Bài học từ sự sụp đổ của Lehman Brothers

Một phần của tài liệu QUAN TRỊ RUI RO TẠICÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GòN (Trang 36 - 38)

Lehman Brothers được thành lập năm 1850 bởi ba anh em Henry, Emanuel và Mayer Lehman người Do Thái từ Đức di cư sang. Lĩnh vực chính của tập đoàn là ngân hàng đầu tư, buôn bán cổ phiếu và trái phiếu, nghiên cứu thị trường, quản lý đầu tư, và ngân hàng tư nhân. Trong suốt thế kỷ 20, Lehman Brothers mở rộng sang các lĩnh vực khác nhau của các dịch vụ tài chính khu vực và trở thành một trong bốn tập đoàn tài chính lớn nhất nước Mỹ. Tuy nhiên vào ngày 15/09/2008, sau 158 năm hoạt động, Lehman Brothers đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản do thua lỗ với tổng số nợ lên đến 619 tỷ USD.

Dick Fuld, giám đốc điều hành, là người đã gắn bó tâm huyết với Lehman trong suốt bốn thập kỷ. Vốn là một người thận trọng, ông đã giúp Lehman vượt qua cuộc khủng hoảng năm 1998 với sự sụp đổ của quỹ đầu cơ “Long-term Capital Management” - một khách hàng lớn của Lehman. Nhưng do sự bùng nổ kinh tế toàn cầu cùng với chiến lược mở rộng đã làm Dick Fuld thay đổi chiến lược kinh doanh của Lehman sang các hoạt động rủi ro hơn, trong đó có bất động sản. Năm 2007, khi khủng hoảng cho vay dưới chuẩn bùng nổ, Dick Fuld khẳng định, đó chỉ là những rắc rối ngắn hạn và những công ty dám chấp nhận rủi ro lớn sẽ là những người thu lợi lớn một khi khủng hoảng chấm dứt. Do đó, ông đã tăng gấp đôi số tiền đầu tư vào các loại chứng khoán phái sinh phát hành dựa trên nợ cầm cố. Tháng 10/2007, giữa lúc địa ốc ở Mỹ rơi tự do, Lehman đã chi tới 22,2 tỷ USD để mua lại một công ty đầu tư phát triển nhà chung cư lớn là Archstone. Vụ làm ăn này ngay lập tức mang lại thua lỗ.

Sau giai đoạn này, cổ phiếu của Lehman Brothers mất giá tới 70%. Lòng tin của các nhà đầu tư tiếp tục giảm đi khi cổ phiếu của công ty mất giá thêm 50% vào ngày 09 tháng 09 và trước dấu hiệu Chính phủ Hoa Kỳ sẽ không làm gì để cứu công ty tài chính này. Ngày 10 tháng 09, công ty tuyên bố đã thua lỗ 3,9 tỷ USD. Ngày

12 tháng 09 năm 2008, Lehman khai huy động được 41 tỷ USD tiền mặt. Nhưng thật ra chỉ có 2 tỷ USD tiền mặt. Cổ phiếu Lehman xuống dưới 4 USD. Cuối cùng, vào ngày 15 tháng 09 năm 2008, Lehman Brothers phải tuyên bố phá sản sau khi không có công ty nào chấp nhận mua lại.

Sau sự sụp đổ lịch sử này đã có rất nhiều câu hỏi, rất nhiều sự thắc mắc: Tại sao một công ty đã có bề dày lên tới 158 năm, một trong số những công ty có thế lực lớn nhất tại Mỹ lại có thể sụp đổ một cách dễ dàng và rất nhanh chóng như thế? Qua hàng loạt các cuộc thanh tra, kiểm soát và nghiên cứu, người ta đã rút ra được rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Lehman Brothers:

- Sự yếu kèm trong khâu quản lý và thiếu quyết đoán của ban lãnh đạo

Vấn đề của Lehman không mới và đã được cảnh báo trong một thời gian dài. Lehman đã không ít hơn 3 lần bỏ qua cơ hội tự cứu mình. Cơ hội thứ nhất là cơ hội tăng vốn khi có thể thực hiện dễ dàng. Sau khi Bear Steans thất thủ, Lehman đã tiến hành tăng vốn vào đầu tháng 4 để chuẩn bị cho cuộc chiến. Lehman đã huy động thêm 4 tỷ USD vốn thông qua phát hành cổ phiếu ưu đãi, mặc dù tỷ lệ đăng ký mua cổ phiếu của nhà đầu tư rất cao, vượt xa số vốn 4 tỷ USD cần huy động song Lehman đã từ chối phát hành thêm vốn, cho rằng như thế đã đủ.

Cơ hội thứ hai cũng là cơ hội tăng vốn sau khi báo cáo kết quả quý 2 bị lỗ 2,8 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên Lehman báo cáo kết quả kinh doanh lỗ từ khi niêm yết. Ngay lập tức, Lehman tiến hành huy động thêm 6 tỷ USD vốn trong đó có 4 tỷ USD cổ phiếu phổ thông và 2 tỷ USD cổ phiếu ưu đãi nhằm bù đắp số lỗ quý 2. Lần này tỷ lệ đăng ký mua cổ phiếu cũng rất cao song Lehman cũng từ chối không phát hành thêm do tiếp tục cho rằng như thế là đủ.

Cơ hội thứ ba là đến khi kết quả quý 3 chuẩn bị đến ngày công bố và thị trường bắt đầu rộ lên tin đồn về số lỗ 4 tỷ USD. Lần này Lehman thực sự nhận ra sự nghiêm trọng và tiến hành tìm nhà đâu tư chiến lược để bán 25% cổ phiếu ngân hàng. Tuy nhiên, lúc này tình thế đã thay đổi và khó khăn hơn nhiều. Cuộc đàm phán với Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) đáng lẽ ra có thể kết thúc song

Lehman đã không làm được điều đó do sự bất đồng về giá. Lehman đã đành mất cơ hội thứ ba, và cũng là cơ hội cuối cùng để tự cứu mình.

- Sự tàn nhẫn của thị trường

Cổ phiếu Lehman đã bị bán khống. Các nhà đầu cơ bán khống Lehman đặt cược với việc cổ phiếu sẽ giảm giá mạnh. Việc bán khống được thực hiện thông qua vay cổ phiếu để bán trước và mua quyền bán cổ phiếu.

Tuy việc bán khống không có gì sai song nó chính là nguyên nhân tạo ra các tin đồn sai sự thật nhằm hạ giá cổ phiếu Lehman. Điều này làm mất lòng tin của thị trường vào Lehman và đẩy Lehman dần rơi vào thế bất lợi.

Từ khi Lehman công bố kết quả lỗ quý 2 thì các hoạt động bán khống diễn ra mạnh mẽ. Cổ phiếu Lehman giảm thấp hơn nhiều so với giá trị ghi sổ là 30 USD. Vào tháng 7, cổ phiếu Lehman chỉ còn 15 USD tương đương mức vốn hóa 10 tỷ, ước tính bằng giá trị thị trường của công ty quản lý tài sản của Lehman là Neuberger Berman.

Tóm lại, có thể nói sự sụp đổ của Lehman Brothers một phần là do việc quản trị rủi ro chưa hiệu quả. Việc không đánh giá chính xác mức độ rủi ro phải đối mặt, cũng như không hạn chế được tác động của thị trường đã khiến Lehman Brothers phải liên tục đối mặt với rất nhiều rủi ro như rủi ro thanh khoản do lỗ kinh doanh ngày càng cao, rủi ro thương hiệu do chứng khoán liên tục mất giá hay rủi ro hoạt động do sự yếu kém trong công tác quản lý và xử lý nội bộ,... Sự sụp đổ này là hồi chuông cảnh báo đến tất cả các công ty chứng khoán trên thế giới trong đó có các công ty chứng khoán Việt Nam.

Một phần của tài liệu QUAN TRỊ RUI RO TẠICÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GòN (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w