hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng trên thế giới
Với sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ thông tin và truyền thông, của khoa học kỹ thuật, của công nghệ mới như Internet, mạng điện thoại di động,...mô hình ngân hàng với hệ thống quầy làm việc, những tòa nhà cao ốc, giờ làm việc hành chính đang dần được cải tiến và thay thế bằng mô hình ngân hàng mới - Ngân hàng điện tử. Khẳng định bằng những thành công trong những năm qua, NHĐT đã có những bước phát triển vượt bậc và trở thành mô hình tất yếu cho hệ thống ngân hàng trong thế kỷ 21.
Tại các nước đi đầu như Mỹ, các nước Châu Âu, Australia và tiếp sau đó là các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông,
Đài Loan..., các Ngân hàng ngoài việc đẩy mạnh phát triển hệ thống thanh toán điện tử còn mở rộng phát triển các kênh giao dịch điện tử như các loại thẻ giao dịch qua máy rút tiền tự động ATM, các loại thẻ tín dụng Smart Card, Visa, Master Card. và các dịch vụ Ngân hàng trực tuyến như Internet-banking, Mobile-banking, TelePhone-banking, Home-banking.
Là một trong những nước có tiềm lực kinh tế mạnh nhất thế giới, đặc biệt là tiềm lực ngân hàng - tài chính, Mỹ đã phát triển dịch vụ NHĐT từ rất lâu. E- banking
xuất hiện lần đẩu tiên tại Mỹ, vào năm 1995 khi phần mềm Quicken của công ty Intuit được triển khai, 16 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ đã tham gia. Kể từ đó, e- banking đã và đang được nhân rộng ra ngoài nước Mỹ đến tất cả các châu lục khác. Kinh nghiệm của Mỹ về việc sử dụng ngân hàng điện tử để giảm chi phí và cải thiện chất lượng dịch vụ đã được nhiều quốc gia học tập và áp dụng thành công. Theo một nghiên cứu của Stegman, chi phí trung bình cho việc thực hiện một giao dịch ngân hàng bất kỳ theo kênh truyền thống qua quầy giao dịch tại Mỹ là 1,07 USD, qua các kênh ngân hàng tự động khác nhau lần lượt là: 0,04 USD đối với một giao dịch thực hiện qua trung tâm liên lạc khách hàng; 0,27 USD qua ATM; và 0,01 USD thông qua dịch vụ Internet banking thực hiện trên một máy tính cá nhân bình thường. Điều này cho thấy rằng các giao dịch dựa trên công nghệ điện tử đã trở nên kinh tế và hiệu quả cho ngành ngân hàng Mỹ trong việc giảm chi phí và cải thiện chất lượng dịch vụ cho các khách hàng hiện tại và tiềm năng của ngân hàng ở phạm vi toàn cầu. Kết quả là theo cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 7 năm 2013 của Trung tâm nghiên cứu Pew tại Mỹ, 61% người sử dụng Internet thực hiện giao dịch E-banking, tăng 43% từ 18% năm 2000; và 35% người sử dụng điện thoại để giao dịch với ngân hàng, tăng 17% so với tại thời điểm tháng 5 năm 2011 (Nông Thị Như Mai, 2015).
Kinh nghiệm của Úc về việc giảm mạng lưới chi nhánh, đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng điện tử: Trong khoảng thời gian từ 1980 đến 1993, mạng lưới chi nhánh ngân hàng ở Úc tăng liên tục do ngân hàng muốn tận dụng ưu thế về khả năng tiếp cận và tính tiện lợi của chi nhánh nhằm thu hút khách hàng trong một môi trường
32
kinh doanh chịu sự điều tiết chặt chẽ của Chính phủ. Đây là cách mà ngân hàng ở Úc đã làm để gia tăng thị phần. Tuy nhiên, sau đó nền kinh tế Úc rơi vào suy thoái. vấn đề cấp bách lúc này là các ngân hàng Úc cần phải làm gì để chống chọi lại xu huớng đi xuống của doanh thu và lợi nhuận. Giải pháp đuợc đồng thuận là hợp lý hóa hệ thống ngân hàng, giảm thiểu chi phí tối đa, nghĩa là ngân hàng đóng cửa các chi nhánh hoạt động không hiệu quả, số luợng nhân viên đang làm việc tại các ngân hàng bị cắt giảm. Trong giai đoạn này, kênh phân phối điện tử là một giải pháp thay thế tích cực cho các chi nhánh: chi phí đầu tu rẻ hơn so với việc duy trì một chi nhánh, khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn, khả năng phục vụ 24/7 là những uu thế nổi trội của kênh phân phối điện tử. Các ngân hàng tại Úc khuyến khích khách hàng sử dụng các kênh giao dịch điện tử thông qua chính sách phí, góp phần chuyển dịch từ các chi nhánh truyền thống sang kênh giao dịch hiện đại hơn. Để khắc phục các tác động tiêu cực do đóng cửa các chi nhánh gây ra, hệ thống ngân hàng Úc đã sử dụng nhiều loại kênh phân phối dịch vụ mới thay thế, nhu: Phone banking, Internet banking. Đối với những khách hàng ở vùng sâu, có trình độ dân trí chua cao nhiều ngân hàng đã mở thêm các chi nhánh đặt trong các cửa hàng, một số khác thì liên kết với hệ thống buu điện, hợp tác với các hãng bán lẻ lớn và các hiệu thuốc. Các trung tâm giao dịch nông thôn cũng đuợc thiết lập để hỗ trợ nguời dân vùng nông thôn. Với những thay đổi trên, đến nay các kênh phân phối điện tử đuợc sử dụng rất rộng rãi tại Úc, góp phần gia tăng tiện ích cho khách hàng và đua hệ thống ngân hàng Úc phát triển mạnh.
Ở khu vực Châu Á - Thái Bình Duơng, Singapore và Hong Kong đã phát triển các dịch vụ Ngân hàng điện tử từ rất sớm. Tại Hong Kong, dịch vụ Ngân hàng điện tử có từ năm 1990, còn các Ngân hàng ở Singapore cung cấp dịch vụ Ngân hàng qua Internet từ năm 1997. Hiện nay, dịch vụ Ngân hàng điện tử đã đuợc sử dụng ở nhiều nuớc trên thế giới và số luợng nguời sử dụng các loại dịch vụ này cũng tăng mạnh qua các năm.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng thương mại cổ phần Công ThươngViệt Nam Việt Nam
Thông qua kinh nghiệm ứng dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng ở Mỹ, ÚC và một số nước khác bài học rút ra đối với các ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói riêng là:
Để đẩy mạnh và đưa dịch vụ ngân hàng điện tử tiếp cận đến nhiều thành phần dân cư, các ngân hàng có thể chủ động hạn chế mở rộng mạng lưới chi nhánh (khác với tình thế bị động của các ngân hàng Úc), từ đó đưa dịch vụ ngân hàng điện tử tiếp cận đến khách hàng nhiều hơn cũng như góp phần làm giảm chi phí hoạt động và nâng cao tính cạnh tranh của dịch vụ.
Ngân hàng cần khắc phục thói quen người dùng Việt Nam vẫn chuộng thanh toán bằng tiền mặt: Khách hàng ngần ngại sử dụng dịch vụ NHĐT nhất là Internet Banking vì họ e ngại hoặc cho rằng dịch vụ này không an toàn, chắc chắn. Đây là khó khăn gặp phải của khá nhiều ngân hàng khi thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ. Ngoài ra, nhu cầu thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng đối với các dịch vụ ngân hàng truyền thống khó có sự thay đổi. Do một thời gian dài quen với các dịch vụ ngân hàng truyền thống, cách giao dịch truyền thống tại quầy, thêm nữa mức độ hiểu biết về các ứng dụng của công nghệ thông tin trong các tầng lớp dân cư không phải ai cũng giống nhau nên phần đông khách hàng ở nông thôn và ở độ tuổi trung niên thường có tâm lý e dè khi tiếp xúc với các dịch vụ ngân hàng điện tử. Do vậy các NHTM cần tìm cách quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu các dịch vụ ngân hàng điện tử tới khách hàng để họ có thể hiểu quy trình cũng như các tiện ích do các dịch vụ này mang lại, từ đó sẽ thay đổi nhận thức và sẽ tin dùng dịch vụ ngân hàng điện tử
Đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin cho khách hàng: Một đặc điểm rất quan trọng trong bất kỳ giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động NHĐT nào là phải đảm bảo tính xác thực và an toàn trong giao dịch. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và với sự tiến bộ của công nghệ, ngân hàng có thể lựa chọn các giải pháp bảo mật khác nhau.
Trình độ phát triển công nghệ và cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động ngân
34
hàng điện tử.
Để có thể cạnh tranh với các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài, ngân hàng phải không ngừng nỗ lực trong việc cung cấp các dịch vụ mới, cải tiến dịch vụ hiện hữu và nâng cao chất lượng dịch vụ NHĐT. Khi cung cấp các dịch vụ mới ngân hàng phải hướng sự tham gia của khách hàng, đặt khách hàng ở vị trí trung tâm của mọi dịch vụ.
Ngoài ra, ngân hàng phải tích cực trong việc đầu tư cho nghiên cứu phát triển và cho nguồn nhân lực
TÓM TẮT CHƯƠNG I
Trong những năm gần đây, dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng và sự phát triển nhanh chóng của CNTT, các NHTM Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào khai thác thị trường NHĐT. Các ngân hàng đang chạy đua nhau đẩy mạnh hiệu quả hoạt động, cả về quy mô phát triển, tiềm lực về vốn, bề rộng hệ thống mạng lưới, cũng như chiều sâu công nghệ để tạo lập cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển hoạt động NHĐT nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Trong chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động NHĐT, hiệu quả hoạt động NHĐT của các NHTM, trong đó nhấn mạnh về đặc điểm, vai trò quan trọng của NHĐT, các tiêu chí đánh giá cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động NHĐT. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định sự cần thiết và tính tất yếu của việc phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động NHĐT tại các NHTM của Việt Nam trong thời gian tới.
Cùng với những vấn đề mang tính lý luận, chương 1 của luận văn cũng đã đề cập, phân tích kinh nghiệm về phát triển, nâng cao hiệu quả NHĐT của một số NHTM trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho NHTMCP Công Thương Việt Nam.
Những cơ sở lý luận trên là tiền đề quan trọng để đi sâu vào việc phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động NHĐT và định hướng phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động NHĐT tại NHTMCP Công thương Việt Nam (VietinBank).
36
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Tên tiếng Anh: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade Vốn chủ sở hữu: 60.399.430.000.000 đồng (tại thời điểm 31/12/2016)
Hội sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, Việt Nam
Hoạt động chính của NHTMCP Công thương Việt Nam là thực hiện các giao dịch ngân hàng gồm: Huy động và nhận tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân; cho vay đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng;
thanh toán giữa các tổ chức và cá nhân; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài
trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác và
các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam với tầm nhìn: “Trở thành Ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn nhất, hiệu quả hoạt động hàng đầu Ngành Ngân hàng Việt Nam. Hướng tới trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, đa năng, theo chuẩn quốc tế.”.
Có thể tóm lược quá trình hình thành và phát triển của VietinBank như sau:
❖ Giai đoạn đầu 1988 -1990: Tháng 7/1988 VietinBank được thành lập và đi vào hoạt động trên cơ sở tách ra từ một bộ phận của NHNN. Bộ máy chủ yếu gồm Vụ Tín dụng Công nghiệp và Vụ Tín dụng thương nghiệp, các chi nhánh được lập ra trên cơ sở Phòng Tín dụng Công thương nghiệp - NHNN tỉnh, thành phố và một số chi nhánh NHNN quận, thị xã, huyện nơi có kinh tế công thương nghiệp, dịch vụ phát triển.
❖ Giai đoạn 1991 - 1996: Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định 402/QĐ thành lập lại VietinBank, khẳng định VietinBank là một NHTM có các thành viên và các chi nhánh hạch toán phụ thuộc, một pháp nhân
3 9
2. Vốn chủ sở hữu 56.11
0
60.399 63.765 67.455
hạch toán kinh tế độc lập. Theo đó, công tác quản trị và điều hành của VietinBank đuợc đổi mới theo huớng: thực hiện vai trò quản lý điều hành tập trung của Hội sở chính, đồng thời phát huy vai trò chủ động của chi nhánh trong khuôn khổ phân cấp, uỷ quyền của HĐQT.
❖ Giai đoạn từ 1996 đến tháng 12/2008: VietinBank đuợc tổ chức lại theo mô hình Tổng công ty nhà nuớc theo Quyết định 285/QĐ- NH5 ngày 21/09/1996 của Thống đốc NHNN. Từ năm 2001, VietinBank tiếp tục đổi mới toàn diện hoạt động kinh doanh, tổ chức quản lý, quy trình nghiệp vụ hiện đại hoá ngân hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ theo đề án cơ cấu lại VietinBank đuợc Chính phủ phê duyệt.
❖ Giai đoạn từ tháng 12/2008 đến nay: Đây là giai đoạn gắn với việc tái cấu trúc toàn diện hoạt động của VietinBank, khởi đầu là hoạt động IPO thành công 4% vốn điều lệ tại Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh với tổng số luợng cổ phần phát hành là 53,6 triệu cổ phần. Đi cùng với chuyển đổi mô hình là buớc chuyển của nguồn lực tài chính, năng lực quản trị, hiệu quả kinh doanh, tính minh bạch và văn hóa doanh nghiệp.
Nhu vậy, kể từ khi hình thành và phát triển (năm 1988) đến nay, VietinBank đã đánh dấu quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình mới hiện đại bao gồm khối bán lẻ, bán buôn, hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp theo từng nhóm khách hàng... tạo tiền đề cho việc phát triển thành tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng.
2.1.2. Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
❖ Mô hình tổ chức:
Tổ chức của VietinBank là một thể thống nhất gồm Trụ sở chính tại Hà Nội, 03 văn phòng đại diện; 155 chi nhánh cấp 1 với trên 1.000 đơn vị mạng luới tại 63 tỉnh thành phố trong cả nuớc; 02 chi nhánh ở nuớc ngoài; 7 Công ty hạch toán độc lập và 01 ngân hàng con là Ngân hàng TNHH Công thuơng Việt Nam tại Lào.
❖ Quản trị điều hành:
Bộ máy quản trị điều hành hoạt động kinh doanh của VietinBank đuợc tổ chức theo mô hình công ty cổ phần, do nhà nuớc nắm cổ phần chi phối và đang đuợc tiếp tục đổi mới theo mô hình tập đoàn tài chính phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. (Chi tiết tại Phụ lục 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của VietinBank)
2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công thương Việt Nam giai đoạn 2015 — 2018
Trải qua 30 năm xây dựng, phát triển đến nay, VietinBank đã vuợt qua rất nhiều
khó khăn thử thách, luôn tiên phong trong cơ chế thị truờng, không ngừng phấn đấu vuơn lên, khẳng định đuợc vị trí là một NHTM lớn, chủ lực, hàng đầu ở Việt Nam, góp phần thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia, thúc đẩy tăng truởng kinh tế thời kỳ đổi mới, phục vụ đắc lực và nâng cao năng lực SXKD, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, tăng xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo huớng tích cực, thực hiện CNH, HĐH đất nuớc. VietinBank có tốc độ phát triển lớn: Quy mô tài sản Nợ, tài sản Có và các nghiệp vụ có mức tăng truởng nhanh, đáp ứng yêu cầu phục vụ tích cực có hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp và dân cu.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh VietinBank giai đoạn 2015-2018