Kiến nghị về pháp luật

Một phần của tài liệu QUAN TRỊ RUI RO TẠICÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GòN (Trang 103 - 108)

Ngày 26/02/2013, UBCKNN đã ban hành Quyết định 105/QĐ-UBCK về QTRR trong công ty chứng khoán. Tuy nhiên, vẫn cần có sự đánh giá thực tế quá trình triển khai công tác QTRR, qua đó bổ sung và hoàn thiện hơn nữa, cũng như có một văn bản chính thức hướng dẫn chi tiết cụ thể quy trình cho các công ty chứng khoán. Việt bổ sung và hoàn thiện phải phù hợp với thực tiễn của thị trường, đồng thời có định hướng tiếp cận với những tập quán chuẩn mực chung của quốc tế.

Năm 2018 sẽ là một năm có nhiều thay đổi quan trọng về khung pháp lý cho doanh nghiệp nói chung và cho TTCK nói riêng, trong đó có việc áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015, sửa đổi Luật Chứng khoán, sửa đổi quy định về quản trị công ty đại chúng và hoạt động của công ty chứng khoán v.v..., các sản phẩm mới được

giao dịch như chứng khoán phái sinh, chứng quyền có bảo đảm, v.v.. .Vì vậy, trong thời gian tới cần chú trọng một số vấn đề sau:

Một là, tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật theo hướng nâng cao các điều kiện thành lập và duy trì hoạt động của công ty chứng khoán. Với vai trò là đầu mối quản lý và giám sát rủi ro đối với các công ty chứng khoán, UBCKNN cần tiếp tục chỉ đạo thu hẹp nghiệp vụ cấp phép đối với các công ty chứng khoán có năng lực tài chính hạn chế, rủi ro về an toàn tài chính cao. Khuyến khích các công ty sắp xếp lại trên cơ sở tự nguyện sáp nhập, hợp nhất, mua lại nhưng phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư mở tài khoản tại công ty. Các công ty chứng khoán rơi vào tình trạng “kiểm soát đặc biệt” phải áp dụng các chế tài mạnh như: Không được vay nợ, không được cung cấp dịch vụ tài chính cho nhà đầu tư.

Hai là, nâng cao năng lực quản lý, hoạch định chính sách, hoạt động giám sát nhằm đảm bảo cho thị trường phát triển lành mạnh; Kịp thời đưa ra các dự báo, đánh giá và cảnh báo về các yếu tố bất thường của thị trường, từ đó đề xuất các giải pháp hữu hiệu hỗ trợ việc phòng ngừa rủi ro trong hoạt động của công ty chứng khoán. Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước, nghiên cứu tách bộ phận giám sát thành hệ thống độc lập, giao trách nhiệm và quyền hạn cụ thể cho bộ phận này quản lý và giám sát từng hoạt động của các công ty chứng khoán.

Ba là, yêu cầu các công ty chứng khoán thực hiện tốt việc thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro tại công ty chứng khoán. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện quản trị rủi ro của các công ty chứng khoán nhằm hạn chế trường hợp các công ty này lập nên quy trình quản trị rủi ro chỉ để “đối phó” với các cơ quan quản lý, hoặc áp dụng một cách hình thức, thiếu hiệu quả.

Bốn là, tăng cường công tác quản lý hoạt động của công ty chứng khoán, đảm bảo tính tuân thủ trong hoạt động của công ty chứng khoán thông qua việc tăng các chế tài xử phạt để đủ sức răn đe các trường hợp vi phạm. Trong trường hợp công ty chứng khoán vi phạm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư và TTCK, cần xử phạt nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở định hướng mục tiêu, xu hướng phát triển của SSI trong thời gian tới, luận văn đã đề xuất nhóm giải pháp chính bao gồm: hoàn thiện cơ cấu cũng như cơ chế chính sách QTRR, xây dựng văn hóa QTRR, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, áp dụng mô hình đo lường rủi ro VaR. Để các giải pháp đó có hiệu quả thiết thực, luận văn đã đề xuất một số kiến nghị liên quan đến việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về chứng khoán và TTCK, tăng cương quản lý giám sát các thành viên tham gia thị trường, nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin.

KẾT LUẬN

Như vậy, công tác quản trị rủi ro tại các công ty chứng khoán là vô cùng quan trọng, nó không những giúp cho công ty hạn chế, kiểm soát những rủi ro gặp phải trong quá trình hoạt đọng mà còn góp phần xây dựng môi trường đầu tư an toàn hơn. Trong quá trình hoạt động hiện nay của các công ty chứng khoán nói chung cũng như SSI nói riêng đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, do vậy các công ty chứng khoán cần phải hoàn thiện hơn hệ thống QTRR để tự bảo vệ mình trước những nguy cơ tổn thất sẽ gặp phải.

Qua những phân tích trên ta thấy SSI tuy đã có những thành công nhất định trong công tác QTRR, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế, chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân khách quan như thị trường ảm đạm, thiếu tính thanh khoản kéo dài hay những nguyên nhân chủ quan như mô hình hoạt động chưa hoàn toàn phù hợp, trình độ chuyên môn còn chưa cao, công nghệ còn chưa phát triển... Chính vì vậy, bài luận văn này xin được đưa ra những ý kiến dựa trên những phân tích, đánh giá thực tế hoạt động tại SSI để góp phần nâng cao chất lượng QTRR tại công ty, cũng như kiến nghị để hoàn thiện hơn TTCK.

Do kiến thức còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn thiếu sót nên dù đã cố gắng, song luận văn này không thể tránh khỏi thiếu sót cũng như khuyết điểm. Do vậy, kính mong các thầy cô xem xét và góp ý kiến bổ sung để luận văn có thể nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện hơn trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Tài chính (2007), Quyết định 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/04/2007 về việc

ban hành quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán.

2. Bộ Tài chính (2010), Thông tư 226/2010/QĐ-BTC ban hành ngày 31/12/2010

về việc Quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính.

3. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 165/2012/TT-BTC ban hành ngày 09/10/2012

về

việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 226/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính.

4. Bộ Tài chính (2017), Thông tư 87/2017/TT-BTC ban hành ngày 15/08/2017

về

việc Quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh

doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính.

5. BSC (2012), Thị trường chứng khoán Việt Nam 5 năm trong khủng hoảng,

Nội, tr.6-10.

6. Chính phủ (2012), Nghị định 58/2012/NĐ-CP ban hành ngày 20/07/2012 về

việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật chứng khoán

và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật chứng khoán.

7. Chính phủ (2016), Nghị định 86/2016/NĐ-CP ban hành ngày 01/07/2016 về

việc quy định điều kiện đầu tư, kinh doanh chứng khoán.

8. Hồ Thu Hằng (2012), Giải pháp quản trị rủi ro trong hoạt động môi giới tại

10. Hữu Hòe (2013), Không lập hệ thống quản trị rủi ro, CTCK có thể bị đình chỉ hoạt động, https://vietstock.vn/2013/03/khong-lap-he-thong-quan-tri-rui-ro- ctck-co-the-bi-dinh-chi-hoat-dong-830-260993.htm, Tuy cập ngày 18/03/2018.

11. Mạc Quang Huy (2009), Cẩm nang đầu tư, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội,

tr.527-557.

12. Đặng Hữu Man (2009), Nghiên cứu chất lượng dự báo của những mô hình

quản trị rủi ro thị trường vốn - Trường hợp Value - At - Risk Models, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nằng, Số 5(34).2009.

13. Kiều Thị Thúy Ngân (2012), Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tại

công ty cổ phần chứng khoán An Bình, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

14. Lê Thu Hằng (2016), Rủi ro tài chính tại các công ty chứng khoán thành viên

của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thực trạng và giải pháp, Học viện Ngân

hàng, Hà Nội.

15. TS. Nguyễn Thanh Phương (2011), Thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản

Thời Đại, Hà Nội, tr.331-335, 339-353.

16. Quốc hội (2006), Luật chứng khoán 2006.

17. Quốc hội (2010), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật chứng khoán

2006.

18. SSI (2013 - 2017), Báo cáo tài chính.

19. SSI (2013 - 2017), Báo cáo thường niên.

20. SSI (2013 - 2017), Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính.

21. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (2013), Quyết định 105/QĐ-UBCK ban hành

ngày 26/02/2013 về việc ban hành Quy chế hướng dẫn việc thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro cho công ty chứng khoán, Hà Nội.

22. TS. Lê Thị Xuân (2011), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại

học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr. 162-190. 23. Website: http://www.ssi.com.vn;

http://www.cophieu68.com;

http://www.nhadautu.vn;

Tiếng Anh

24. Heinz-Peter Berg (2010), Risk management: Procedures, methods and

experiences, Bundesamt fur Strahlenschutz, Salzgitter, Germany, pp.79-88.

25. Judith Rawnsley (1995), Going for Broke: Nick Leeson and the Collapse of

Barings Banki, HarperCollins.

26. PricewaterhouseCoopers (2009), Lehman Brothers’ Bankruptcy - Lessons

learned for the survivors, pp.4-24.

27. Richard Lartey (2012), What Caused the Collapse of Lehman Brothers?,

Swiss

Management Center (SMC) University.

Một phần của tài liệu QUAN TRỊ RUI RO TẠICÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GòN (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w