Sử dụng kết quả đánh giá và phản hồi kết quả đánh giá

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích nhân viên tại cục thuế tỉnh kom tum (Trang 38)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.7. Sử dụng kết quả đánh giá và phản hồi kết quả đánh giá

Đây là khâu rất quan trọng trong công tác đánh giá thành tích nhân viên tại bất kỳ tổ chức nào. Việc đánh giá thành tích mang lại những kết quả cụ thể như sau:

- Xác định mức độ ảnh hưởng của công tác đánh giá thành tích đến thái độ làm việc của từng nhân viên.

- Mối quan hệ giữa các nhân viên trong tổ chức như thế nào.

- Mức độ hưng phấn trong làm việc, bầu không khí ảnh hưởng tích cực đến kết quả làm việc của nhân viên.

Cán bộ quản lý nên thảo luận với nhân viên về kết quả đánh giá, tìm hiểu những điều nhất trí và những điều chưa nhất trí trong cách đánh giá, chỉ ra những điểm tốt cũng như những điểm cần khắc phục, sửa chữa trong thực hiện công việc của nhân viên.

Tùy vào những mục tiêu đánh giá khác nhau mà kết quả đánh giá sẽ được phổ biến theo từng mức độ khác nhau. Mục tiêu nhằm tăng cường năng lực quản lý, đánh giá tiềm năng phát triển, hoạch định tài nguyên nguồn nhân lực, chế độ đãi ngộ hay lương thưởng.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN

1.3.1. Các nhân tố môi trƣờng bên ngoài

- Trình độ dân trí

lực mà cụ thể là công tác đánh giá thành tích nhân viên trong tổ chức. - Nhân tố văn hóa - xã hội:

Văn hoá - xã hội ảnh hưởng đến đánh giá thành tích ở xu hướng nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Sự thay đổi về thái độ làm việc, chế độ nghỉ ngơi và xu hướng đánh giá thành tích nhằm mục tiêu phát triển nhân viên sẽ ảnh hưởng đến công tác đánh giá thành tích nhân viên. Do vậy, lãnh đạo cần xem xét những vấn đề này khi đánh giá thành tích nhân viên.

- Các quy định có tính ràng buộc của Nhà nước:

+ Bộ luật Lao động năm 1994 có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 có những quy định bảo vệ quyền lợi người lao động, đặc biệt là lao động nữ. Phương pháp đánh giá thành tích sử dụng phải đảm bảo công bằng và không vi phạm quyền lợi (về thu nhập, các chế độ ốm đau, thai sản...), nhân phẩm người lao động như quy định tại Bộ luật lao động... Vì vậy, cần lưu ý các điểm này khi đánh giá thành tích nhân viên.

+ Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công chức và các quy định dưới luật…cũng có ảnh hưởng đến công tác đánh giá thành tích nhân viên.

Tổ chức khó có thể thay đổi được môi trường bên ngoài mà chỉ có thể làm cho thích hợp với nó trong mọi hoạt động quản trị nhân sự. Vì vậy, cần lưu ý các điểm này khi đánh giá thành tích nhân viên.

1.3.2. Các yếu tố môi trƣờng bên trong

Môi trường bên trong là các yếu tố bên trong cơ quan, tổ chức. Môi trường bên trong chủ yếu như sứ mệnh, mục tiêu của tổ chức, chính sách và chiến lược của tổ chức và văn hóa của tổ chức cũng ảnh hưởng rất lớn đến quản trị nguồn nhân lực. Trong đó, các yếu tố cụ thể của môi trường bên trong mà theo ý kiến của các chuyên gia là có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đánh giá thành tích nhân viên bao gồm:

- Văn hóa của tổ chức

Văn hóa tổ chức được các chuyên gia đánh giá là yếu tố môi trường bên trong có ảnh hưởng nhất đến quản trị nguồn nhân lực. Do vậy, đánh giá thành tích nhà nghiên cứu bị chi phối bởi những đặc điểm về giá trị chung của tổ chức như thái độ đối với công việc thiên về trách nhiệm cá nhân hay trách nhiệm tập thể, việc ra quyết định, căn cứ trả lương và thưởng dựa vào thâm niên nghề nghiệp hay dựa vào những đóng góp của cá nhân, mối quan hệ giữa tổ chức và nhân viên là sự gắn bó đẩy quan hệ hợp đồng...

Văn hóa tổ chức ảnh hưởng tới chính sách đánh giá thành tích nhân viên, kim chỉ nam cho việc xây dựng mục tiêu và hệ thống đánh giá thành tích: chính sách về duy trì các khuyến khích cho thành tích nổi trội, cơ hội cho nhân viên tham gia vào đánh giá thành tích, việc khuyến khích nhân viên gắn bó với tổ chức, những yêu cầu đối với nhà quản trị trong việc đánh giá thành tích nhân viên... Văn hóa ảnh hướng đến quan điểm nhà quản trị đối với đánh giá sự hoàn thành công việc của nhân viên.

- Các đoàn thể và tổ chức công đoàn:

Trong các tổ chức đơn vị Nhà nước, các đoàn thể như: Đảng, Đoàn thanh niên, Tổ chức công đoàn…thường gây áp lực quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên như đòi tăng lương, nâng ngạch cho những người thâm niên hơn là dựa vào thành tích công việc..., nhất là các cơ quan nhà nước, đối với tiêu chuẩn đánh giá thành tích nhân viên là thành viên của các đoàn thể có thêm những quy định khác của các tổ chức này. Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tiến trình đánh giá thành tích nhân viên.

- Cơ cấu tổ chức của đơn vị:

Trong một tổ chức có nhiều cấp quản lý và nhiều nhân viên thì việc đánh giá thành tích và áp dụng chúng khó chính xác và hay bị nhiễu hơn tổ chức với cơ cấu đơn giản hơn.

Ngoài ra các yếu tố như đặc thù công việc ở mỗi bộ phận khác nhau, mức độ phức tạp của công việc, khả năng hoàn thành công việc dài hay ngắn cũng ảnh hưởng đến công tác đánh giá thành tích của nhân viên.

Tóm lại: Đánh giá thành tích nhân viên là một tiến trình đánh giá những đóng góp của nhân viên cho tổ chức trong một giai đoạn. Đánh giá thành tích đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hành vi mà nhân viên thực hiện là công cụ nhất quán với chiến lược của tổ chức. Nó là công cụ để củng cố giá trị và văn hóa của tổ chức. Khi thực hiện đánh giá thành tích nhân viên, tổ chức phải xác định được mục tiêu, tiêu chí, phương pháp đánh giá thành tích nhân viên, đồng thời xác định được thời điểm, đối tượng và tiến trình đánh giá.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH CÔNG CHỨC TẠI CỤC THUẾ TỈNH KON TUM

2.1. TỔNG QUAN VỀ CỤC THUẾ TỈNH KON TUM

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cục Thuế tỉnh Kon Tum

Cục Thuế tỉnh Kon Tum là đơn vị trực thuộc Tổng cục Thuế.

Cùng với việc tái lập lại tỉnh Kon Tum, ngày 06 tháng 09 năm 1991 Cục Thuế tỉnh Kon Tum được thành lập theo Quyết định số 342- TC/QĐ/TCCB của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Cục Thuế tỉnh Kon Tum có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (NSNN) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành Thuế trên địa bàn tỉnh Kon Tum theo quy định của pháp luật.

Ngày đầu mới thành lập, Cục Thuế tỉnh Kon Tum chỉ có 05 Chi cục Thuế huyện, thị xã và 04 Phòng nghiệp vụ trực thuộc với 97 cán bộ, công chức.

Sau 24 năm, đến nay, tổ chức bộ máy Cục Thuế gồm 11 Phòng chức năng và 10 Chi cục Thuế huyện, thành phố với biên chế gồm 310 công chức, viên chức. Trong đó, cán bộ công chức có trình độ Đại học trở lên chiếm tỷ lệ 53,2% số cán bộ, công chức hiện có; 30 cán bộ, công chức có trình độ lý luận chính trị Cao cấp trở lên, chiếm tỷ lệ 61,1% trong số đội ngũ cán bộ chủ chốt của toàn Ngành.

Tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Kon Tum có 95 Công chức, trong đó có 04 Lãnh đạo Cục Thuế và 91 công chức được bố trí tại 11 phòng nghiệp vụ.

Cục Thuế tỉnh Kon Tum

Địa chỉ: Số 92 - đường Trần Phú - Thành phố Kon Tum - tỉnh Kon Tum Điện thoại: 0603.862500

Fax: 0603.862471

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Thuế tỉnh Kon Tum

Chức năng nhiệm vụ của Cục Thuế được quy định tại Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Cục Thuế tỉnh Kon Tum là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN (gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Cục Thuế tỉnh Kon Tum có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Cục Thuế tỉnh Kon Tum thực hiện nhiệm vụ quyền hạn trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các Luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và các nhiệm vụ quyền hạn cụ thể sau đây:

- Tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố.

- Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập dự toán thu NSNN, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo quy định của pháp luật thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện

nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào NSNN.

- Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế.

- Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.

- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.

- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế.

- Trực tiếp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách pháp luật về thuế đối với người nộp thuế; tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.

- Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế, của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc

quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.

- Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế quản lý biên lai, ấn chỉ thuế lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khắc phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Cục Thuế.

- Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của Tổng cục Thuế về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Thuế.

- Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật.

- Được yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan Thuế để thu thuế vào NSNN.

- Được ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế.

- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế

khi có đề nghị theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.

- Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Cục Thuế. - Quản lý bộ máy biên chế, công chức, viên chức, lao động và tổ chức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Cục Thuế theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế.

- Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Cục Thuế tỉnh Kon Tum

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục Thuế tỉnh Kon Tum liên tục có sự thay đổi phù hợp với việc thay đổi đơn vị hành chính cấp huyện và đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện các Luật thuế mới, yêu cầu cải cách và hiện đại hóa công tác quản lý thuế. Tính đến thời điểm hiện tại, cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Kon Tum gồm 11 Phòng chức năng và 10 Chi cục Thuế huyện, thành phố với trên 342 cán bộ công chức.

Mô hình cơ cấu tổ chức được minh họa tại phụ lục 2

Bộ máy tổ chức quản lý của Cục Thuế tỉnh Kon Tum được thiết lập và phối hợp hoạt động theo mô hình trực tuyến chức năng, bao gồm:

- Ban lãnh đạo Cục Thuế

- Các phòng chức năng tham mưu giúp việc cho Cục trưởng - Các Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế

a. Ban lãnh đạo Cục Thuế

Ban lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Kon Tum có Cục trưởng và ba Phó Cục trưởng.

- Cục trưởng Cục Thuế chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thuế trên địa bàn.

- Phó Cục trưởng Cục Thuế chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

b. Các phòng chức năng

Các phòng chức năng tham mưu giúp việc cho Cục trưởng gồm có 11

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đánh giá thành tích nhân viên tại cục thuế tỉnh kom tum (Trang 38)