Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 47 - 48)

2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam Tên tiếng Anh: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade Vốn chủ sở hữu: 60.399.430.000.000 đồng (tại thời điểm 31/12/2016)

Hội sở chính: 108 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, Việt Nam

Hoạt động chính của NHTMCP Công thương Việt Nam là thực hiện các giao dịch ngân hàng gồm: Huy động và nhận tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân; cho vay đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng;

thanh toán giữa các tổ chức và cá nhân; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài

trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác và

các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam với tầm nhìn: “Trở thành Ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn nhất, hiệu quả hoạt động hàng đầu Ngành Ngân hàng Việt Nam. Hướng tới trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, đa năng, theo chuẩn quốc tế.”.

Có thể tóm lược quá trình hình thành và phát triển của VietinBank như sau:

Giai đoạn đầu 1988 -1990: Tháng 7/1988 VietinBank được thành lập và đi vào hoạt động trên cơ sở tách ra từ một bộ phận của NHNN. Bộ máy chủ yếu gồm Vụ Tín dụng Công nghiệp và Vụ Tín dụng thương nghiệp, các chi nhánh được lập ra trên cơ sở Phòng Tín dụng Công thương nghiệp - NHNN tỉnh, thành phố và một số chi nhánh NHNN quận, thị xã, huyện nơi có kinh tế công thương nghiệp, dịch vụ phát triển.

Giai đoạn 1991 - 1996: Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định 402/QĐ thành lập lại VietinBank, khẳng định VietinBank là một NHTM có các thành viên và các chi nhánh hạch toán phụ thuộc, một pháp nhân

3 9

2. Vốn chủ sở hữu 56.11

0

60.399 63.765 67.455

hạch toán kinh tế độc lập. Theo đó, công tác quản trị và điều hành của VietinBank đuợc đổi mới theo huớng: thực hiện vai trò quản lý điều hành tập trung của Hội sở chính, đồng thời phát huy vai trò chủ động của chi nhánh trong khuôn khổ phân cấp, uỷ quyền của HĐQT.

Giai đoạn từ 1996 đến tháng 12/2008: VietinBank đuợc tổ chức lại theo mô hình Tổng công ty nhà nuớc theo Quyết định 285/QĐ- NH5 ngày 21/09/1996 của Thống đốc NHNN. Từ năm 2001, VietinBank tiếp tục đổi mới toàn diện hoạt động kinh doanh, tổ chức quản lý, quy trình nghiệp vụ hiện đại hoá ngân hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ theo đề án cơ cấu lại VietinBank đuợc Chính phủ phê duyệt.

Giai đoạn từ tháng 12/2008 đến nay: Đây là giai đoạn gắn với việc tái cấu trúc toàn diện hoạt động của VietinBank, khởi đầu là hoạt động IPO thành công 4% vốn điều lệ tại Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh với tổng số luợng cổ phần phát hành là 53,6 triệu cổ phần. Đi cùng với chuyển đổi mô hình là buớc chuyển của nguồn lực tài chính, năng lực quản trị, hiệu quả kinh doanh, tính minh bạch và văn hóa doanh nghiệp.

Nhu vậy, kể từ khi hình thành và phát triển (năm 1988) đến nay, VietinBank đã đánh dấu quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình mới hiện đại bao gồm khối bán lẻ, bán buôn, hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp theo từng nhóm khách hàng... tạo tiền đề cho việc phát triển thành tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỎ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w