Thông qua kinh nghiệm ứng dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng ở Mỹ, ÚC và một số nước khác bài học rút ra đối với các ngân hàng Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói riêng là:
Để đẩy mạnh và đưa dịch vụ ngân hàng điện tử tiếp cận đến nhiều thành phần dân cư, các ngân hàng có thể chủ động hạn chế mở rộng mạng lưới chi nhánh (khác với tình thế bị động của các ngân hàng Úc), từ đó đưa dịch vụ ngân hàng điện tử tiếp cận đến khách hàng nhiều hơn cũng như góp phần làm giảm chi phí hoạt động và nâng cao tính cạnh tranh của dịch vụ.
Ngân hàng cần khắc phục thói quen người dùng Việt Nam vẫn chuộng thanh toán bằng tiền mặt: Khách hàng ngần ngại sử dụng dịch vụ NHĐT nhất là Internet Banking vì họ e ngại hoặc cho rằng dịch vụ này không an toàn, chắc chắn. Đây là khó khăn gặp phải của khá nhiều ngân hàng khi thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ. Ngoài ra, nhu cầu thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng đối với các dịch vụ ngân hàng truyền thống khó có sự thay đổi. Do một thời gian dài quen với các dịch vụ ngân hàng truyền thống, cách giao dịch truyền thống tại quầy, thêm nữa mức độ hiểu biết về các ứng dụng của công nghệ thông tin trong các tầng lớp dân cư không phải ai cũng giống nhau nên phần đông khách hàng ở nông thôn và ở độ tuổi trung niên thường có tâm lý e dè khi tiếp xúc với các dịch vụ ngân hàng điện tử. Do vậy các NHTM cần tìm cách quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu các dịch vụ ngân hàng điện tử tới khách hàng để họ có thể hiểu quy trình cũng như các tiện ích do các dịch vụ này mang lại, từ đó sẽ thay đổi nhận thức và sẽ tin dùng dịch vụ ngân hàng điện tử
Đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin cho khách hàng: Một đặc điểm rất quan trọng trong bất kỳ giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động NHĐT nào là phải đảm bảo tính xác thực và an toàn trong giao dịch. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và với sự tiến bộ của công nghệ, ngân hàng có thể lựa chọn các giải pháp bảo mật khác nhau.
Trình độ phát triển công nghệ và cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động ngân
34
hàng điện tử.
Để có thể cạnh tranh với các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài, ngân hàng phải không ngừng nỗ lực trong việc cung cấp các dịch vụ mới, cải tiến dịch vụ hiện hữu và nâng cao chất lượng dịch vụ NHĐT. Khi cung cấp các dịch vụ mới ngân hàng phải hướng sự tham gia của khách hàng, đặt khách hàng ở vị trí trung tâm của mọi dịch vụ.
Ngoài ra, ngân hàng phải tích cực trong việc đầu tư cho nghiên cứu phát triển và cho nguồn nhân lực
TÓM TẮT CHƯƠNG I
Trong những năm gần đây, dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng và sự phát triển nhanh chóng của CNTT, các NHTM Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào khai thác thị trường NHĐT. Các ngân hàng đang chạy đua nhau đẩy mạnh hiệu quả hoạt động, cả về quy mô phát triển, tiềm lực về vốn, bề rộng hệ thống mạng lưới, cũng như chiều sâu công nghệ để tạo lập cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển hoạt động NHĐT nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Trong chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động NHĐT, hiệu quả hoạt động NHĐT của các NHTM, trong đó nhấn mạnh về đặc điểm, vai trò quan trọng của NHĐT, các tiêu chí đánh giá cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động NHĐT. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định sự cần thiết và tính tất yếu của việc phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động NHĐT tại các NHTM của Việt Nam trong thời gian tới.
Cùng với những vấn đề mang tính lý luận, chương 1 của luận văn cũng đã đề cập, phân tích kinh nghiệm về phát triển, nâng cao hiệu quả NHĐT của một số NHTM trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho NHTMCP Công Thương Việt Nam.
Những cơ sở lý luận trên là tiền đề quan trọng để đi sâu vào việc phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động NHĐT và định hướng phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động NHĐT tại NHTMCP Công thương Việt Nam (VietinBank).
36
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Tên tiếng Anh: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade Vốn chủ sở hữu: 60.399.430.000.000 đồng (tại thời điểm 31/12/2016)
Hội sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, Việt Nam
Hoạt động chính của NHTMCP Công thương Việt Nam là thực hiện các giao dịch ngân hàng gồm: Huy động và nhận tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân; cho vay đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng;
thanh toán giữa các tổ chức và cá nhân; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài
trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác và
các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam với tầm nhìn: “Trở thành Ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn nhất, hiệu quả hoạt động hàng đầu Ngành Ngân hàng Việt Nam. Hướng tới trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, đa năng, theo chuẩn quốc tế.”.
Có thể tóm lược quá trình hình thành và phát triển của VietinBank như sau:
❖ Giai đoạn đầu 1988 -1990: Tháng 7/1988 VietinBank được thành lập và đi vào hoạt động trên cơ sở tách ra từ một bộ phận của NHNN. Bộ máy chủ yếu gồm Vụ Tín dụng Công nghiệp và Vụ Tín dụng thương nghiệp, các chi nhánh được lập ra trên cơ sở Phòng Tín dụng Công thương nghiệp - NHNN tỉnh, thành phố và một số chi nhánh NHNN quận, thị xã, huyện nơi có kinh tế công thương nghiệp, dịch vụ phát triển.
❖ Giai đoạn 1991 - 1996: Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định 402/QĐ thành lập lại VietinBank, khẳng định VietinBank là một NHTM có các thành viên và các chi nhánh hạch toán phụ thuộc, một pháp nhân
3 9
2. Vốn chủ sở hữu 56.11
0
60.399 63.765 67.455
hạch toán kinh tế độc lập. Theo đó, công tác quản trị và điều hành của VietinBank đuợc đổi mới theo huớng: thực hiện vai trò quản lý điều hành tập trung của Hội sở chính, đồng thời phát huy vai trò chủ động của chi nhánh trong khuôn khổ phân cấp, uỷ quyền của HĐQT.
❖ Giai đoạn từ 1996 đến tháng 12/2008: VietinBank đuợc tổ chức lại theo mô hình Tổng công ty nhà nuớc theo Quyết định 285/QĐ- NH5 ngày 21/09/1996 của Thống đốc NHNN. Từ năm 2001, VietinBank tiếp tục đổi mới toàn diện hoạt động kinh doanh, tổ chức quản lý, quy trình nghiệp vụ hiện đại hoá ngân hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ theo đề án cơ cấu lại VietinBank đuợc Chính phủ phê duyệt.
❖ Giai đoạn từ tháng 12/2008 đến nay: Đây là giai đoạn gắn với việc tái cấu trúc toàn diện hoạt động của VietinBank, khởi đầu là hoạt động IPO thành công 4% vốn điều lệ tại Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh với tổng số luợng cổ phần phát hành là 53,6 triệu cổ phần. Đi cùng với chuyển đổi mô hình là buớc chuyển của nguồn lực tài chính, năng lực quản trị, hiệu quả kinh doanh, tính minh bạch và văn hóa doanh nghiệp.
Nhu vậy, kể từ khi hình thành và phát triển (năm 1988) đến nay, VietinBank đã đánh dấu quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình mới hiện đại bao gồm khối bán lẻ, bán buôn, hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp theo từng nhóm khách hàng... tạo tiền đề cho việc phát triển thành tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng.
2.1.2. Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
❖ Mô hình tổ chức:
Tổ chức của VietinBank là một thể thống nhất gồm Trụ sở chính tại Hà Nội, 03 văn phòng đại diện; 155 chi nhánh cấp 1 với trên 1.000 đơn vị mạng luới tại 63 tỉnh thành phố trong cả nuớc; 02 chi nhánh ở nuớc ngoài; 7 Công ty hạch toán độc lập và 01 ngân hàng con là Ngân hàng TNHH Công thuơng Việt Nam tại Lào.
❖ Quản trị điều hành:
Bộ máy quản trị điều hành hoạt động kinh doanh của VietinBank đuợc tổ chức theo mô hình công ty cổ phần, do nhà nuớc nắm cổ phần chi phối và đang đuợc tiếp tục đổi mới theo mô hình tập đoàn tài chính phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. (Chi tiết tại Phụ lục 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của VietinBank)
2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công thương Việt Nam giai đoạn 2015 — 2018
Trải qua 30 năm xây dựng, phát triển đến nay, VietinBank đã vuợt qua rất nhiều
khó khăn thử thách, luôn tiên phong trong cơ chế thị truờng, không ngừng phấn đấu vuơn lên, khẳng định đuợc vị trí là một NHTM lớn, chủ lực, hàng đầu ở Việt Nam, góp phần thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia, thúc đẩy tăng truởng kinh tế thời kỳ đổi mới, phục vụ đắc lực và nâng cao năng lực SXKD, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, tăng xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo huớng tích cực, thực hiện CNH, HĐH đất nuớc. VietinBank có tốc độ phát triển lớn: Quy mô tài sản Nợ, tài sản Có và các nghiệp vụ có mức tăng truởng nhanh, đáp ứng yêu cầu phục vụ tích cực có hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp và dân cu.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh VietinBank giai đoạn 2015-2018
3. Vốn điều lệ 37.23 4 37.234 37.234 37.234 4. Nguồn vốn huy động 492.46 0 0 655.06 752.935 6 825.81 5. Du nợ cho vay 591.11 0 706.87 6 837.180 888.21 6 6. Tỷ lệ nợ xấu (%) 0J T 093^ M 3^ 160
7. Lợi nhuận truớc thuế 7.345 8.454 9.206 6.730
8. Lợi nhuận sau thuế 5.717 6.858 7.459 5.416
9. ROA (%) U U 09
0^ 0.60
10. ROE (%) 10,3 11,6 ĨỊ
39
nhận kết quả kinh doanh không khả quan. Mặc dù hầu hết các chỉ tiêu đều có tăng truởng so với năm 2017, nhung không đạt đuơc nhu kỳ vọng và kế hoạch đầu năm đề ra. Tại ĐHCĐ bất thuờng tháng 11/2018, ngân hàng đã điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2018, theo đó giảm kế hoạch lợi nhuận và quy mô tín dụng do việc trích lập dự phòng của một số khoản nợ xấu.
❖Hoạt động huy động vốn
Xác định đuợc tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn, VietinBank đã khai
thác, huy động tối đa các nguồn vốn tiềm tàng trong dân cu và trong các TCKT. Trong những năm qua, VietinBank đã chú trọng đến việc mở rộng mạng luới; khuyến
khích các cá nhân, TCKT mở tài khoản tiền gửi và thực hiện chi trả thông qua tài khoản ngân hàng, áp dụng các chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với thị truờng trong từng thời gian và khung lãi suất của NHNN. Hình thức huy động phong phú, tiết kiệm với các kỳ hạn linh hoạt, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu bằng VNĐ, ngoại tệ... nhờ đó nguồn vốn huy động của VietinBank tăng khá nhanh. Trong giai đoạn 2015 - 2018, nguồn vốn huy động của VietinBank không tăng truởng nhanh nhu các năm truớc đó nhung vẫn duy trì ổn định từ 14% đến 19%/ năm.
Về cơ cấu, nguồn huy động vốn của VietinBank rất đa dạng: huy động tiền gửi từ dân cu và tổ chức kinh tế, vay từ các TCTD khác, phát hành GTCG, vay từ NHNN. Trong đó, chiếm tỉ trọng lớn nhất là tiền gửi của khách hàng, luôn chiếm từ trên 73% - 85% tổng vốn huy động của ngân hàng và tăng dần qua các năm. Tính đến 31/12/2018, tiền gửi của khách hàng tại VietinBank đạt mức 825.816 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm truớc và là nguồn đóng góp chính cho tăng truởng vốn huy động của ngân hàng. Các nguồn vốn khác mặc dù chiếm tỉ trọng không nhiều nhung nhìn chung có sự ổn định qua các năm. Điều đó giúp VietinBank luôn đảm bảo kiểm soát tốt rủi ro thanh khoản, tạo tiền đề cho việc triển khai và hoàn thành tốt các kế hoạch kinh doanh.
So sánh với các ngân hàng khác tại Việt Nam cùng kì năm 2018, VietinBank là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng truởng tiền gửi khách hàng cao nhất trong hệ thống.
❖ Hoạt động tín dụng
Cũng như các NHTM khác, tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho VietinBank. Để khai thác một cách hiệu quả, an toàn nguồn vốn huy động, tạo nguồn thu ổn định, VietinBank cung cấp danh mục các sản phẩm tín dụng khá đa dạng: cho vay ngắn, trung và dài hạn; vay tín chấp hoặc vay có tài sản bảo đảm; vay bằng nhiều đồng tiền khác nhau... VietinBank đã tham gia tài trợ vốn cho nhiều đối tượng khách hàng với mục đích sử dụng vốn khác nhau.
Trong những năm gần đây, VietinBank luôn duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức cao, trung bình khoảng 20%/năm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2018 có xu hướng giảm. Đó là do quy mô tín dụng của ngân hàng ngày càng lớn cũng như định hướng chung của Ngân hàng nhà nước về việc mở rộng tín dụng đi đôi với đảm bảo an toàn, hiệu quả. Nếu xét ở giá trị tuyệt đối thì tăng trưởng tín dụng của VietinBank luôn đạt trung bình trên 100.000 tỉ đồng/năm trong 4 năm gần đây. Tính đến cuối năm 2018, tổng dư nợ cho vay của VietinBank đạt mức 888.216 tỉ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn mức trung bình ngành.
Phân tích cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn tại VietinBank cho thấy dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng đáng kể, chiếm khoảng 55% - 60% trên tổng dư nợ cho vay và có xu hướng tăng đều qua các năm. Tính đến cuối năm 2018, dư nợ ngắn hạn tăng 20% so với năm trước và chiếm tới 56,77% tổng dư nợ toàn ngân hàng.
Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, lĩnh vực tài chính - ngân hàng có mức độ cạnh tranh lớn như hiện nay, kết quả VietinBank đã đạt được là một thành công lớn. Tỉ lệ nợ xấu của VietinBank duy trì ở mức 1% đến 1,1%, thấp hơn tỉ lệ chung toàn ngành. VietinBank đã áp dụng việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro theo thông lệ quốc tế, điều đó tạo tính chủ động và an toàn cao trong hoạt động kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế.
❖ Các hoạt động khác
- Hoạt động bảo lãnh: VietinBank hiện đang cung cấp các dịch vụ bảo lãnh đa dạng như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán. mang lại nguồn thu ổn định cho ngân hàng.
41
- Dịch vụ thanh toán: Trong những năm qua, VietinBank đã đạt được những kết quả tốt trong việc thực hiện dịch vụ thanh toán cả trong nước và quốc tế. Doanh số thanh toán giai đoạn 2015 - 2018 tăng khá nhanh mang lại nguồn thu phí dịch vụ chiếm khoảng 60% - 70% tổng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ.
- Các hoạt động dịch vụ khác: Thông qua các đơn vị thành viên, VietinBank hiện cũng đang cung cấp nhiều dịch vụ tài chính và phi tài chính khác. Các mảng hoạt động này góp phần đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đa dạng hóa