Thực hiện đánh giá thành tích

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích nhân viên tại cục thuế tỉnh kom tum (Trang 35 - 38)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.6. Thực hiện đánh giá thành tích

a. Biểu mẫu đánh giá thành tích

Nhân viên đánh giá tiến hành thu thập các dữ liệu phù hợp với tiêu chuẩn đánh giá thành tích và đặc trưng cho mỗi mục tiêu để nhân viên có thể biết

được họ thực hiện đúng hay sai theo mục tiêu đã đặt ra. Sau khi các nhân viên đánh giá hoàn thành việc thu thập dữ liệu về thành tích nhân viên, tiến hành đánh giá thành tích nhân viên dựa trên các dữ liệu đã thu thập được và đưa ra kết quả đánh giá.

Nhân viên đánh giá thực hiện so sánh, phân tích kết quả thực hiện công việc của nhân viên với tiêu chí được giao thông qua biểu mẫu đánh giá:

Bảng 1.2. Biểu mẫu đánh giá thành tích

TT Các tiêu chuẩn đánh giá Xuất sắc Khá

Trung

bình Yếu Kém

5 4 3 2 1

1 Các tiêu chí liên quan đến công việc

1.1 Khối lượng công việc 1.2 Chất lượng công việc … ……

2 Các tiêu chí liên quan đến cá nhân được đánh giá 2.1 Sự đáng tin cậy

2.2 Sáng kiến 2.3 Tính thích nghi … …..

b. Các lỗi thường mắc trong thực hiện đánh giá thành tích

Theo Dessler, các sai lầm thường mắc phải trong đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên trong thực tế gồm có:

- Tiêu chuẩn không rõ ràng: Hội đồng đánh giá cần phân định rõ yêu cầu, sự khác biệt ở các mức độ xuất sắc, khá, trung bình, yếu và kém. Trong

thực tế nhiều khi nhân viên không biết họ cần có những kỹ năng nào và làm được những gì để được xếp vào loại xuất sắc hoặc khá. Đôi khi cả người đánh giá và nhân viên đều không có khái niệm chính xác về cách thức phân loại, do đó, nhân viên không cố gắng phấn đấu để đạt loại xuất sắc.

Khi tiêu chuẩn không rõ ràng và cụ thể, sẽ dẫn đến tình trạng cùng mức độ thực hiện công việc, nhưng nhân viên ở bộ phận này được đánh giá là xuất sắc, còn nhân viên ở bộ phận khác bị coi là trung bình hoặc các thành viên trong hội đồng có đánh giá hoàn toàn khác nhau về cùng một nhân viên.

- Lỗi thiên kiến: Nhiều lãnh đạo có xu hướng đánh giá kết quả của nhân viên chỉ dựa vào một yếu tố, một đặc điểm nào đó nổi trội của nhân viên.

- Xu hƣớng thái quá: Một số lãnh đạo có xu hướng đánh giá tất cả nhân viên theo một xu hướng quá cao hoạc quá thấp, tất cả đều không đạt yêu cầu hoặc tất cả đều rất tốt. Cách đánh giá này khiến nhân viên bi quan hoặc tự ý thỏa mãn với mình và không muốn cố gắng phấn đấu để thực hiện công việc tốt hơn.

- Xu hƣớng trung bình chủ nghĩa: Đây là cách đánh giá kết quả của tất cả các nhân viên đều trung bình, không ai tốt hẳn cũng không có ai yếu kém, mọi người đều như nhau. Điều này đã gây trở ngại cho việc đánh giá và bồi dưỡng khả năng thăng tiến cho nhân viên, không động viên được những cá nhân thực sự có năng lực giỏi.

- Lỗi định kiến: Lỗi này thường xảy ra khi lãnh đạo có định kiến về những sự khác biệt giữa các cá nhân như tuổi tác, giới tính, quê quán…

c. Đào tạo người đánh giá thành tích

Để nâng cao hiệu quả của công tác đánh giá thành tích, cần đào tạo người đánh giá thành tích để có được các đánh giá chính xác và đáng tin cậy.

- Người đánh giá thành tích được đào tạo sẽ giảm thiểu các lỗi trong khi thực hiện đánh giá. Thông qua đào tạo, người đánh giá xem xét mẫu của các

lỗi thông thường và nhận được gợi ý làm thế nào để tránh tránh nó.

- Đồng thời người đánh giá cũng cần được đào tạo những kỹ năng giải quyết các vấn đề gặp phải trong quá trình đánh giá thành tích.

- Đào tạo phương pháp đánh giá và sử dụng các biểu mẫu đánh giá để người đánh giá thực hiện tốt công tác đánh giá thành tích nhân viên.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích nhân viên tại cục thuế tỉnh kom tum (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)