Thực trạng về tiêu chí đánh giá thành tích

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích nhân viên tại cục thuế tỉnh kom tum (Trang 73)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH CÔNG

2.3.2. Thực trạng về tiêu chí đánh giá thành tích

a. Xác lập tiêu chí đánh giá thành tích

Việc đánh giá thành tích được thực hiện theo Quy định về tiêu chí đánh giá kết quả thi đua đối với tập thể, cá nhân thuộc Cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định số 202/QĐ-TCT, tập trung vào bốn tiêu chí được chi tiết tại bảng 2.14.

Bảng 2.14. Các tiêu chí đánh giá thành tích

STT Các tiêu chí Nội dung cụ thể

1

Tiêu chí 1: Thực hiện nhiệm vụ được giao

-Về số lượng công việc, chất lượng, hiệu quả công việc: xác định bằng thời gian thực hiện công việc nhanh hay chậm.

- Tinh thần, trách nhiệm với công việc.

- Ý thức, thái độ đối với công việc được phân công. - Những sáng kiến, cải tiến trong công tác chuyên môn - Tinh thần phối hợp trong giải quyết công việc có liên quan đến 1 hay 1 nhóm công chức, hay các bộ phận chức năng có liên quan khác.

- Những việc được giao nhưng chưa hoàn thành. - Từ chối nhiệm vụ được giao mà không có lý do.

2

Tiêu chí 2: Phẩm chất chính trị, kỷ cương kỷ luật.

- Việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước;

- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng;

- Chấp hành kỷ cương, kỷ luật của ngành Thuế, quy chế của cơ quan.

- Chấp hành giờ công, ngày công lao động. - Tham gia hội họp.

3

Tiêu chí 3: Đạo đức, tác phong

- Văn hóa, văn minh nơi công sở.

- Thái độ làm việc với người nộp thuế: lịch sự, nhã nhặn, gây phiền hà, sách nhiễu…

STT Các tiêu chí Nội dung cụ thể

- Tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp. - Tinh thần đoàn kết nội bộ.

- Tham gia học tập, tập huấn chính sách mới. - Tinh thần học tập nâng cao trình độ.

- Uống rượu bia trong giờ hành chính.

4

Tiêu chí 4: Tham gia phong trào

- Đăng ký thi đua với cơ quan. - Tham gia các phong trào thi đua.

- Tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện. - Tham gia phong trào thể thao, văn nghệ

Các tiêu chí nêu trên còn chung chung, mang tính định tính và thiếu tiêu chuẩn cụ thể cho từng đối tượng được đánh giá. Riêng tiêu chí đánh giá kết quả công tác mang tính định lượng nhưng vẫn còn thiếu mức độ cụ thể trong quá trình đánh giá thành tích công chức. Do đó, để áp dụng những tiêu chí đánh giá được chính xác và rõ ràng, yêu cầu phải cụ thể hóa các tiêu chí này và đo lường được cho phù hợp với tình hình đặc điểm công việc từng bộ phận khác nhau trong cơ quan.

Từ các tiêu thức chung đó, VP Cục Thuế tỉnh Kon Tum chưa thực hiện việc xác lập các tiêu chí cụ thể để đánh giá thành tích đối với từng công chức, từng mục đích đánh giá khác nhau. Nguyên nhân do Cục Thuế tỉnh Kon Tum chưa có bản mô tả công việc, phân tích công việc của từng công chức của từng phòng ứng với từng vị trí, chức danh, từ đó chưa có cơ sở để hình thành các tiêu chí đánh giá cụ thể. Mặt khác, khi hoàn thiện bản đánh giá thành tích hàng năm, công chức không phân tích những nội dung cụ thể của từng tiêu chí và hầu như các bản đánh giá của công chức là đều giống nhau.

b. Việc đáp ứng các yêu cầu của tiêu chí đánh giá

chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu của công tác đánh giá thành tích. Cụ thể như sau:

- Cấp trên trực tiếp thường phân công nhiệm vụ đối với từng công chức theo cảm tính, nhìn nhận theo trình độ ban đầu, không định lượng hết công việc cũng như chất lượng xử lý công việc và thời gian hoàn thành cụ thể từng công việc.

- Lãnh đạo không có tiêu chuẩn đánh giá thành tích cụ thể để kiểm tra việc thực hiện công việc của công chức và giám sát kết quả thực hiện sau kiểm tra. Kết quả đánh giá của lãnh đạo chưa thật sự đi sâu đi sát, chưa có hệ thống đánh giá cụ thể với những tiêu chí đánh giá rõ ràng hơn.

- Kết quả đánh giá thành tích của lãnh đạo chưa đánh giá đúng và đầy đủ kết quả hoàn thành công việc của công chức dưới quyền.

Kết quả khảo sát tại VP Cục Thuế thông qua việc phát phiếu điều tra đối với 95 công chức. Khảo sát về tiêu chí đánh giá đã cho kết quả nhận xét tại bảng 2.15:

Bảng 2.15. Kết quả khảo sát về đáp ứng các yêu cầu của tiêu chí đánh giá thành tích công chức Đơn vị tính: % Tiêu chí Rất không phù hợp Không phù hợp Bình thƣờng Phù hợp Rất phù hợp S- Cụ thể 38,9 32,6 15,8 12,6 0,0

M- Đo lường được 40,0 37,9 18,9 3,2 0,0

A-Phù hợp thực tiễn 35,8 36,8 17,9 9,5 0,0

R- Có thể tin cậy 43,2 35,8 14,7 6,3 0,0

T-Thời gian thực hiện 46,3 31,6 13,7 8,4 0,0

Như vậy, theo đánh giá của công chức tại VP Cục Thuế thì hệ thống tiêu chí đánh giá thành tích còn nhiều khuyết điểm. Các nội dung đánh giá không được quy định "mức độ" yêu cầu phải đạt được là như thế nào nên rất khó đánh giá. Tiêu chuẩn về kết quả thực hiện công việc còn mang yếu tố chung chung, không xác định được như thế nào là hoàn thành công việc.

Chẳng hạn như quy định kết quả công tác nếu chỉ quy định "thực hiện nhiệm vụ chuyên môn" thì tiêu chuẩn của chuyên viên phải được cụ thể hóa các tiêu chí kết quả thực hiện công việc của vị trí việc làm cụ thể; tiêu chí về tính trung thực trong công tác chưa được cụ thể để biết như thế nào là trung thực, như thế nào là không trung thực; tiêu chí về chấp hành chủ trương của nhà nước cũng chưa quy định rõ như thế nào là chấp hành tốt, như thế nào là chấp hành không tốt...

Lãnh đạo các phòng thuộc VP Cục Thuế tỉnh Kon Tum khi giao công

việc cho từng công chức phòng mình vô hình dung chưa bao quát hết chức năng, công việc công chức phải thực hiện; hầu hết, khi đang cần thực hiện công việc gì thì giao ngay công việc đó. Vì vậy, đa số công chức giải quyết công việc theo sự việc phát sinh, giải quyết một cách tức thời.

c. Loại tiêu chí đánh giá

Hiện nay, các tiêu chí đánh giá thành tích công chức tại VP Cục Thuế tỉnh Kon Tum chỉ tập trung vào các tiêu chí về đặc điểm cá nhân và về hành vi lối sống, đạo đức kỷ luật lao động nói chung mà chưa đánh giá toàn diện về công chức. Loại đánh giá này chú trọng việc tìm hiểu công chức là người như thế nào nhưng lại rất ít chú trọng về những điều mà họ thực sự làm vì có khả năng các tố chất đó hoặc là không liên quan đến công việc hoặc là khó định nghĩa, việc đánh giá dựa trên đặc điểm cá tính có thể dễ rơi vào thành kiến và chủ quan. Chưa sử dụng những tiêu chí về các tố chất, năng lực, tiềm năng và các hành vi cụ thể liên quan tới công việc, đặc thù của ngành Thuế; mà thông

thường những tiêu chí này sẽ cung cấp thông tin thành tích sâu hơn và hữu ích hơn đối với các mục tiêu cải thiện thành tích công chức, đào tạo và phát triển công chức cũng như thực hiện các chức năng quản lý nguồn nhân lực khác.

Tóm lại: Với những loại công chức khác nhau (Chuyên viên, kế toán thuế, văn thư, thủ quỹ...) phải có tương ứng các phương pháp đánh giá và tiêu chí đánh giá khác nhau. Nhưng điều này chưa được quy định tại một văn bản có hiệu lực pháp lý nào. Vì thế, tại VP Cục Thuế tỉnh Kon Tum vẫn áp dụng những tiêu chí tổng quát, mang tính chất chung chung và chưa thực sự khoa học, vì thế công tác đánh giá còn chưa chính xác. Kết quả đánh giá không được dựa vào những thước đo cụ thể đã được lượng hóa, mà chủ yếu dựa vào những tiêu chuẩn ước lệ. Việc đánh giá thành tích công chức chưa được khách quan và chưa thật sự công tâm, còn thể hiện tình cảm cá nhân (yêu, ghét, định kiến.)

2.3.3. Thực trạng về phƣơng pháp đánh giá thành tích công chức

Hiện nay công tác đánh giá thành tích của cơ quan chủ yếu tập trung vào việc trả lương tăng thêm cho công chức, bổ nhiệm cán bộ quản lý, xếp loại công chức định kỳ với phương pháp bảng điểm đánh giá, phương pháp báo cáo, phương pháp thang đo, bỏ phiếu bình bầu.

a. Phương pháp bảng điểm đánh giá

Hàng tháng, công chức chấm điểm dựa trên bảng chi tiết các tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ với các nội dung:

- Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn;

- Chấp hành chủ trương, chính sách; kỷ cương, kỷ luật;

- Đạo đức, lối sống, tác phong, tinh thần học tập nâng cao trình độ;

- Tham gia các hoạt động phong trào (văn nghệ, thể thao, nhân đạo, từ thiện)

công chức ở tất cả các bộ phận. Chủ yếu là đánh giá dựa trên đặc điểm - kiểu đánh giá được sử dụng để đánh giá tính cách hoặc các đặc điểm cá nhân của công chức. Loại đánh giá này chú trọng đến việc tìm hiểu công chức là người như thế nào nhưng lại rất ít chú trọng về những điều mà họ thật sự làm.

Sau khi tự chấm điểm đối với từng tiêu chí, cá nhận tự xếp loại mức độ hoàn thành công việc của mình. Sau đó, trưởng phòng xác nhận vào bảng tự chấm điểm và gửi cho phòng Tổ chức cán bộ tổng hợp.

b. Phương pháp báo cáo

Cuối mỗi năm, công chức có bản tự nhận xét đánh giá về tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong năm thông qua phương pháp báo cáo, trong đó nêu lên những ưu, nhược điểm trong quá trình công tác đối với từng tiêu chí đánh giá, từ đó tự đánh giá xếp loại mức độ hoàn thành công việc dựa trên kết quả tự chấm điểm thi đua hàng tháng.

Hầu hết các bảng tự nhận xét, đánh giá của công chức đều tương tự như nhau và nêu chủ yếu những ưu điểm trong một năm hoạt động, công tác, những khuyết điểm thì sơ sài, chung chung.

Phương pháp này nhằm mục tiêu đánh giá thành tích, xếp loại công chức hằng năm và nhằm mục tiêu đánh giá để đề nghị công nhận thành tích cao hơn như Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở Cục Thuế, giấy khen của UBND tỉnh, Giấy khen của Tổng cục Thuế, Bằng khen của Bộ Tài chính…

c. Phương pháp thang đo

Sau khi tự đánh giá bằng hình thức báo cáo, VP Cục Thuế tỉnh Kon Tum sử dụng phương pháp thang đo để mô tả các mức độ thành tích của công chức thông qua xếp loại thành tích với 04 mức:

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ - Hoàn thành tốt nhiệm vụ - Hoàn thành nhiệm vụ.

- Không hoàn thành nhiệm vụ.

d. Phương pháp bỏ phiếu bình bầu

Tập thể công chức các phòng tham gia góp ý và bỏ phiếu tín nhiệm, đánh giá, phân loại mức độ hoàn thành công việc của từng công chức. Việc bỏ phiếu tín nhiệm thực chất là so sánh lựa chọn, tuy nhiên tiêu chí lựa chọn không có mà hầu như chỉ căn cứ vào cảm tính của người đánh giá. Tuy nhiên, ngoài các tiêu chí trong thang không được xác định cụ thể, thì những nguyên nhân sau đây dẫn tới việc VP Cục Thuế tỉnh Kon Tum không phát huy hết được ưu điểm của phương pháp đánh giá này.

- Do chưa xây dựng được tiêu chí đánh giá đối với từng công chức, mức độ của mỗi cấp độ thành tích trên thang chưa được định nghĩa rõ ràng nên không thực hiện chấm điểm trên thang để quy định tương ứng với mức điểm nào là đạt thành tích xuất sắc, hoàn thành và không hoàn thành công việc. Các tiêu chí chưa phản ánh được năng lực, chuyên môn của từng cá nhân, chủ yếu đánh giá về mặt hành vi, đạo đức, đặc điểm cá nhân. Đánh đồng các tiêu chí đánh giá là ngang nhau.

- Chưa thiết kế biểu mẫu đánh giá để hỗ trợ người đánh giá khi sử dụng phương pháp thang điểm, cũng như phục vụ việc thiết lập và lưu giữ hồ sơ đánh giá. Vì vậy, hầu hết các bộ phận khi đánh giá chỉ chú trọng liệt kê những điều đã làm tốt, liệt kê sơ sài những thiếu sót, các công chức có xu hướng tham khảo của nhau và đánh giá tương tự nhau.

Qua kết quả khảo sát công chức tại VP Cục Thuế tỉnh Kon Tum thông qua việc phát phiếu điều tra đối với 95 công chức. Ghi nhận về phương pháp đánh giá thành tích có đến 42,11% ý kiến cho rằng phương pháp đánh giá thành tích hiện nay tại VP Cục Thuế nên cải tiến, 36,84% ý kiến cho rằng nên thay đổi hoàn toàn về phương pháp đánh giá, chỉ có 10,53% xem cách đánh giá này là phù hợp.

2.3.4. Thực trạng về thời điểm đánh giá thành tích công chức

Đối với công tác đánh giá thành tích làm cơ sở cho việc quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển cán bộ chỉ được tiến hành khi có yêu cầu cần xem xét, bổ nhiệm.

Đối với công tác đánh giá thành tích để trả lương tăng thêm thì việc đánh giá được thực hiện hàng tháng.

Đối với công tác đánh giá thành tích công chức để xếp loại, khen thưởng, xét nâng lương trước hạn hàng năm thì thực hiện vào cuối năm thông qua phiếu đánh giá.

Tuy nhiên, với những thời điểm đánh giá như thế này, thực tế không mang lại hiệu quả vì việc đánh giá hàng tháng chủ yếu bằng sự quan sát của cấp trên, mang tính cảm tính, không có tiêu chí cụ thể đo lường rồi họp cho có hình thức. Chính vì vậy, lãnh đạo các phòng và đồng nghiệp không thường xuyên theo dõi tình hình của công chức để xếp loại. Việc đánh giá thành tích cuối năm, hầu hết công chức xem đó là hình thức, không có ý nghĩa quan trọng và thường đánh giá bản thân tương tự những năm trước.

Kết quả khảo sát tại Cục Thuế tỉnh Kon Tum về thời gian thực hiện đánh giá thành tích để trả lương tăng thêm theo tháng cho thấy đa số ý kiến được khảo sát cho rằng việc thức hiện đánh giá thành tích theo tháng là không hợp lý (chiếm 35,79% tổng số ý kiếm được khảo sát)

Bảng 2.16. Kết quả khảo sát về thời gian thực hiện đánh giá thành tích theo tháng

Mức độ đánh giá Số ý kiến Tỷ lệ (%) Rất không hợp lý 12 12,63 Không hợp lý 34 35,79 Bình thường 21 22,11 Hợp lý 17 17,89 Rất hợp lý 11 11,58

2.3.5. Thực trạng về đối tƣợng thực hiện đánh giá thành tích công chức

Hiện nay đối tượng thực hiện đánh giá thành tích công chức tại VP Cục Thuế tỉnh Kon Tum bao gồm:

- Đối với đánh giá hàng tháng để chi trả thu nhập tăng thêm: Bản thân công chức tự đánh giá, lãnh đạo phòng là người thực hiện xác nhận vào bảng tự đánh giá của công chức. Sau đó tổng hợp và gửi kết quả cho phòng Tổ chức cán bộ để làm cơ sở để chi trả thu nhập tăng thêm.

- Đối với đánh giá cuối năm:

+ Tự đánh giá của cá nhân công chức: Hàng năm, bản thân người công chức tự đánh giá mình bằng cách viết tự nhận xét vào bảng phân loại công chức và tự xếp loại về bản thân mình. Ý kiến tự đánh giá của công chức sẽ là nguồn thông tin tham khảo cho quá trình đánh giá.

+ Đánh giá của tập thể: là hình thức tập thể tổ chức họp góp ý kiến, nhận xét về những hoạt động, cống hiến, những hành vi của cá nhân công chức cho tập thể thông qua hình thức bình bầu, bỏ phiếu kín... Đây là nguồn thông tin có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình đánh giá. Tuy nhiên, tuỳ theo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích nhân viên tại cục thuế tỉnh kom tum (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)