6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH CÔNG
2.3.1. Thực trạng việc xác định mục tiêu đánh giá thành tích
Hiện nay mục tiêu đánh giá thành tích tại VP Cục Thuế tỉnh Kon Tum chủ yếu phục vụ cho hai mục tiêu chính sau:
- Đánh giá thành tích để làm cơ sở chi trả thu nhập tăng thêm hàng tháng. - Đánh giá thành tích định kỳ hàng năm;
Ngoài ra tại VP Cục Thuế tỉnh Kon Tum còn đánh giá thành tích vào các mục đích khác như: để xem xét chuyển biên chế chính thức đối với những lao động mới được tuyển dụng, đánh giá thành tích để xét nâng bậc lương.
a. Đánh giá thành tích để trả thu nhập tăng thêm hàng tháng
Hiện nay thu nhập hàng tháng của công chức bao gồm hai phần:
- Phần thứ nhất là lương cơ bản theo quy định tại Nghị Định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
- Phần thứ hai là thu nhập tăng thêm từ tiết kiệm biên chế và chi tiêu từ bộ máy quản lý được quy định tại Quyết định số 1089/QĐ-TCT ngày 05/08/2011 của Tổng cục Thuế. Theo đó, kết quả đánh giá thành tích và xếp loại thi đua được hưởng lương tăng thêm với hệ số theo bảng 2.9 như sau:
Bảng 2.9. Quy định xếp loại để trả lương tăng thêm hàng tháng
Kết quả đánh giá thành tích Xếp loại HS lƣơng tăng thêm
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ A 1,0
Hoàn thành tốt nhiệm vụ B 0,8
Hoàn thành nhiệm vụ C 0,6
Mức chi tiền lương, tiền công đối với công chức bình quân toàn đơn vị không vượt quá 1,8 lần so với chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định đối với cơ quan hành chính nhà nước.
Việc chi trả tiền lương cho cán bộ công chức được thực hiện như sau: - Tiền lương theo chế độ nhà nước quy định (01 lần lương) và các khoản đóng góp theo lương thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
- Tiền lương theo kết quả công việc (phần tiền lương 0,8 lần) được phân phối như sau:
+ Mức 0,6 lần tiền lương: Hàng tháng, Cục Thuế thực hiện chi cho công chức với 0,6 lần tiền lương tương đương với kết quả thực hiện công việc, thời gian công tác.
+ Phần còn lại của tiền lương theo kết quả công việc (mức tiền lương 0,8 lần trừ đi mức lương 0,6 lần đã thanh toán) được phân phối như sau:
Định kỳ vào cuối quý hoặc tuần đầu quý sau, sau khi xác định tổng mức tiền lương tăng thêm của đơn vị trong quý, Cục Thuế tổ chức đánh giá phân loại lao động căn cứ vào kết quả và chất lượng hoàn thành công việc của từng cán bộ và thực hiện chi trả phần tiền lương tăng thêm cho từng công chức theo các mức quy định tại Bảng 2.6 nêu trên.
Thu nhập có vai trò động lực thúc đẩy, động viên công chức tăng hiệu quả công tác, làm việc tích cực hơn, cũng như chấp hành tốt kỷ luật lao động và các qui định của cơ quan. Việc thực hiện việc đánh giá thành tích công chức để trả thu nhập tăng thêm hàng tháng được thực hiện cụ thể như sau:
- Cuối mỗi tháng, từng công chức thực hiện chấm điểm về mức độ hoàn thành công việc và cấp trên trực tiếp quản lý xác nhận kết quả đánh giá, sau đó từng phòng chức năng tổng hợp kết quả chấm điểm và gửi về phòng Tổ chức cán bộ. Hàng tháng, Ban lãnh đạo sẽ tiến hành họp cơ quan để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của toàn cơ quan dựa trên kết quả tổng hợp
chấm điểm thi đua mà phòng Tổ chức cán bộ tổng hợp lên để làm cơ sở xếp loại A,B,C,D và tính thu nhập tăng thêm hằng tháng đối với từng cán bộ công chức.
Nội dung chủ yếu của việc đánh giá là đánh giá kết quả làm việc của công chức trong tháng, cách thức đánh giá chủ yếu qua quan sát của lãnh đạo từng phòng, đánh giá góp ý tại cuộc họp đánh giá thi đua hàng tháng của từng phòng.
Do công tác đánh giá thành tích chưa được nhận thức đầy đủ, nên hầu hết lãnh đạo các phòng đều đánh giá ở mức hoàn thành và hoàn thành tốt công việc, nhằm tăng thu nhập cho công chức của phòng mình.
b. Đánh giá thành tích định kỳ hàng năm
Hàng năm toàn bộ công chức VP Cục Thuế tỉnh Kon Tum đều thực hiện đánh giá định kỳ theo mẫu có sẵn theo quy định với các chỉ tiêu chung để làm cơ sở đánh giá kết quả công việc của công chức trong một năm và bình bầu khen thưởng thi đua cuối năm đối với từng công chức. Kết quả đánh giá được sử dụng cho mục đích phân loại công chức và khen thưởng dưới hình thức trao tặng danh hiệu "Lao động tiên tiến" và các mức thành tích cao hơn như: Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, bằng khen các cấp... kèm theo mức thưởng khác nhau.
Hầu hết công chức tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Kon Tum chỉ xem đây là một thủ tục hàng năm phải làm và sao chép các bản đánh giá từ các năm trước để nộp lại mà không quan tâm đến mục đích của việc xếp loại cuối năm để làm gì, cũng như việc khen thưởng như thế nào, vì các lý do sau:
Để tập thể được công nhận danh hiệu "Tập thể lao động xuất sắc" thì 70% công chức của phòng đó phải đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Do đó, nếu không bị những sai phạm nghiêm trọng, thì hàng năm hầu hết công chức đều được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên và được bình xét danh hiệu
"Lao động tiên tiến" nếu không có quý nào trong năm bị xếp loại D; Cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” và có sáng kiến cải tiến được Hội đồng Khoa học Cục Thuế công nhận, đồng thời được xếp loại Đảng viên, công đoàn, đoàn viên hoàn thành tốt nhiệm vụ sẽ được xét danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở”. Tuy nhiên, hầu hết các danh hiệu này đều tập trung vào một số đối tượng là lãnh đạo phòng, lãnh đạo Cục Thuế vì bị khống chế tỷ lệ % bình chọn danh hiệu. Do đó, công chức hầu như không quan tâm đến việc phân loại cuối năm vì kết quả gần như đã có sẵn.
- Với việc đánh giá thành tích như hiện nay tại VP Cục Thuế tỉnh Kon Tum chưa đạt được yêu cầu của công tác đánh giá thành tích công chức hàng năm. Cụ thể là không làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về năng lực, hiệu quả công việc, phẩm chất chính trị, đạo đức... của công chức trong năm, để từ đó tổng hợp phản hồi cho công chức tự hoàn thiện; cũng như đánh giá triển vọng phát triển của công chức.
Kết quả khảo sát về vai trò của đánh giá thành tích công chức tại Cục Thuế tỉnh Kon Tum được thể hiện tại bảng 2.10 như sau:
Bảng 2.10.Kết quả khảo sát về vai trò của công tác đánh giá thành tích
Vai trò Số ý kiến Tỷ lệ (%)
Rất thiết thực và quan trọng 22 23,16
Chỉ là thủ tục hành chính 37 38,95
Không có vai trò gì 21 22,11
Không có ý kiến 15 15,79
(Kết quả khảo sát tại VP Cục Thuế tỉnh Kon Tum)
c. Mục tiêu khác của công tác đánh giá thành tích
- Đánh giá thành tích làm cơ sở để xét nâng lương thường xuyên và nâng lương trước hạn
Đối với những công chức có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch và qua đánh giá đủ 2 tiêu chuẩn: Hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm theo quy định của Cục Thuế tỉnh Kon Tum và không vi phạm kỷ luật của Ngành, của cơ quan trong suốt thời gian giữ bậc lương cũ thì Cục Thuế tỉnh Kon Tum xem xét và quyết định nâng một bậc lương thường xuyên. Tuy nhiên, hầu hết công chức khi đến thời hạn nâng lương đều được quyết định nâng lương.
Trường hợp nâng lương trước hạn:
-Đối với những công chức được đánh giá là có thành tích xuất sắc trong công việc và đã được cấp thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản trong quá trình thực hiện công việc theo các hình thức được quy định các văn bản hiện hành của Nhà nước và các hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính.
-Có 3 mức thời gian nâng lương trước hạn: Nâng lương trước hạn 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng.
+ Nâng lương trước hạn 6 tháng: Những công chức trong thời gian giữ bậc lương, có một năm liền kề năm xét nâng lương trước hạn được Bộ Tài chính tặng Bằng khen và năm trước năm liền kề, tối thiểu phải đạt danh hiệu Lao động tiên tiến trở lên hoặc được Bộ Tài chính tặng Bằng khen do có thành tích xuất sắc, gương người tốt việc tốt.
+ Nâng lương trước hạn 09 tháng: Những công chức ngoài đạt tiêu chuẩn để xét nâng lương trước hạn 06 tháng, còn có những thành tích khác trong công việc được khen thưởng (Bằng khen, Giấy khen cấp có thẩm quyền của các Bộ, Ngành hoặc địa phương) nhưng chưa đủ tiêu chuẩn để xét nâng lương trước hạn 12 tháng thì được xét nâng lương trước hạn 09 tháng.
+ Nâng lương trước hạn 12 tháng: Những công chức được xét nâng lương trước hạn 12 tháng phải đạt thành tích tối thiểu là trong thời gian giữ bậc lương và năm xét bậc lương trước hạn có 02 năm liên tục được Bộ Tài
chính tặng bằng khen. Trường hợp nếu năm xét nâng lương trước hạn mà chưa có kết quả khen thưởng và công chức không bị kỷ luật, thì lấy thành tích của 02 năm trước liền kề.
Trường hợp nâng lương trước hạn đối với công chức thường ít khi xảy ra, ngoại trừ công chức thật sự có nhiều cố gắng, nỗ lực trong công việc để đạt thành tích cao nhất, trường hợp này thường lãnh đạo phòng trở lên.
Kết quả từ khảo sát công chức tại Văn phòng Cục Thuế tỉnh Kon Tum về mục tiêu của đánh giá thành tích cho thấy đa số công chức đánh giá rằng công tác đánh giá thành tích công chức hiện nay tại VP Cục Thuế tỉnh Kon Tum chưa thật sự hữu ích.
Bảng 2.11. Kết quả điều tra về mục tiêu của đánh giá thành tích
Chỉ tiêu Tỷ lệ %
Đào tạo, phát triển 2,10
Trả lương, khen thưởng 42,10
Luân phiên, luân chuyển, sa thải 36,84
Phát triển công chức 3,15
Tất cả các công tác trên 10,52
Không có công tác nào 5,26
(Kết quả khảo sát tại Văn phòng Cục Thuế)
Từ kết quả trên cho thấy, việc xác định mục tiêu để đánh giá thành tích tại Cục Thuế tỉnh Kon Tum chưa được xác định rõ, công tác đánh giá thành tích chỉ được xem là thủ tục hành chính bắc buộc để phục vụ cho việc xếp loại, khen thưởng công chức hàng năm, chi trả thu nhập tăng thêm, xét biên chế chính thức đối với công chức mới tuyển dụng và để nâng lương.
Bảng 2.12. Kết quả khảo sát mức độ phù hợp của việc đánh giá thành tích đối với việc tính thu nhập tăng thêm
Mức độ phù hợp Số ý kiến Tỷ lệ (%) Rất không phù hợp 35 36,84 Không phù hợp 36 37,8 Bình thường 15 15,78 Phù hợp 9 9,47 Rất phù hợp 0 0
(Kết quả khảo sát tại VP Cục Thuế)
Kết quả khảo sát cho thấy đa số người được khảo sát cho rằng đánh giá thành tích công chức chưa phù hợp đối với việc tính thu nhập tăng thêm.
Điều đó cho thấy, công tác đánh giá thành tích chỉ là hình thức, là thủ tục hành chính trong công tác lao động tiền lương chứ chưa phải là cơ sở để đánh giá thành tích làm việc của từng cá nhân, còn mang nặng tính chủ nghĩa bình quân và chưa công bằng trong mỗi công chức.
Đánh giá thành tích làm cơ sở cho việc quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ
Thực hiện theo quy định của Chính Phủ, công tác đánh giá thành tích công chức tại Cục thuế tỉnh Kon Tum trước khi bổ nhiệm, giới thiệu đề bạt, luân chuyển…đều là những công chức đã được quy hoạch chuẩn bị từ trước, nên khi có yêu cầu bổ sung cán bộ lãnh đạo thì được xem xét giới thiệu đề bạt, và khâu không thể thiếu trong quy trình là khâu đánh giá công chức để gửi lên cấp có thẩm quyền xem xét quyết định. Tuy nhiên việc đánh giá thành tích để quy hoạch, bổ nhiệm, đề bạt hiện nay tại Cục Thuế tỉnh Kon Tum còn mang tính hình thức, chỉ để đảm bảo đầy đủ thủ tục hành chính.
Kết quả khảo sát việc đánh giá thành tích với công tác quy hoạch, đề bạt cán bộ công chức tại bảng 2.13 như sau:
Bảng 2.13. Biểu kết quả khảo sát việc đánh giá thành tích với công tác quy hoạch, đề bạt cán bộ công chức
Mức độ đáp ứng Số ý kiến Tỷ lệ (%)
Mang lại hiệu quả rất thấp 31 32,63
Mang lại hiệu quả thấp 42 44,21
Bình thường 15 15,78
Mang lại hiệu quả cao 7 7,36
Mang lại hiệu quả rất cao 0 0
(Kết quả khảo sát tại Văn phòng Cục Thuế)
Theo bảng kết quả, đa số ý kiến cho thấy việc đánh giá thành tích mang lại hiệu quả thấp đối với công tác quy hoạch, đề bạt, luân chuyển cũng như điều động công chức.
Tóm lại: Việc xác định mục tiêu để đánh giá thành tích tại VP Cục Thuế chưa được xác định rõ, công tác đánh giá thành tích chỉ được xem là thủ tục hành chính bắt buộc để phục vụ cho việc xếp loại, khen thưởng công chức hàng năm, chi trả thu nhập tăng thêm và để nâng lương định kỳ hàng năm. Công tác đánh giá thành tích chưa thật sự đúng với các mục tiêu vốn có của nó về cải thiện thành tích công chức, phục vụ đào tạo và phát triển công chức, đánh giá tiềm năng của công chức, hoạch định nhân sự.... Công tác quy hoạch, đề bạt lãnh đạo được căn cứ vào trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, sự tín nhiệm, chưa căn cứ vào năng lực, sở trường vì Cục Thuế tỉnh Kon Tum chưa thực hiện việc đánh giá năng lực, sở trường của công chức. Việc tự học của công chức được xem xét trên cơ sở nhu cầu cá nhân đề xuất chứ không phải được hoạch định trên cơ sở kết quả đánh giá thành tích công chức nên không xem xét mức độ phải đào tạo, sự cần thiết và phù hợp của chương trình đào tạo.