Hoàn thiện tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích nhân viên tại cục thuế tỉnh kom tum (Trang 91)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2.Hoàn thiện tiêu chí đánh giá

3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THÀNH

3.2.2.Hoàn thiện tiêu chí đánh giá

Tiêu chí đánh giá thể hiện ở các yêu cầu của việc hoàn thành một công việc cả về số lượng lẫn chất lượng. Đó chính là các mốc chuẩn cho việc đo lường thực tế việc thực hiện công việc của công chức.

a. Xác định căn cứ và cách thức xây dựng tiêu chí đánh giá

Tiêu chí đánh giá được xem là mấu chốt của hệ thống đánh giá thành tích, thể hiện được những việc thuộc nhiệm vụ của từng công chức và sự kỳ vọng của cấp trên. Các tiêu chí đánh giá phải được thiết lập căn cứ trên bản mô tả công việc và mục tiêu thống nhất giữa lãnh đạo và công chức.

Bản mô tả công việc giúp xác định được chức năng chính và nhiệm vụ cụ thể từng công chức, những tiêu chuẩn năng lực cá nhân cần có để đáp ứng yêu cầu của công việc; là kết quả của phân tích công việc chuyên sâu, nhằm xác định trách nhiệm, công việc cụ thể của từng công chức, các tiêu chuẩn về kỹ năng, năng lực cần có để đáp ứng yêu cầu công việc. Đây là căn cứ quan trọng không những phục vụ cho công tác đánh giá thành tích công chức mà còn phục vụ các chức năng khác trong công tác quản lý nguồn nhân lực.

Xây dựng bản mô tả công việc.

Bản mô tả công việc cần được xây dựng dưới dạng một văn bản giải thích về những nhiệm vụ, trách nhiệm, điều kiện làm việc và những vấn đề có liên quan đến một công việc cụ thể. Bản mô tả công việc thường bao gồm ba nội dung:

- Phần xác định công việc: Tên vị trí việc làm (chức danh, vị trí thực hiện công việc), mã số của công việc (nếu có), tên bộ phận hay địa điểm thực hiện công việc, chức danh lãnh đạo trực tiếp, bộ phận quản lý trực tiếp công việc đó, mục tiêu vị trí công việc.

- Phần tóm tắt về các nhiệm vụ, trách nhiệm thuộc công việc: Phần này bao gồm các câu mô tả chính xác, nêu rõ công chức phải làm gì, thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm như thế nào và tại sao phải thực hiện những nhiệm vụ đó.

- Phần tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc: bao gồm các nội dung cụ thể đo lường mức độ hoàn thành công việc của vị trí việc làm.

(các máy móc, công cụ, trang bị cần phải sử dụng), thời gian làm việc, điều kiện về vệ sinh, an toàn lao động, các phương tiện đi lại để phục vụ công việc và các điều kiện khác có liên quan.

- Phần yêu cầu về năng lực: bao gồm các yêu cầu về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, lý luận chính trị…; Kiến thức về chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước, các quy trình nghiệp vụ có liên quan; kỹ năng giao tiếp…

Nội dung bản mô tả công việc công chức tại VP Cục Thuế tỉnh Kon Tum có thể được tóm tắt như sau:

-Tên công việc: vị trí công việc cần mô tả.

-Đơn vị công tác: Công chức thuộc phòng nào quản lý.

-Quản lý trực tiếp: Tên chức danh quản lý trực tiếp công việc.

-Các mối quan hệ chủ yếu: bên trong và bên ngoài, mục đích quan hệ -Mục tiêu vị trí công việc: tóm tắt tổng quan về vị trí công việc

-Tóm tắt công việc.

-Các nhiệm vụ và trách nhiệm: nhiệm vụ được giao và thẩm quyền giải quyết. -Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện công việc.

-Kinh nghiệm: Các kinh nghiệm cần thiết cho vị trí công việc. -Yêu cầu về năng lực: Các kiến thức và kỹ năng cần thiết như: + Trình độ: chuyên ngành yêu cầu, ngoại ngữ, tin học

+ Năng lực quản lý: Các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng về lĩnh vực làm việc và những kỹ năng cần có để thực hiện công việc, năng lực lãnh đạo, năng lực thực hiện công việc, kỹ năng giao tiếp…

- Điều kiện làm việc: Thời gian làm việc, môi trường làm việc, các công cụ hỗ trợ…

Để làm rõ nội dung này, luận văn minh họa về bản mô tả công việc đối với vị trí chuyên viên phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế như sau:

1.Tên vị trí việc làm: Tuyên truyền – hỗ trợ người nộp thuế

2. Quản lý trực tiếp Trưởng phòng - Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp Thuế

3. Quản lý chức năng Cục Thuế, Tổng cục Thuế

4. Đơn vị công tác: Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp Thuế

5. Quan hệ công việc

- Các phòng thuộc Cục Thuế;

- Vụ Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp Thuế thuộc Tổng Cục Thuế.

6. Mục tiêu vị trí công việc

Thực hiện công tác tuyên truyền chính sách Thuế theo sự phân công của Phòng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Các nhiệm vụ chính

- Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền - hỗ trợ, phổ biến chính sách pháp luật về thuế cho người nộp thuế, người dân và các cơ quan, tổ chức khác trên địa bàn tỉnh, thành phố;

- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trực thuộc trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ người nộp thuế, tuyên truyền chính sách, pháp luật về thuế;

- Quản lý, biên tập nội dung trang thông tin điện tử nội bộ ngành thuế tại Cục Thuế; phối hợp với Tổng cục Thuế trong việc xây dựng nội dung trang Web trên Internet của ngành thuế;

- Biên soạn tài liệu và tham gia đào tạo cán bộ, công chức thuế thuộc lĩnh vực được giao;

vụ, tài liệu và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng giao.

8. Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

- Chấp hành đường lối,chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;

- Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; - Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; - Thái độ phục vụ nhân dân.

9.Thẩm quyền ra quyết định

Báo cáo Trưởng phòng để trình Cục trưởng ban hành các văn bản liên quan đến lĩnh vực được phân công.

10.Kinh nghiệm công tác

01 năm công tác trong lĩnh vực tài chính.

11.Trình độ chuyên môn

Đại học

12.Yêu cầu năng lực

- Yêu cầu về trình độ:

+ Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành: Kinh tế hoặc Tài chính - kế toán, hoặc Kiểm toán, hoặc Luật Kinh tế.

+ Đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên.

+ Tốt nghiệp lý luận chính trị sơ cấp hoặc tương đương trở lên.

+ Biết tối thiểu một ngoại ngữ trình độ B trở lên. + Có chứng chỉ tin học văn phòng.

- Năng lực chuyên môn:

+ Nắm bắt các nội dung cơ bản của các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước.

+ Nắm bắt được những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển của ngành; có kiến thức tổng quát về thuế, ngành Thuế;

+ Áp dụng luật thuế:

* Nắm vững luật quản lý thuế; áp dụng luật thuế khi trả lời câu hỏi của người nộp thuế và hỗ trợ chuẩn bị tờ khai (trả lời vướng mắc qua điện thoại, trả lời công văn);

* Nhanh chóng chuyển hồ sơ khi các thắc mắc về thuế nằm ngoài phạm vi được đào tạo, đáp ứng đủ các tiêu chí về chuyển hồ sơ.

* Biết tra cứu, có hiểu biết cơ bản về pháp luật; nắm bắt những thay đổi trong luật thuế bằng cách đọc các văn bản hướng dẫn, giải thích hoặc sửa đổi các quy trình hoặc thủ tục hành chính về vấn đề chuyên môn.

+ Kỹ năng giao tiếp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Nắm vững các quy định về văn hoá công sở và đạo đức công chức thuế; có kỹ năng giao tiếp ứng xử công vụ.

nộp thuế; tránh lan man về những vấn đề không liên quan;

* Chăm chú lắng nghe và đặt câu hỏi để đảm bảo xem xét những vấn đề cần thiết.

* Trao đổi một cách logic và đi thẳng vào vấn đề một cách chuyên nghiệp và tự tin để người nghe có thể hiểu được;

+ Áp dụng các hướng dẫn quy trình:

* Áp dụng các quy trình nghiệp vụ đã được ban hành;

* Chuẩn bị các tài liệu lưu hành nội bộ cần thiết một cách đầy đủ và phù hợp, đảm bảo đầy đủ thông tin. * Tuân thủ các quy định về sử dụng máy tính, tài liệu an ninh, an toàn theo quy định.

* Hoàn tất các báo cáo về công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế đầy đủ và chính xác.

+ Phân tích thông tin và kỹ năng sử dụng máy tính: * Có khả năng tiếp cận với các chương trình ứng dụng tin học của ngành thuế trên máy tính;

* Tiến hành các biện pháp cần thiết để giải quyết hoặc chuyển hồ sơ, đồng thời thông báo cho người nộp thuế biết;

* Tiến hành nghiên cứu, phân tích cần thiết và thực hiện các biện pháp theo yêu cầu để xử lý các thắc mắc thường xuyên khác của người nộp thuế, các biện pháp tiến hành đều nhất quán và phù hợp.

13. Điều kiện làm việc

- Chỗ làm việc: Sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp và khoa học, đáp ứng nhiệm vụ được giao.

-Trang thiết bị: Đáp ứng nhu cầu làm việc cần thiết theo chức năng, nhiệm vụ được giao; có chất lượng tốt, sử dụng lâu, bền, tiết kiệm, có hiệu quả, bảo đảm yêu cầu từng bước hiện đại hoá công sở. Các trang thiết bị để phục vụ công việc gồm: bàn ghế ngồi làm việc, tủ đựng tài liệu, tủ trưng bày, giá đựng công văn, giá đựng tài liệu; thiết bị văn phòng: máy vi tính để bàn, máy vi tính xách tay, máy in, máy fax, máy photocopy, điện thoại cố định;

Bản mô tả các vị trí công việc khác được chi tiết tại phụ lục 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 của luận văn.

b. Xác định các loại tiêu chí đánh giá

Tiêu chí đánh giá được xem là mấu chốt của hệ thống đánh giá thành tích, thể hiện được những việc thuộc nhiệm vụ của từng công chức và sự kỳ vọng của cấp trên. Vì vậy, ngoài căn cứ vào mục tiêu đánh giá thì cách thức xây dựng thiết lập tiêu chí đánh giá thành tích rất quan trọng, dựa trên những căn cứ khoa học và thống nhất.

Trên cơ sở xác định mục tiêu đánh giá nêu trên, ngoài các tiêu chí về kết quả thực hiện công tác chuyên môn và các tiêu chí về thái độ, kỷ luật, Cục Thuế tỉnh Kon Tum cần bổ sung các tiêu chí cụ thể về năng lực thực hiện công việc, hành vi thái độ phục vụ, nhằm đánh giá sâu hơn thành tích công chức, phục vụ các mục đích khác ngoài việc xếp loại cuối năm và đề bạt công chức. Các tiêu chí phải đảm bảo các yêu cầu về cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, thách thức và hạn định thời gian. Tác giả phân nhóm các tiêu chí

đánh giá như sau:

b.1.Nhóm tiêu chí chung: Các tiêu chí đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

Đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống là một trong những tiêu chí cơ bản nhất của công chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước. Hiện nay, các quy định đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của công chức đang được sử dụng trong hệ thống đánh giá thành tích hiện tại bao gồm: Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; tinh thần kỷ luật; Tinh thần phối hợp công tác; Tính trung thực trong thi hành công vụ; Lối sống, đạo đức; Tinh thần học tập nâng cao trình độ. Tuy nhiên, các quy định này cần được phát huy xây dựng thành các tiêu chí đánh giá thông qua việc tiêu chuẩn hóa các quy định này như bảng 3.1, nhằm phát huy hiệu quả trong công tác đánh giá thành tích của công chức.

Bảng 3.1. Bảng các tiêu chuẩn đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Quy định Tiêu chuẩn

- Việc chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước

- Mức độ vi phạm, số lần vi phạm các quy định của pháp luật, chính sách của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực công tác và bản thân công chức.

- Chấp hành kỷ luật nội quy lao động tại cơ quan

- Số lần vi phạm nội quy của cơ quan, đơn vị; - Số ngày công lao động thực hiện trong kỳ đánh giá; Số ngày nghỉ làm không có lý do. - Số lần vi phạm giờ giấc hành chính như đi muộn, về sớm.

- Số lần bỏ họp không có lý do. - Số lần bị phê bình bằng văn bản.

- Chấp hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và những biểu hiện tiêu cực khác.

- Số lần vi phạm công tác tiết kiệm (điện, nước, VPP..) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số lần vi phạm luật phòng chống tham nhũng.

- Số lần phát hiện, đấu tranh, tham gia góp ý, phê bình hoặc biểu dương công chức những sai phạm hoặc thành tích của công chức trong đơn vị.

- - Đạo đức tác phong, tinh thần học tập nâng cao trình độ.

- - Số lần vi phạm quy định về văn minh công sở. - - Số lần có thái độ làm việc chưa tốt, có hành

vi cố ý gây phiền hà, sách nhiễu trong giải quyết công vụ bị phản ánh.

- - Tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp: số lần từ chối giúp đỡ trong khi có khả năng. - - Hành vi gây mất đoàn kết nội bộ: chia rẽ cá

nhân, bè phái, thông tin sai lệch…

- - Số lần không tham gia các lớp tập huấn, học tập do cơ quan, cấp trên tổ chức không có lý do chính đáng.

- - Số lần vi phạm uống rượu bia trước và trong giờ làm việc.

- - Chủ động trong học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ.

- Tham gia các hoạt động phong trào

- Không tham gia phong trào thi đua

- Số lần không tham gia hoạt động từ thiện, nhân đạo mà không có lý do chính đáng.

- Số lần không tham gia cổ vũ phòng trào văn nghệ, thể thao không có lý do chính đáng. - Số lần không tham gia các phòng trào văn nghệ, thể thao không có lý do chính đáng.

b.2. Các tiêu chí về kết quả thực hiện công việc chuyên môn nghiệp vụ

-Thông qua việc thảo luận giữa cấp trên và công chức cùng với xác định tiêu chuẩn đánh giá theo qui trình nêu trên, các tiêu chí kết quả thực hiện công việc của công chức cần được thiết lập một cách cụ thể được đưa vào bản tiêu chuẩn công việc để công chức biết mục tiêu làm việc, phấn đấu.

-Xác định trọng số thể hiện mức độ quan trọng của từng tiêu chí có thể được xác định với tổng trọng số bằng 100% tùy theo tính chất công việc, mục tiêu của Cục Thuế trong từng năm. Theo mục tiêu của đơn vị các tiêu chí liên quan đến công tác cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xử lý chứng từ, hồ sơ cho khách hàng phải có trọng số cao hơn các tiêu chí khác; Đối với khối công chức trực tiếp làm công tác chuyên môn thì số lượng ý kiến đề xuất được lãnh đạo đồng ý là quan trọng hơn các tiêu chi khác.

-Theo qui trình thiết lập tiêu chuẩn nêu trên, đối với lãnh đạo phòng là người phải chịu trách nhiệm về công tác của phòng mình, trên cơ sở mục tiêu phân bổ tới từng phòng tiêu chí đánh giá, chính là các mục tiêu của phòng đó; đối với công chức là mục tiêu được phân bổ đến từng công chức, phù hợp với

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích nhân viên tại cục thuế tỉnh kom tum (Trang 91)