Xác định rõ định mục tiêu đánh giá

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích nhân viên tại cục thuế tỉnh kom tum (Trang 90 - 91)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THÀNH

3.2.1. Xác định rõ định mục tiêu đánh giá

Việc xác định mục tiêu đánh giá thành tích công chức là rất quan trọng trong quá trình xây dựng hệ thống đánh giá thành tích công chức tại VP Cục Thuế tỉnh Kon Tum. Để những giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá thành tích công chức đạt hiệu quả cao, lãnh đạo Cục Thuế cần nhận định đúng tầm quan trọng trong việc xác định mục tiêu đánh giá. Việc xác định mục tiêu đánh giá thành tích phải gắn liền với chiến lược phát triển chung của ngành Thuế, gắn liền với khả năng hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế giao.

Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đề xuất một số mục tiêu của công tác đánh giá thành tích công chức tại VP Cục Thuế tỉnh Kon Tum cần được quan tâm nhiều hơn nữa trong thời gian tới, cụ thể như sau:

-Đánh giá thành tích để xác định nhu cầu phát triển và đào tạo công chức. Trong bối cảnh mới của tỉnh Kon Tum nói riêng và đất nước nói chung, việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức trong các cơ quan hành chính đòi hỏi phải được nhận thức mới, sâu sắc và toàn diện, phải hướng tới hình thành đội ngũ công chức có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước.

Đánh giá thực hiện công việc cũng nhằm xác định nhu cầu và thiết lập kế hoạch đào tạo của tổ chức. Nếu một công chức không đạt được những yêu cầu trong thực hiện công việc, chương trình bồi dưỡng, đào tạo có thể giúp họ hiệu chỉnh các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết hoặc sự thiếu hụt về kiến thức. Với những công chức hoàn thành xuất sắc công việc, có thể bồi dưỡng, đào tạo những chương trình dành cho cấp lãnh đạo để chuẩn bị cho việc bổ nhiệm, đề bạt vào những vị trí cao hơn. Đánh giá mức độ hoàn thành công việc sẽ

giúp lãnh đạo xác định được nhu cầu đào tạo chuyên sâu. -Đánh giá thành tích giúp cho công chức làm việc tốt hơn

Trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành công việc từng thời điểm, lãnh đạo có thể định hướng cho công chức cách thức làm việc để đạt hiệu suất và thành tích cao hơn trong thời gian tới. Lãnh đạo có thể giúp công chức nhận biết những điểm mạnh, điểm yếu, giúp công chức tìm ra nguyên nhân của những khuyết điểm, việc chưa hoàn thành công việc, từ đó, xác định công chức cần làm gì để khắc phục hoặc làm tốt hơn. Ngoài ra, Lãnh đạo có thể thảo luận và thống nhất với công chức mục tiêu công việc trong tương lai và những phương thức thực hiện để đạt mục tiêu này. Điều đó giúp cho Lãnh đạo bố trí, sắp xếp, phân công công việc một cách hiệu quả hơn.

- Đánh giá năng lực và khả năng của công chức để quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, luân phiên, luân chuyển công chức, buộc thôi việc khi không hoàn hành nhiệm vụ.

Thông qua đánh giá thành tích, Lãnh đạo Cục Thuế sẽ nhận ra khả năng của từng công chức có thể phát triển để bổ nhiệm, đề bạt hoặc đáp ứng nhu cầu quy hoạch, luân chuyển công chức hoặc có kế hoạch tuyển mộ từ nguồn bên ngoài một cách cụ thể, không phải bị động hoặc tuyển chọn chưa đúng yêu cầu của công việc như hiện tại.

Với những lý do đó và mục tiêu đánh giá thành tích đã xác định, tác giả đề xuất nội dung hoàn thiện hệ thống đánh giá thành tích công chức tại VP Cục Thuế tỉnh Kon Tum như sau:

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích nhân viên tại cục thuế tỉnh kom tum (Trang 90 - 91)