Hoàn thiện cơ cấu quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu QUAN TRỊ RUI RO TẠICÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GòN (Trang 85 - 86)

Khung QTRR tốt đòi hỏi một cơ cấu QTRR hiệu quả với các tuyến báo cáo rủi ro rõ ràng cùng với các chính sách QTRR tiên tiến. Dưới đây là cơ cấu QTRR cơ bản của ngân hàng đầu tư mà SSI có thể xem xét để hoàn thiện cơ cấu của mình:

Cơ cấu cao nhất trong QTRR chính là ủy ban điều hành và các ủy ban rủi ro.

Ủy ban điều hành: có trách nhiệm cao nhất đối với việc QTRR. Tất cả các bộ phận tham gia vào QTRR đều có trách nhiệm báo cáo lên ủy ban điều hành. Ủy ban điều hành có thể trực tiếp hoặc phân quyền phê duyệt tất cả các hoạt động rủi ro cũng như xây dựng các hạn mức rủi ro.

Ủy ban rủi ro: có nhiệm vụ đưa ra các chính sách và quy trình QTRR, các hạn mức rủi ro cho toàn hệ thống. Phê duyệt các hạn mức rủi ro đối với các thị trường nước ngoài, hạn mức tín dụng đối với các đối tác theo các hệ số định mức tín dụng.

Ủy ban thông lệ kinh doanh: trợ giúp ban điều hành trong việc giám sát tuân thủ và rủi ro hoạt động, rủi ro thương hiệu, thống nhất với các chính sách, thông lệ kinh doanh, đồng thời đưa ra các kiến nghị cải thiện.

Ủy ban cam kết: có trách nhiệm soát xét và phê duyệt các hoạt động bảo lãnh phát hành và phân phối chứng khoán cho các khách hàng. Ủy ban cam kết cũng có trách nhiệm xây dựng các chính sách và quy trình đảm bảo các khía cạnh pháp lý, tuân thủ, uy tín và các chuẩn mực kinh doanh của ngân hàng.

Ủy ban chính sách tín dụng: xây dựng và soát xét các chính sách tín dụng để phòng quản lý tín dụng thực thi.

Ủy ban tài chính: xây dựng và thực thi các chính sách về QTRR thanh khoản, đưa ra một số hạn mức về hàng tồn kho, quy mô và cơ cấu bảng cân đối kế toán, cũng như cơ cấu nguồn vốn và quản lý định mức tín nhiệm. Ủy ban tài chính

thường xuyên soát xét lại trạng thái nguồn vốn, bảng cân đối nhằm có những điều chỉnh thích hợp và kịp thời.

Ủy ban sản phẩm mới: chịu trách nhiệm soát xét và phê duyệt các sản phẩm mới cũng như các mảng kinh doanh hay giao dịch mới.

Ủy ban rủi ro hoạt động: có vai trò giám sát việc thực thi các khung, chính sách QTRR hoạt động. Đồng thời soát xét tính hiệu quả của QTRR tín dụng.

Ủy ban sản phẩm cơ cấu: có vai trò soát xét và phê duyệt các giao dịch sản phẩm cơ cấu phức tạp, có khả năng phát sinh các vấn đề về pháp lý, thuế, kế toán hoặc rủi ro uy tín.

Một phần của tài liệu QUAN TRỊ RUI RO TẠICÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GòN (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w