa nội dung vi phạm, phạm vi ảnh hưởng,...